I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 3 bài 6 học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức.
- Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung, của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của CD.
- Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.
- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. Phương pháp
- Bài này giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình và tổ chức thảo luận nhóm từ đó dẫn dắt học sinh đến nội dung kiến thức.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, GDCD 12
- Giáo án đã thể hiện
- Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là quyền dược pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự , nhân phẩm?
3. Học bài mới.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong hai nội dung Quyền tự do cơ bản của công dân. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung thứ 3 là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tìm hiểu xem những ai có quyền được khám xét chỗ ở của người khác? thủ tục khám xét như thế nào? đó là nội dung của tiết 3 bài 6 hôm nay.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 19, Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (Tiết 3) - Lưu Quốc Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 19 BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
(Tiết 3)
Ngày soạn: 21 – 11 – 2013
Dạy các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
Ghi chú
12c
30 – 11 - 2013
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 3 bài 6 học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức.
- Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung, của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của CD.
- Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.
- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. Phương pháp
- Bài này giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình và tổ chức thảo luận nhóm từ đó dẫn dắt học sinh đến nội dung kiến thức.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, GDCD 12
- Giáo án đã thể hiện
- Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là quyền dược pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự , nhân phẩm?
3. Học bài mới.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong hai nội dung Quyền tự do cơ bản của công dân. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung thứ 3 là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tìm hiểu xem những ai có quyền được khám xét chỗ ở của người khác? thủ tục khám xét như thế nào? đó là nội dung của tiết 3 bài 6 hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Để hiểu Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, chúng ta cần tìm hiểu chỗ ở của công dân gồm những chỗ nào.
Theo em những chỗ như thế nào được coi là chỗ ở của công dân?
Để hiểu rõ hơn quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân cả lớp cùng thảo luận tình huống sau: ( 3 phút)
Bà Lan dựng xe đạp ở hè phố nhưng không mang túi xách vào nhà nên bị mất. Quay trở ra không thấy túi xách đâu cả, bà hoảng hốt vì trong túi xách có một chiếc điện thoại và 2 triệu đồng. Bà nghi ngay cho Tuấn lấy trộm vì thấy Tuấn đang chơi gần đó. Bà vào nhà khám, Tuấn không đồng ý nhưng bà cứ thế xông vào nhà lục soát.
Trong trường hợp này, bà Lan có quyền hành động như vậy không? Em đánh giá như thế nào về hành động của bà Lan?
Vậy thế nào là quyền bất khả xâm phạn về chỗ ở của công dân?
Theo em quyền này được ghi nhận ở đâu?
- Được ghi nhận ở điều 73 HP 1992
Theo em có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?
Không. Vậy hành vi như thế nào được gọi là xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của người khác, vậy những trường hợp nào thì được vào chỗ ở của người khác, chúng ta chuyển sang nội dung tiếp theo.
Theo em những hành vi như thế nào được gọi là xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của người khác?
Điều 124 Bộ luật Hình sự quy định:
“Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.
Về nguyên tắc không ai được tự ý vào chỗ ở của tự tiện vào chỗ ở của người khác. Tuy nhiên pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong một số trường hợp
Những trường hợp nào thì được khám xét chỗ ở của người khác?
Thẩm quyền ra lệnh khám xét?
Theo em những người nào có thẩm quyền ra lệnh khám chỗ ở, làm việc, địa điểm của người khác?
+ Viện trưởng, viện phó VKSND, VKSQS các cấp.
+ Chánh án, phó chánh án TAND, TAQS các cấp.
+ Thẩm phám giữ chức vụ chánh toà, phó chánh án toà án phúc thẩm TANDTC, Hội đồng xét xử.
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp
Trong trường hợp không thể trì hoãn
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp
+ Người chỉ huy đơn vị QĐ độc lập cấp trung đoàn
+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển đã rời sân bay bến cảng.
Theo em pháp luật đưa ra quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm mục đích gì?
Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạn về chỗ ở của công dân nằm trong chương trình giảm tải về nhà các em đọc thêm
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- Chỗ ở của công dân bao gồm nhà riêng ở thành phố, nông thôn, , trong các chung cư, hay nhà ở tập thể Đó là tài sản riêng hoặc thuộc sở hữu của công dân.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong những trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải theo đúng trình tự , thủ tục đã được quy định.
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi:
+ Tự ý vào chỗ ở của người khác khi không được
người đó đồng ý
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác
+ Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ
- Về nguyên tắc: Không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
+ Trường hợp 2: Việc khám chỗ ở, làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người lẩn trốn.
- Thẩm quyền ra lệnh khám chỗ ở, địa điểm của người khác:
+ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mới có quyền ra lệnh khám
=> Trình tự khám xét (cả 2 trường hợp)
+ Phải đọc lệnh khám, đưa cho đương sự đọc và giải thích cho đương sự
+ Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người thành niên trong gia đình và đại diện chính quyền địa phương (xã)
+ Không được khám vào ban đêm (nếu khám phải ghi biên bản)
+ Khi khám chỗ làm việc thì phải có mặt người đó (nếu không thể trì hoãn thì phải ghi biên bản)
- Mục đích:
+ Nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác
+ cho phép những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở theo trình tự, thủ tục nhất định
4. Củng cố.
- Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập 11 trong SGK cuối bài học.
5. Dặn dò nhắc nhở.
- Về nhà học bài cũ và chuẩn bị tiết 4 bài 6.
V. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng
File đính kèm:
- GDCD.doc