Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tuần 14 đến 34 - Vương Thị Huế

 Ông A mất một con trâu và lên báo với công an xã nơi mình cư trú. Ông A khẳng định là ông B là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã ngay lập tức bắt ông B. Vậy việc làm của công an xã có đúng không? Vậy để trả lời câu hỏi này hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu bài 6 tiết 1 để làm sáng tỏ nội dung trên.

docx62 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tuần 14 đến 34 - Vương Thị Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình giúp cho học hiểu được bốn vai trò của nổi bật pháp luật. Giáo viên yêu cầu học đọc phần 1 nhỏ trang 110 đến 111. ? Vậy pháp luật có vai trò gì trong việc đảm bảo hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại? Đối với đơn vị kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phưong pháp đàm thoại. ? Theo em tại sao lại cần phải có điều ước quốc tế? ? Theo em Điều ước quốc tế được kí kết giữa những chủ thể nào? Các loại điều ước quốc tế giáo viên giảng giải cho học sinh nám được từ đó lấy ví dụ về các loại điều ước quốc tế. VD về Hiến chương: Hiến chương lien hợp quốc, Hiến cương ASIAN.. VD Hiệp định: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kì, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN.. VD Hiệp ước: Hiệp ước ĐNA về không có vũ khí hạt nhân, Hiệp ước về biên giới đát liền giữa VN và TQ VD Công ước: Công ước về quyền trẻ em, Công ước về luật biển Để học sinh năm được mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với với pháp luạt quốc gia giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại. Thông thường điều ước quốc tế không có hiệu lực trực tiếp ở các nước thành viên mà phải được chuển hoá thành hệ thống pháp luật quốc gia thông qua các hình thức khác nhau mà mỗi quốc gia tự xác định. ? Vậy theo em điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ như thế nào? 1. Vai trò của pháp luật đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại. - Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp pháp của các quốc gia. - Là cầu nối xích lại gần nhau giữa các nước. - Là cơ sở thực hiện hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước. - Là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới. 2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. a. Khái niệm điều ước quốc tế. * Sự cần thiết phải có điều ước quốc tế. - Để tồn tại và phát triển các quốc gia phải phụ thuộc vào với nhau. - Để hợp hợp tác các nước đàm phám và đi đến kí kết văn bản pháp lý, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi nước. * Khái niệm điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quộc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa hộ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế. * Điều ước quốc tế được kí kết giữa các chủ thể sau + Giữa các quốc gia với nhau + Giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế + Giữa tổ chức quốc tế với nhau * Các loại điều ước quốc tế. - Hiến chương: là văn bản pháp luật quốc tế có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật của một tổ chức quốc tế. - Hiệp định: là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia kí kết với nhau quy định về các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. - Hiệp ước: là văn bản quốc tế thường do các quốc gia kí kết với nhau. - Công ước: là văn bản pháp luật quốc tế được kí kết giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa quốc gia với tổ chức quốc tế - Nghị định thư: là văn bản bổ xung cho một điều ước quốc tế. b. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. - Cụ thể hoá nội dung điều ước quốc tế hoặc sửa đổi bổ xung cá văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung điều ước quốc tế liên quan. - Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên. 4. Củng cố. - Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của tiết học 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ , làm bài tập cuối bài học và chuẩn bị bài mới Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 32 - bài 10: PHÁP LUẬT VỚI HÒA BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài 10 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Hiểu đ ược sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc tế về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập khu vực và quốc tế. 2. Về kĩ năng. Phân biệt được điều ước quốc tế với các van bản pháp luật quốc gia. 3. Về thái độ. Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc giá, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống - Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày nội dung vai trò của pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại ?Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia ? 3. Học bài mới. Thế giới ngày nay là thế giới của hộ nhập và toàn cầu hoá. Nước ta đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế. Vậy pháp luật có vai trò gì đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này ? Tại sao VN lại tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người? Vì: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân. ? Em có biết VN đã và đang tham gia các công ước quốc tế nào về bảo vệ quyền con người? ? Em hãy kể tên một số luật quy định, đảm bảo, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam? Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này ? Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia? Vì: nhân dan Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, luôn muốn chung song trong bầu không khí hoà bình, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. ? Trong quan hệ với các nước láng giềng Việt Nam thực hiện mối quan hệ như thế nào? ? Sau khi tham gia các điều ước tế Việt Nam đã làm gì để thực hiện các điều ước quốc tế đó? Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này ? Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế? Vì: hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày này. Có hội nhập, chúng ta mới có thể trang thủ phát huy những khả năng về vốn, khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm sx KD cùng thành tựu khác mà loài người đã đạt đựoc, tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước. ? Ở phạm vi khu vực VN đã tham gia các tổ chức nào? (nêu một số tổ chức)\ ? Ở phạm vi toàn cầu VN đã tham gia các tổ chức nào? (nêu một số tổ chức) ? Tại sao Việt Nam lại phải tham gia các tổ chức đó? 3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. a. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người. - Khái niệm: Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến khi trọn đời mình mà mỗi NN đều phải ghi nhận và bảo đảm. .. - Điều 50 HP (1992 sđ) “ các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong HP và luật” - VN tham gia công ước của LHQ về quyền trẻ em.. - Ngoài ra VN còn tham gia: Công ước năm 1966 về các quyền dan sự và chính trị; Công ước 1966 về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội; Công ước 1965 về hình thức loại trừ phân biệt chủng tộc.. - Quyền con người trong PL VN cung được quy định như: BLDS 2005; Luật bảo vệ chăm sóc vàgiáo dục trẻ em 2004; Luật HN&GĐ 2000; Luật GD 2005; Bộ Luật TTHS 2003; Bộ luật LĐ 1994 sđbs 2002 & 2006 - Như vậy: Quyền con người là quyền cơ bản mà nhà nước nào cũng phải có trách nhiệm bảo đảm thực hiện, đồng thời nhà nước ta nghiêm chỉnh thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người. b. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. - Trong quan hệ với các nước láng giềng: + VN quan tâm củng có, duy trì và phát triển quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác: TQ, Lào, Campuchia + Năm 2003 QH ban hành Luật Biên giới quốc gia - Với đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác: + VN tích cực tham gia các điều ước quốc tế ở phạm vi toàn cầu và khu vực + Sau khi tham gia các điều ước quốc tế VN ban hành VBPL để thực hiện nghiêm chỉnh cam kết các điều ước quốc tế. c. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. * Ở phạm vi khu vực: - VN tham gia và trở thành thành viên ASEAN - Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt AFTA) - Thành viên diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD ( viết tắt APEC) * Ở phạm vi toàn cầu: - Diễn đàn hợp tác A – Âu (ASEM) - Hiệp định KT-TM với EU - Gia nhập WTO 4. Củng cố. - Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của toàn bài học 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ , làm bài tập cuối bài học và chuẩn bị nội dung thực hành Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 33 NGOẠI KHÓA Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 34 ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu bài học. - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học. - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả. - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật, tài liệu về quốc phòng an ninh. - Những tình huống học sinh có thể hỏi. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung ôn tập - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì I - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh 3. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 34 ÔN TẬP HỌC KÌ II

File đính kèm:

  • docxGDCD 12 KI 2.docx
Giáo án liên quan