Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về các loại vi phạm pháp luật, kỹ năng hợp tác tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật).
- Gv: Yêu cầu học sinh đọc SGK .
- Hs:Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau.
CH: Theo em trên thực tế các vi phạm pháp luật xảy ra có giống nhau không?
CH: Vậy căn cứ vào đâu để xác định các loại vi phạm pháp luật?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Gv: Chia lớp thành 8 nhóm cho học sinh nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1,2: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
CH: Vi phạm hình sự là những hành vi như thế nào? Những hành vi đó do chủ thể nào thực hiện?
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 6, Bài 2: Thực hiện luật pháp luật - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 6 Ngày 27 tháng 09 năm 2011
BÀI 2 : THỰC HIỆN LUẬT PHÁP LUẬT ( TIẾT 3)
1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài cũ: Em hãy trình bày khái niệm thực hiện pháp luật? Các hình thức thực hiện pháp luật ?
3.Nội dung bài mới : Trên cơ sở câu trả lời của học sinh , giáo viên khái quát vào nội dung của tiết học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về các loại vi phạm pháp luật, kỹ năng hợp tác tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật).
- Gv: Yêu cầu học sinh đọc SGK .
- Hs:Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau.
CH: Theo em trên thực tế các vi phạm pháp luật xảy ra có giống nhau không?
CH: Vậy căn cứ vào đâu để xác định các loại vi phạm pháp luật?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Gv: Chia lớp thành 8 nhóm cho học sinh nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1,2: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
CH: Vi phạm hình sự là những hành vi như thế nào? Những hành vi đó do chủ thể nào thực hiện?
CH: Chủ thể vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm gì?
CH::Chủ thể nào sẽ áp dụng pl để buộc các chủ thể vi phạm hình sự thực hiện trách nhiệm pháp lí?
Tình huống:Nguyễn Văn A 13 tuổi tham gia một vụ cướp giật và chém trọng thương một người qua đường. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn A co phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?
Nhóm 3,4: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
CH: Vi phạm hành chính là những hành vi như thế nào? Những hành vi đó do chủ thể nào thực hiện?
CH: Chủ thể vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm gì?
CH::Chủ thể nào sẽ áp dụng pl để buộc các chủ thể vi phạm hành chính thực hiện trách nhiệm pháp lí? Chế tài trách nhiệm hành chính chủ yêu là gì?
Tình huống:Nguyễn Văn B 15 tuổi bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Số lượng rượu giả do B sản xuất nếu đem ra thị trường bán bằng giá rượu thật khoảng 1 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên B vi phạm và bị bắt quả tang. Trong trường hợp này Nguyễn Văn B có phải chịu trách nhiệm hành chính hay không? Vì sao?
Nhóm 5,6: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
CH: Vi phạm dân sự là những hành vi như thế nào? Những hành vi đó do chủ thể nào thực hiện?
CH: Chủ thể vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm gì?
CH::Chủ thể nào sẽ áp dụng pl để buộc các chủ thể vi phạm dân sự thực hiện trách nhiệm pháp lí? Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là gì?
VD: Người thuê nhà tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận của hợp đồng...
Nhóm 7,8: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
CH: Vi phạm kỉ luật là những hành vi như thế nào? Những hành vi đó do chủ thể nào thực hiện?
CH: Chủ thể vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm gì?
CH::Chủ thể nào sẽ áp dụng pl để buộc các chủ thể vi phạm kỉ luật thực hiện trách nhiệm pháp lí? Chế tài trách nhiệm kỉ luật chủ yếu là gì?
- Hs: Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút.
- Hs: Đại diện các nhóm học trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Hs: Các nhóm có ý kiến bổ sung(nếu có)
- Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Căn cứ để phân loại các loại vi phạm pháp luật:
+ Đối tượng bị xâm phạm.
+ Tính chất, mức độ do hành vi vi phạm pl gây ra.
=> Có 4 loại vi phạm pháp luật sau:
* Vi phạm hình sự:
- Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự.
- Chủ thể vi phạm hình sự : thường là những cá nhân.
-Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lí với các chế tài nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với tộ phạm được quy định trong Bộ luật hình sự.
- Trong tình huống của nhóm 1, 2 thì chủ thể thực hiện hành vi đó chưa phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự( độ tuổi theo quy định của bộ luật hình sự là: 14 tuổi trở lên).
* Vi phạm hành chính:
- Vi phạm hành chính là những hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
-Trách nhiệm hành chính :Người có vi phạm hành chính thường phải chịu trách nhiệm hành chính như:bị phạt tiền, phạt cảng cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm...
- Trong tình huống của nhóm 3,4 của Nguyện Văn B là cố ý do đó Nguyễn Văn B phải chịu trách nhiệm hành chính mặc dù chưa đủ 16 tuổi.
* Vi phạm dân sự
- Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
-Trách nhiệm dân sự ; Là loại trách nhiệm do Toà án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm luật dân sự.
- Chế tài chủ yếu là bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã thoả thuận.
* Vi phạm kỉ luật
- Vi phạm kỉ luật là những hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao độmg trong các cơ quan trường học, doanh nghiệp, các quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước do cá nhân hoặc tập thể thực hiện.
-Trách nhiệm kỉ luật ; Là loại trách nhiệm do Toà án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm luật dân sự.
- Chế tài chủ yếu là bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã thoả thuận.
4.Củng cố, luyện tập.
- Gv : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4, 5 để củng cố kiến thức.
- Học sinh làm bài tập (Sgk).
- Gv: Yêu cầu học sinh đọc Bài đọc thêm qua đó rút ra ý nghĩa bài học.
5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà.
GV:- Hướng dẫn học sinh làm các bài còn lại trong SGK trang 26.
- Đọc trước bài 2 tiết 4
File đính kèm:
- Tiét 6-Thuc hien phap luat tiet 3.doc