- Giáo viên giới thiệu nội dung tiết dạy: Hôm trước trong tiết một chúng ta đã đề cập tới vai trò của pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội. Qua đó các em đã thấy được pháp luật có một vai trò rất to lớn, là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thúc đẩy và phát triển bền vững đất nước. Trong tiết hôm nay thầy trò ta tiếp tục nói tới vai trò của pháp luật đối với các lĩnh vực xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh. Bây giờ mời các em đi vào nội dung của tiết học
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 28: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Hoàng Trung Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng của Thầy và Trò
Trọng tâm kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của pháp luật trong lĩnh vực xã hội.
Gv giới thiệu: Nền kinh tế thị trường đã mở ra rất nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế đất nước, tuy nhiên nó cũng đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Có nghĩa là những vấn đề xã hội nảy sinh và cần được giải quyết.
Vậy, theo các em đó là những vấn đề gì?
Yêu cầu học sinh trả lời:
Đó chính là vấn đề về dân số và giải quyết việc làm; bất bình đẳng xã hội; khoảng cách giàu nghèo; sức khỏe nhân dân; nghèo đói; tệ nạn xã hội; đạo đức và lối sống không lành mạnh
Gv: Để khắc phục những vấn đề này, ngoài việc đề ra đường lối chính sách, nhà nước cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề xã hội.
Gv hỏi: Vậy vai trò đó của pháp luật thể hiện như thư thế nào?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Pháp luật thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực xã hội.
-Pháp luật góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã họi trên phạm vi cả nước.
Như: Giải quyết vấn đề dân số và việc làm; xóa đói, giảm nghèo; phòng chống các tệ nạn xã hội..
Gv hỏi: Như vậy, nếu không có pháp luật mà chỉ có các chủ trương chính sách thì những vấn đề trong xã hội có được giải quyết triệt để không? Vì sao?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Không, vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố cần thiết để diều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
-Các chủ trương, chính sách của Đảng nếu không có pháp luật đi kèm thì không thể phát huy được tác dụng và hiệu quả của mình.
Gv hỏi: Vậy, hiện nay nhà nước ta đã ban hành những bộ luật nào liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội?
Yêu cầu học sinh trả lời:
- Luật: Hôn nhân- Gia điình
- Luật: Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân
- Luật: Dân sự
- Luật: Hình sự
- Pháp lệnh dân số
Gv: Như vậy, đến đây chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của pháp luật đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của đất nước. Điều đó cho thấy vai trò của pháp luật rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách “ Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường.
Gv chuyển ý: Bên cạnh vai trò của pháp luật trong lĩnh vực xã hội thì pháp luật còn có vai trò rất to lớn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vậy vai trò đó của pháp luật thể hiện như thế nào mời các em tìm hiểu nội dung d
Gv: Trong cuộc sống, con người luôn có quan hệ mật thiết với môi trường và các nguôn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, thực trạng tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết.
Gv hỏi : Vậy, bằng những kiến thức đã học ở chương trình giáo dục công dân lớp 11, ai có thể nhắc lại cho thầy về những mục tiêu và phương hướng của việc thực hiện chính sách tài nguyên và môi trường của Đảng?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Về mục tiêu của Đảng: Là sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
-Về phương hướng giải quyết:
+ Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường.
+ Thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm bỏa vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài nguyên môi trường.
+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý chất thải, rác, bụi, tiếng ồn ở các thành phố lớn
Gv: Ngoài mục tiêu, phương hướng trong chính sách của Đảng thì pháp luật có một vai trò to lớn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Để làm rõ vai trò này của pháp luật bây giờ thầy chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các vấn đề sau:
Gv tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm theo đơn vị tổ.
- Nhóm 1 và 2:
- Thực trạng tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay như thế nào? Theo em cần có những giải pháp gì để khắc phục?
- Nhóm 3 và 4:
- Em hãy nói rõ vai trò của pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay? Nêu một số điều luật liên quan đến vấn đề này?
Yêu cầu học sinh thảo luận từ 5 đến 7 phút, giáo viên quan sát lớp và có gợi ý cho học sinh.
Gv: Cho đại diện học sinh lên bảng trình bày kết quả của nhóm.
