Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bản đẹp 2 cột (Chuẩn kiến thức)

I) Mục tiêubài học: Giúp học sinh:

1) Kiến thức: Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì; ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.

2 Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi cả bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động. để trở thành người tốt.

3) Thái độ: Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

II) Chuẩn bị:

1) Giáo viên: SGK, SGV. Bảng phụ.

 Tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học.

2) Học sinh: SGK, giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm.

 

III) Hoạt đông dạy và học:

1, ôn định tổ chức:(1p)

6A2:

 

6B2:

2) Kiểm tra: (4p')

- Sức khoẻ có vai trò quan trọng như thế nào ? Nhờ có sức khoẻ giúp chúng ta làm được gì ?

- Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân ?

3) Bài mới

* Giới thiệu bài: “Nhà cô Mai có 2 em trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà do ba mẹ con cô tự xoay sở. Hai con trai cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi”.

 Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai ? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào ? Ý nghĩa gì ? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.

 

doc141 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bản đẹp 2 cột (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn. -> Đại diện nhóm trả lời. -> Nhận xét, bổ sung. GV chốt lại. I) Quyền trẻ em : 1) Quyền học tập: - Trẻ em từ 6 -> 14 tuổi có nghĩa vụ phải bắt buộc hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. - Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2) Nghĩa vụ học tập: - Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện. - Luật pháp nước ta quy định về học tập cho mọi người. Trong đó từ độ tuổi 6 tuổi trở đi. - Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình. II) Thực hiện luật lệ an toàn giao thông : 1) Hệ thống an toàn giao thông : - Tín hiệu bằng biển báo. - Tín hiệu bằng cọc tiêu. - Tín hiệu bằng dải phân cách. - Tín hiệu bằng vạch kẻ đường. - Tín hiệu bằng tay của cảnh sát giao thông. 2) Trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông : III) Quyền của công dân : 1) Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm : 2) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: 3) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín : c) Củng cố: (3') - Nhắc lại nội dung bài học đã ôn. - Tìm hiểu thêm những nội dung của các điều trong Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Ôn lại các nội dung đã học (các bài có liên quan đến pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân). - Ôn tập thật kỹ để chuẩn bị cho thi chất lượng học kỳ II. Ngày giảng: 14 / 5 / 2009 – Lớp 6 A,B. Tiết 35: thi kiểm tra chất lượng học kỳ II. (Theo đề chung của trường) Ngày dạy:........................... Tiết 32: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học. I) Mục tiêu: Giúp học sinh: 1) Kiến thức: - Học sinh nắm được những nội dung về vấn đề đạo đức, pháp luật của địa phương – Có khái niệm về đạo đức và pháp luật. - Phân biệt được đạo đức và pháp luật. Tìm hiểu và làm quen với những vấn đề có liên quan đến địa phương. 2) Kỹ năng: Biết lên án, phê phán những hành vi trái với đạo đức và những hành vi vi phạm pháp luật. 3) Thái độ: Có ý thức chấp hành pháp luật ở địa phương mình, có thòi quen rèn luyện đạo đức. II) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: SGK, SGV. 2) Học sinh: Phiếu học tập. III)Hoạt động dạy và học: 1) ổn định tổ chức:(1') 6A:.............................................................. 6B:.............................................................. 