Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 13 (2 tiết): Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trường Trương Quang Trọng

I- Mục tiêu bài:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : Công dân là người của một nước, mang quốc tịch của nước đó: CD Việt Nam là người có quốc tịch VN.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt CD nước CHXHCN Việt Nam với CD nước khác.

- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước, thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ CD.

3. Thái độ:

- Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam.

- Mong muốn được góp phần xây dựng Nhà nước và xã hội.

II- Tài liệu và phương tiện:

- Hiến pháp 1992 (Chương V: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).

- Luật quốc tịch ( 1998- điều 4).

- Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.

- Câu chuyện về danh nhân văn hóa.

- Thành tích học tập thể thao của HS Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 13 (2 tiết): Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trường Trương Quang Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 10/2/09 Bài 13(2 tiết): CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I- Mục tiêu bài: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : Công dân là người của một nước, mang quốc tịch của nước đó: CD Việt Nam là người có quốc tịch VN. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt CD nước CHXHCN Việt Nam với CD nước khác. - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước, thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ CD. 3. Thái độ: - Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam. - Mong muốn được góp phần xây dựng Nhà nước và xã hội. II- Tài liệu và phương tiện: - Hiến pháp 1992 (Chương V: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). - Luật quốc tịch ( 1998- điều 4). - Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. - Câu chuyện về danh nhân văn hóa. - Thành tích học tập thể thao của HS Việt Nam. III- Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS cùng một lúc: +HS1: Làm BT (a- sgk tr 38) trên bảng. + HS2: Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống mỗi trẻ em? (sgk-37) Trẻ em (Trong phạm vi Công ước của LHQ thì trẻ em: là người dưới 18 tuổi – Còn theo luật pháp Việt Nam: trẻ em là công dân dưới 16 tuổi – SGV-64) 3. Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử: ngay từ buổi đầu dựng nước, ND ta đã phải đấu tranh chống mưu đồ đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc. Ngày nay, chúng ta luôn tự hào: Chúng ta là công dân của nước Cộng hòa XHCN VN. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước CHXHCN VN? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 13: Tg HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HĐ1: P2 đàm thoại → Nhận biết công dân Việt Nam là những ai? H1: Em hiểu thế nào là công dân? * HS đọc tình huống sgk tr 39 và trả lời theo câu hỏi sgk. H2: Công dân Việt Nam là những ai? * GVSD Hiến pháp 1992 – Điều 49 qui định: “CD nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam” : trong tình huống trên, ta chưa xác định chính xác bạn A-li-a nói có đúng không- Song ta có thể nhận biết được CDVN là những ai! → (2) HĐ2: P2 đàm thoại, diễn giải, phân tích → Căn cứ xác định công dân Việt Nam. H3: Căn cứ vào đâu để xác định là công dân Việt Nam? (Luật quốc tịch). * HS đọc Tư liệu tham khảo (sgk-41) * GVSD Luật quốc tịch 1998 (TLCD): nêu căn cứ xác định người có quốc tịch VN. H4: - Vậy, trong tình huống sgk, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? (Đúng- nếu A-li-a có quốc tịch Việt Nam) - Trong các trường hợp sgk tr 39 nêu ra, trường hợp nào trẻ em là CDVN? (Trường hợp 1.4-theo Luật quốc tịch – Còn trường hợp 2.3: đúng khi có quốc tịch VN- theo nguyên tắc Luật quốc tịch). H5: Tóm lại, quyền có quốc tịch qui định như thế nào? (HS sd ý b- sgk tr 41 → Hướng dẫn HS ghi vở. I- Tìm hiểu tình huống: SGK- 39. II- Nội dung bài học: 1/ Nhận biết công dân Việt Nam là những ai? - Công dân là dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. - Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. (Điều 49- Hiến pháp 1992). 