Yêu cầu học sinh trình bày:
Nhóm 1 và 2:
- Do đặc điểm khí hậu và địa hình nên tài nguyên, môi trường nước ta rất đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên: Một số tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng và đất canh tác bị thu hẹp, nhiều loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng,
Về môi trường: ô nhiểm nước, không khí và đất xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều vấn vệ sinh môi trường đã phát sinh ở cả thành thị và nông thôn, Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiểm, các sự cố môi trường như bão,lụt, hạn hán ngày càng tăng
-Giải pháp khắc phục:
+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
+ Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.
+ Giáo dục ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi trường.
+ Đầu tư để từng bước thay đổi trang thiết bị, kỷ thuật lạc hậu thải ra nhiều chất thải và bụi gây ô nhiểm môi trường.
+ Đầu tư phát triển mạnh khoa học và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm khai thác từ tự nhiên.
Nhóm 3 và 4:
+ Pháp luật là công cụ quan trọng của nhà nước để tạo sự phối hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
+ Những quy định của pháp luật ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu tới con người khi khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường.
+ Pháp luật giúp nâng cao nhận thức, khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ môi trường.
+ Một số điều luật (sgk ).
Gv: Nhà nước bảo vệ môi trường ( thông qua những quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm và hành vi được khuyến khích ) là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững đất nước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Gv: Cùng với kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường thì pháp luật còn có vai trò rất to lớn trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Vậy, vai trò đó như thế nào chúng ta sang e.
Gv hỏi: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với quốc phòng,an ninh?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Pháp luật là cơ sở tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đủ điều kiện phát triển bền vững.
Gv: Vai trò của pháp còn thể hiện ở việc quy định về bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; nghiêm cấm các hành vi gây mất ổn định chính trị, xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể và công dân.
Điều 13 Hiến pháp 92 quy định ( sgk ).
Gv: Pháp luật còn quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của các tổ chức, công dân; hướng dẫn, động viên, khuyến khích công dân tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Gv hỏi: Đối với các hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia thì pháp luật có chế tài xử lý không?
Yêu cầu học sinh trả lời:
Có, Pháp luật nghiêm khắc trừng trị và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lảnh thổ Tổ quốc.
Gv: Lấy một số ví dụ về vụ Lê Công Định và đồng bọn.
Gv: Qua đó chúng ta thấy rằng, pháp luật giữ vai trò đảm bảo các điều kiện an ninh trật tự cần thiết để xã hội ổn định và phát triển. Nếu không có pháp luật thì nhà nước không thể quản lý được xã hội, không thể giữ vững được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đất nước không thể phát triển bền vững.
1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững đất nước.
c. Trong lĩnh vực xã hội
-Pháp luật thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực xã hội.
-Pháp luật góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên phạm vi cả nước.
Như: Giải quyết vấn đề dân số và việc làm; xóa đói, giảm nghèo; phòng chống các tệ nạn xã hội
d. Trong lĩnh vực môi trường
+ Pháp luật là công cụ quan trọng của nhà nước để tạo sự phối hợp giữa phát triển king tế với bảo vệ môi trường.
+ Pháp luật có vai trò ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu tới con người khi khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường.
+ Pháp luật giúp nâng cao nhận thức, khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ môi trường.
e. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
+ Pháp luật là cơ sở tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
+ Tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện phát triển bền vững.
+ Pháp luật nghiêm khắc trừng trị và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lảnh thổ Tổ quốc.
4. Củng cố bài học:
Như vậy, đến đây chúng ta đã nắm bắt được vai trò của pháp luật đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh, quốc phòng.
Để đánh giá lại mức độ nắm bắt của các em về vai trò của pháp luật đối với các lĩnh vực đã học, bây giờ thầy sẽ phát phiếu học tập các em suy nghĩ và điền nội dung vào phiếu sau: (một bàn một phiếu, suy nghĩ theo nhóm ).
-Phiếu số 1: Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật với kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh trong sự phát triển đất nước?
-Phiếu số 2: Là một học sinh trung học phổ thông, em có trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề đã học?
Gv: Thu phiếu và nhận xét khả năng trả lời của học sinh.
5. Dặn dò:
Yêu cầu học sinh nắm vững những vấn đề trọng tâm của bài học, đọc một số nội dung ở phần tham khảo, học bài và làm bài tập trước khi tới lớp.
( Kết thúc bài học )
File đính kèm:
- giao an hay.doc