2- b Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển văn hoá
- Được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật:
+Bộ luật dân sự
+ Luật di sản văn hoá
+ Luật xuất bản
+ Luật báo chí
* Pháp luật quy định:
- Hệ thống các quy định của pháp luật đối với việc xây dựng nền văn hoá, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá
- Nghiêm cấm các hành vi truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, lối sống đồi truỵ, tệ nạn xã hội
- Xác định trách nhiệm của nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân hưởng thụ các thành quả văn hoá
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 30, Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: TIẾT 30 Ngày19 tháng 3 năm 2012
BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC ( Tiết 3)
1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài cũ :
Câu hỏi : Nội dung cơ bản của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu nội dung của pháp luật về sự phát triển văn hoá
( Giáo dục kĩ năng: tìm kiếm và xử lí thông tin về phát triển văn hoá).
- Gv: Nêu câu hỏi định hướng cho học sinh.
CH: Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển văn hoá được ghi nhận ở đâu ? Vì sao ?
CH :Pháp luật quy định ntn đối với vấn đề này ?
CH: Vậy mục đích của những quy định đó là gì?
CH:Tại sao trong thời kì hội nhập Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nền văn hoá?
CH:Nhà nước đã có những biện pháp gì để thực hiện những vấn đề đó?
CH: Là học sinh em thấy mình cần có trách nhiệm ntn đối với quốc phòng, an ninh?
- Hs: Trả lời các câu hỏi.
- Gv: Kết luận.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung của pháp luật về sự phát triển trong lĩnh vực xã hội
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin về phát triển trong lĩnh vực xã hội).
- Gv: Nêu câu hỏi, học sinh thảo luận
CH: Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triểnửtong lĩnh vực xã hội được ghi nhận ở đâu ? Vì sao ?
CH :Pháp luật quy định ntn đối với vấn đề việc làm ?
CH :Pháp luật quy định ntn đối với vấn đề xoá đói giảm nghèo ?
CH :Pháp luật quy định ntn đối với vấn đề dân số?
CH :Pháp luật quy định ntn đối với vấn đề sức khoẻ của nhân dân ?
CH :Pháp luật quy định ntn đối với vấn đề phòng , chống các tệ nạn xã hội ?
CH: Vậy mục đích của những quy định đó là gì?
- Hs: Trả lời các câu hỏi.
- Gv: Kết luận.
2- b Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển văn hoá
- Được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật:
+Bộ luật dân sự
+ Luật di sản văn hoá
+ Luật xuất bản
+ Luật báo chí
* Pháp luật quy định:
- Hệ thống các quy định của pháp luật đối với việc xây dựng nền văn hoá, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá
- Nghiêm cấm các hành vi truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, lối sống đồi truỵ, tệ nạn xã hội
- Xác định trách nhiệm của nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân hưởng thụ các thành quả văn hoá
=> Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Trong thời kì hội nhập Nhà nước ta đặc biết quan tâm xây dựng và ban hành về các quy định về bảo vệ và phát huy các di sản văn hoáKhuyến khích cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm ,bảo quản giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc
- Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh
c Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển trong lĩnh vực xã hội:
Đó là các quy định của pháp luật đối với các vấn đề xã hội :
+ Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.
+ Kiềm chế sự tăng nhanh của dân số, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
+ Phòng chống các tệ nạn xã hội...
- Đối với vấn đề việc làm :
+ Khuyến khích các dn, cá nhân toạ nhiều việc làm mối cho những người đang trong độ tuổi lao động.
- Đối với vấn đề xoá đói giảm nhgèo :
+ NN sử dụng các biện pháp kinh tế- tài chính để thực hiện : Tăng nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo...
- Đối với vấn đề dân số :
+ Kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số-> ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội...
=> Luật Hôn nhân và gia đình và pháp lệnh dân số đã quy định trách nhiệm của công dân đối với vấn đề này.
- Đối với vấn đề sức khoẻ của nhân dân :
Đây là trách nhiệm của nhà nước cần áp dụng các biện pháp hữu hiệu để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Đối với vấn đề phòng , chống các tệ nạn xã hội :-> Xây dựng đời sống văn minh...
4. Củng cố, luyện tập.
- GV. Cho học sinh hệ thống hoá toàn bài, Gv chốt lại các kiến thức cơ bản học sinh cần nắm trong bài.
- HS. Làm bài tập số 6 ( SGK trang 93) để củng cố kiến thức cơ bản của bài.
5. Dặn dò và hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
HS. Làm bài tập trang 93, 94 . Nghiên cứu bài mới ( nội dung tiếp theo của bài).
File đính kèm:
- TIET 30 Phap luat voi su phat trien ben vung cua dat nuoc. doc..doc