2/ Căn cứ xác định công dân Việt Nam? Căn cứ vào Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998: - Ở Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. - “Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam” (Khoản 1- Điều 19- Luật quốc tịch 1998) 4- Luyện tập, củng cố: * HS làm bài tập a.b (sgk- 42). * Trả lời: + BT (a): CD Việt Nam trong trường hợp 2.4.5: - Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam, hay người dưới 18 tuổi họ là công dân Việt Nam vì vẫn có quốc tịch Việt Nam, chỉ khi họ từ bỏ quốc tịch hay bị tước đoạt quốc tịch Việt Nam thì mới không còn là công dân Việt Nam. + BT (b): Hoa là công dân Việt Nam nếu cha mẹ em, hoặc bản thân em đã nhập quốc tịch VN (tự nguyện tuân theo pháp luật VN thì là người VN * GV bổ sung: Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam (TLCD): 5- Hướng dẫn học tập: + Làm bài tập trong sgk- 42. + CD và trẻ em có những quyền và nghĩa vụ gì?. Bổn phận của HS đối với đất nước. Tuần 22 Ngày soạn: 10/2 Bài 13(tt): CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I- Mục tiêu bài: Như tiết 21 II- Tài liệu và phương tiện: Như tiết 21 III- Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS cùng một lúc: + HS1: Làm bài tập (b- sgk tr 42) lên bảng. + HS2: Nêu các căn cứ xác định là công dân Việt Nam? 3. Giới thiệu bài mới: GV sửa bài tập cho HS → Mối quan hệ giữa Nhà nước và CD ra sao? CD có bổn phận gì đối với Nhà nước? → Bài 13 (TT) Tg HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HĐ1: P2 Trò chơi tiếp sức → Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. * Chia lớp làm 4 nhóm, 4 câu hỏi: Nhóm 1: Nêu một số quyền của công dân mà em biết? Nhóm 2: Nêu một số quyền của trẻ em mà em biết? Nhóm 3: Nêu một số nghĩa vụ của công dân mà em biết? Nhóm 4: Nêu một số nghĩa vụ của trẻ em mà em biết? * HS của 4 nhóm lần lượt ghi lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung. * GVSD (TLCD); Quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau. Vậy, quan hệ giữa Nhà nước và CD được thể hiện như thế nào? - ( Thể hiện qua các quyền, nghĩa vụ CD do Nhà nước qui định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Nhà nước bảo đảm và bảo vệ các quyền CD). - GVBS (Điều 51, 75 – Hiến pháp 1992) HĐ2: P2 đàm thoại, diễn giải → Trách nhiệm của công dân đối với đất nước. - Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình? (TLCD) - HS trả lời, lớp nhận xét. GV kết luận, bổ sung → HS ghi vở. * HS đọc truyện Cô gái vàng của thể thao Việt Nam (SGK- 39): Tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thúy Hiền gợi cho em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của HS đối với đất nước? - Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập (thể thao) đã đem lại vính quang cho dân tộc Việt Nam? II- Nội dung bài học: 3/ Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân: - Công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Nhà nước bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo qui định của pháp luật. 4/ Trách nhiệm của công dân đối với đât nước? - Công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Vì có như vậy quyền của công dân mới được đảm bảo. - HS phải xây dựng cho mình một kế hoạch học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. 4- Luyện tập, củng cố: * Tình huống 1: Lớp 6A tổ chức họp để thảo luận về nhiệm vụ của người HS trong nhà trường. Tổ 1 cho rằng học tập là quyền của công dân (vì HS là công dân). Tổ 2 cho rằng học tập là nghĩa vụ của công dân (vì HS là công dân). Tổ 3 cho rằng học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người HS, vì HS là công dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ý kiến của em ở tình huống trên như thế nào? * Trả lời: + Tổ 3 đúng và đầy đủ nhất. + Luật quốc tịch- Điều 4: Quan hệ giữa Nhà nước và công dân: “1- Người có quốc tịch VN là CD nước CHXHCNVN. 2- CDVN được NN CHXHCN VN bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình đối với NN và XH theo qui định của pháp luật”. * Tình huống 2: Hiện nay có một số trẻ em là người Việt Nam. Các em không có bố và không biết bố là công dân nước nào. Từ khi sinh ra các em đều được hưởng mọi chế độ chăm sóc về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hộido Nhà nước qui định, không có sự phân biệt đối xử nào. Nhưng có một số người vẫn hoài nghi , không biết các em có phải là công dân của nước CHXHCNVN không? Có nên hoài nghi như vậy không? Vì sao? * Trả lời: Không nên hoài nghi như vậy. vì: Theo Luật Quốc tịch VN: - Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam (nguyên tắc huyết thống). - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bị bỏ rơi, được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam (nguyên tắc nơi sinh). 5- Hướng dẫn học tập: - Làm hoàn chỉnh các bài tập trong sgk tr 42. - Sưu tầm tranh ảnh, những tấm gương làm rạng danh đất nước trong lịch sử dân tộc và trong thực tế hiện nay. - Đọc trước bài 14, tìm hiểu các loại biển báo giao thông và tình hình vi phạm trật tự giao thông hiện nay ở tỉnh ta.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD6 Bai 13 2 tiet cong dan nuoc CHXHCNVN co TLCD kem theo rieng.doc