2) Kiểm tra: ( kết hợp trong giờ) 3) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: (18') GV: Theo em, đạo đức là gì ? GV: Trong học kỳ I chúng ta đã được học những phẩm chất đạo đức nào ? GV: Cho HS nêu lại nội dung các bài đã học trong học kỳ I và thực hành theo các hình thức : HS: Trò trơi tiếp sức. (Siêng năng, kiên trì. Lễ độ. Biết ơn. Lịch sự, tế nhị ) GV: Em hãy lấy ví dụ về những cử chỉ, hành vi thể hiện đạo đức tốt ở lớp em ? GV: Nêu những hành vi đạo đức chưa tốt mà em gặp ở lớp ? HS-> Trình bày ý kiến. GV: Phân tích cho HS thấy cái chưa tốt, hướng cho HS tránh và khắc phục. GV: Nơi em ở có những biểu hiện nào tốt, biểu hiện nào chưa tốt về mặt đạo đức ? HS: Thảo luận nhóm (4 nhóm) -> Cử đại diện lên trình bày. -> Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV: Nêu những gương người tốt, việc tốt ở lớp, trường và ở xóm, tổ , thôn, ở nước ta? Việc làm tốt của họ là gì? GV: Muốn trở thành người có đạo đức, phẩm chất tốt em phải rèn luyện và tu dưỡng như thế nào ? GV: Hướng dẫn cho HS thấy cần phải rèn luyện – tu dưỡng ở trường, ở nhà và ngoài xã hội. * Hoạt động 2: (7') GV: Em hiểu như thế nào về khái niệm pháp luật ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Cho HS nêu lại các bài đã học trong học kỳ II và thực hiện theo các hình thức sau : HS: Trò trơi tiếp sức. GV: Em hãy nêu một số văn bản có liên quan đến pháp luật đã được học ? HS:Công ước LHQ.....An toàn giao thông. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, chỗ ở; an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín . GV : Em hãy nêu một số hành vi vi phạm quyền mà em đã được học ở lớp- trường, gia đình, xã hội? Bản thân em cần phải làm gì? GV: Em có nhận xét gì về ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông ở địa phương mình? HS: Nhìn chung mọi người dân đều có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông. GV: Hiện nay hệ thống đường giao thông ở thôn ,xóm có gì thay đổi ? HS: Tất cả các đoạn đường trong thôn , xóm đều được giải bê tông theo phương thức nhân dân làm nhà nước hỗ trợ. GV: Em cho biết các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn địa phương mình ? HS: (Thống kê -> viết ra phiếu học tâp -> trình bày.) GV: Hãy nêu những hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông xung quanh em ? HS: Trao đổi thảo luận nhóm. -> Cử đại diện trình bày. -> Nhận xét, bổ sung. GV chốt lại : (Nếu cần) GV: Để thực hiện đúng trật tự an toàn giao thông, theo em, mỗi cá nhân và gia đình cần phải làm gì ? GV: Khi đi học cũng như khi đi học về em đã thực hiện tốt luật an toàn giao thông chưa ? HS: Suy nghĩ trả lời. I) Đạo đức : 1) Khái niệm: - Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người trong cư xử, trong giao tiếp hàng ngay của cuộc sống. 2) Thực hành các nội dung đã học : - Biết ơn. - Lễ độ. - Sống chan hoà với mọi người. - Lịch sự, tế nhị. Ví dụ : Lời nói nhẹ nhàng, cư xử tế nhị, thái độ vui vẻ, lễ phép với cô giáo, chan hoà với bạn 3) Gương người tốt, việc tốt : 4) Liên hệ bản thân: - Học tập tốt, rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức đã học ..... II) Pháp luật : 1) Khái niệm: Pháp luật là những nội dung có tính thống nhất được áp dụng trong cả nước, bắt buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành. 2) Thực hành các nội dung đã học : - Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. 3) Tình hình thực hiện an toàn giao thông trên địa bàn xã An Tường -ý thức chấp hành luật an toàn giao thông tương đối tôt. - Hệ thống đường giao thông thôn , xóm được nâng cấp - Phải tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông . 4) Củng cố: (3') - Tìm hiểu những gương người tốt việc tốt của các bạn trong trường, lớp, nơi em ở ? - Nêu những biểu hiện chưa tốt ở một số bạn -> Em sẽ giúp đỡ bạn đó như thế nào ? 5) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Xem lại các bài đã học trong học kỳ II. - Tìm hiểu ATGT đường bộ chuẩn bị giờ sau thực hành ngoại khoá. Ngày dạy:........................... Tiết 33: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học. (Tiếp) 1) Mục tiêu: Giúp học sinh: a) Kiến thức: - Học sinh nắm được những nội dung về pháp luật của địa phương. - Tìm hiểu và làm quen với những vấn đề có liên quan đến địa phương. b) Kỹ năng: Biết lên án, phê phán những hành vi trái với các quy định của pháp luật trên mọi lĩnh vực. c) Thái độ: Có ý thức chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương. 2) Chuẩn bị: a) Giáo viên: Hiến pháp năm 1992. Luật an toàn giao thông. b) Học sinh: SGK. 3) Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra: Không b) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: (7') GV: Em hiểu như thế nào về khái niệm pháp luật ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Em hãy nêu một số ví dụ về các văn bản có liên quan đến pháp luật đã được học ? HS: Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, chỗ ở; an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín . * Hoạt động 2: (10') GV: Em có nhận xét gì về ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông ở địa phương mình? HS: GV: Hiện nay hệ thống đường giao thông ở phường có gì thay đổi ? HS: GV: Em cho biết các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn phường mình ? HS: (Thống kê -> viết ra phiếu học tâp -> trình bày.) GV: Hãy nêu những hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông xung quanh em ? HS: Trao đổi thảo luận nhóm. -> Cử đại diện trình bày. -> Nhận xét, bổ sung. GV chốt lại : (Nếu cần) GV: Để thực hiện đúng trật tự an toàn giao thông, theo em, mỗi cá nhân và gia đình cần phải làm gì ? HS: GV: Khi đi học cũng như khi đi học về em đã thực hiện tốt luật an toàn giao thông chưa ? HS: Suy nghĩ trả lời. * Hoạt động 3: (10’) GV: Tệ nạn xã hội mà chúng ta đang phải phòng chống bao gồm những gì ? HS: GV: Nhà trường thường xuyên phát động thi đua “tìm địa chỉ đen”, em và các bạn em đã tham gia như thế nào ? Hãy nêu những bạn còn hút thuốc lá mà em biết ? HS: Suy nghĩ trả lời. Nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. GV: ở địa phương em, đã có những biện pháp gì để góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội ? HS: Suy nghĩ trả lời. (- Hòm thư tố giác tội phạm. - Vận động những gia đình có con em nghiện ma tuý đi cai nghiện. ....) * Hoạt động 4: ( 15’) GV: Cho HS nêu lại các bài đã học trong học kỳ II và thực hiện theo các hình thức sau : HS: Trò trơi tiếp sức. Đóng vai theo những tình huống trong các bài đã học. 1) Pháp luật : a) Khái niệm: Pháp luật là những nội dung có tính thống nhất được áp dụng trong cả nước, bắt buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành. - Ví dụ : Luật an toàn giao thông. Luật phòng chống các tệ nạn xã hội. 2) Tình hình thực hiện an toàn giao thông trên địa bàn Phường Hưng Thành : - Mọi người dân đều có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông. - Hệ thống đường giao thông: Tất cả các đoạn đường trong phường đều được giải bê tông theo phương thức nhân dân làm nhà nước hỗ trợ. => Phải tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông : Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường 3) Phòng chống các tệ nạn xã hội : - Tệ nạn hút, hít ma tuý. - Cờ bạc. - Tệ nạn mại dâm. 4) Thực hành các nội dung đã học : - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. c) Củng cố: (2') - Những ưu, nhược điểm về việc chấp hành pháp luật ở địa phương. - Mỗi cá nhân học sinh cần thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông. - Cần phòng chống các tệ nạn xã hội thật chặt chẽ. d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (1') - Học bài. - Tìm hiểu, theo dõi, phát hiện các hành vi chưa chấp hành tốt pháp luật của mọi người ở nơi mình ở.

File đính kèm:

  • docdia li.doc