1.Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ vì mới kiểm 1 tiết.
3.Giảng bài mới:(1’)
-Giới thiệu bài mới
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hóa, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc. Trong sự phát triển bền vững của đất nước, pháp luật có vai trò như thế nào?
-Tiến trình tiết dạy:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 27, Bài 9: Pháp luật với sự phát triển của công dân - Kiều Đình Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn:
Tieát : 27
Baøi 9:
PHAÙP LUAÄT VÔÙI SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG CUÛA ÑAÁT NÖÔÙC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Vai trò của pháp luật đối sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực kinh tế , văn hóa và xã hội.
2.Kỹ năng:
-Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo về môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3.Thái độ:
-Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Hiến pháp và các văn bản Luật Doanh nghiệp, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An ninh quốc gia
-Sơ đồ về Vai trò và sự tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước
-Sơ đồ về Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực văn hóa
-Sơ đồ về Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực xã hội
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK.
- Giấy bút.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ vì mới kiểm 1 tiết.
3.Giảng bài mới:(1’)
-Giới thiệu bài mới
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hóa, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc. Trong sự phát triển bền vững của đất nước, pháp luật có vai trò như thế nào?
-Tiến trình tiết dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
11/
11/
HĐ1: Thuyết trình, đàm thoại.
GV đặt vấn đề: Có người cho rằng, để phát triển kinh tế đất nước thì chỉ cần có các chủ trương, chính sách là đủ mà không cần phải có pháp luật. Em có đồng ý với ý kiến này không?
GV giảng về cách thức mà PL tác động đến sự tăng trưởng KT đất nước:
+ Muốn phát triển và tăng trưởng kinh tế cần phải có hệ thống pháp luật về kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội:
Trước hết, phải tạo ra khung pháp lý cần thiết cần thiết cho hoạt động KD.
Pháp luật phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
PL về thuế phải tạo ra động lực kích thích và thúc đẩy KD phát triển.
+ Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.
HĐ2. Vấn đáp, thuyết trình.
GV hỏi: Em có cho rằng, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam cần phải có pháp luật không?
HĐ3:Vấn đáp.
GV hỏi: Nếu không có pháp luật mà chỉ có đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì có thể giải quyết được các vấn đề xã hội hay không?
HĐ1: Cá nhân và cả lớp.
HS trao đổi, phát biểu.
Để tăng trưởng KT đất nước, NN sử dụng nhiều công cu, phương tiện, biện pháp khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là phương tiện không thể thiếu.
Chủ trương, chính sách là cần thiết nhưng không đủ để tạo ra một trật tự pháp lí cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Không có PL, SX - kinh doanh sẽ hỗn loạn, không ổn định và tất nhiên KT đất nước sẽ không thể tăng trưởng được.
HĐ2. Cá nhân.
Vai trò của pháp luật với sự phát triển của văn hóa.
HS trao đổi, phát biểu.
Pháp luật góp phần phát huy giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, nhờ đó mà góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không có pháp luật, nền văn hoá đất nước khó có thể được bảo vệ và phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
HĐ3:Cá nhân.
HS trao đổi, phát biểu.
Không có PL sẽ dẫn đến tình trạng ai muốn làm gì thì làm, bất bình đẳng XH sẽ gia tăng, người nghèo không được chăm sóc, TNXH không được đẩy lùi.
Thông qua các quy định của pháp luật mà vấn đề dân số , việc làm, vấn đề tệ nạn xã hội, được từng bước giải quyết.
1.Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Đơn vị kiến thức 1:
* Trong lĩnh vực kinh tế.
-Pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của hoạt động kinh doanh.
-Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để làm giàu cho mình và cho đất nước.
-Thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tóm lại, pháp luật giữ vai trò quan trọng , tác động đến toàn bộ nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng xã hội để phát triển kinh tế đất nước.
Đơn vị kiến thức 2:
*Trong lĩnh vực văn hóa.
Văn hóa là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của xã hội. Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Pháp luật về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức lối sống tốt đẹp, góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Đơn vị kiến thức 3:
*Trong lĩnh vực xã hội.
Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.
Các vấn đề xã hội nảy sinh trong thời kì kinh tế thị trường, chỉ được giải quyết một cách hiệu quả thông qua các quy định của pháp luật. Cho nên, pháp luật góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước.
(5’
HĐ4: Củng cố, luyện tập: Dùng Sơ đồ về Vai trò và sự tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước
Khung pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nghĩa vụ của nhà kinh doanh: kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh; nộp thuế đầy đủ; bảo vệ môi trường.
Quyền tự do kinh doanh của công dân; Quyền bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
VAI TRÒ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁP LUẬT ĐẾN QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC
-Pháp luật thừa nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân: Mọi công dân đều có quyền hoạt động kinh doanh theo quy định của công dân.
-Mọi công dân có điều kiện phát huy khả năng của mình vào công cuộc phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Các quy định của pháp luật về thuế tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK.
- Đọc trước phần 1 :Vai trò của pháp luật đối sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực môi trường và quốc phòng, an ninh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 27 (Bài 9).doc