Học sinh cần đạt được :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Quyền pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự của công dân, quyền bảo đảm bí mật và an toàn thư tín.
- Nội dung của các quyền đó.
- Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do cơ bản.
2 .Về kỹ năng :
- Phân biệt sự khác nhau giữa các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết quan sát thực tiễn, phân biệt được các hành vi thực hiện đúng các quyền tư do cơ bản của con người.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 16, Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 14 Ngày 27 tháng 11 năm 2011
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU:
Học sinh cần đạt được :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Quyền pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự của công dân, quyền bảo đảm bí mật và an toàn thư tín.
- Nội dung của các quyền đó.
- Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do cơ bản.
2 .Về kỹ năng :
- Phân biệt sự khác nhau giữa các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết quan sát thực tiễn, phân biệt được các hành vi thực hiện đúng các quyền tư do cơ bản của con người.
3.Về thái độ hành vi :
- Tôn trọng quyền quyền tự do của người khác.
- Biết tố cáo và đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II .TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ KỸ NĂNG SỐNG
- Sách giáo khoa GDCD lớp 12; SGV lớp 12; các tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng liên quan đến bài học.
- Phương tiện : máy chiếu...
- Kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, giải quyết vấn đề...
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài cũ :
Câu hỏi: Hãy trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? .
3. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin vấn đề bất khả xâm phạm về thân thể của công dân)
- Gv : Tổ chức cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau :
CH : Thế nào là quyền bất khả xâm phạm ?
- Hs : Tự nghiên cứu SGK để trả lời.
- Gv : Kết luận :
- Hs : Ghi vào vở.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác tìm hiểu nội dung quyền bất khả xâm phạm quyền của công dân)
CH: Vậy theo em có trường hợp ngoại lệ không?
CH : Em có cho rằng trong mọi trường hợp các cán bộ chiến sỹ cảnh sát, đều có quyền bắt người không
- Gv : Nêu câu hỏi đàm thoại.
CH : Theo em có tự ý bắt người giữ người vì nghi ngờ nhưng không có căn cứ chứng minh vi phạm pháp luật không ?
CH : Em đẫ thấy trường hợp nào bắt người mà em cho là trái pháp luật chưa ? Vì sao ?
- Hs : Đọc sgk trả lời câu hỏi.
CH : Vậy nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thể hiện ntn ?
- Gv:Tổ chức cho học sinh thảo luận.
CH: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện như thế nào ? Trong trường hợp nào ?
CH: Em hãy lấy một số ví dụ.
CH: Vậy những ai có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp này ?
CH: Ai có thẩm quyền bắt người trong trường hợp này ?
CH: Cho một số ví dụ minh hoạ ?
CH: Tại sao pháp luật của nhà nước ta cho phép bắt người trong trường hợp này ?
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
( Giáo dục kĩ năng:Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân ?
- Gv: Nêu câu hỏi chung.
CH: Qua phân tích các nội dung trên em rút ra đựơc vấn đề gì ?
- Gv : Nêu câu hỏi đàm thoại.
CH: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân ?
Hoạt động 4
Tìm hiểu nội dung quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác tìm hiểu nội dung quyền bất khả xâm phạm quyền của công dân)
CH: Nội dung quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm ?
- Hs : Tự nghiên cứu SGK để trả lời.
- Gv : Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Hs : Ghi vào vở
1.Các quyền tự do cơ bản của công dân.
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
* Thế nào là quền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
*Nội dung quyền bất khả xâm phạm quyền của công dân.
- Công dân có quyền tự do thân thể, không bị bắt bị giam vô cớ
( Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải bắt, giam để giữ dìn trật tự trị an). Tự tiện bắt,giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác.
- Pháp luật quy định rõ trường hợp được phép bắt người :
+ Trường hợp 1 : VKS, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pl có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
+ Trường hợp 2 : Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
- Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
- Xét thấy cần bắt để người đó chạy trốn.
+ Trường hợp 3 : Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
- Bất cứ ai cũng có quyền bắt những ngưừi đang thực hiện hoặc ngay sau khi thực hiện, (tội phạm đang bị truy nã) đến cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhấ.
* ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. ( Đọc thêm)
.
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
* Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân ?
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
* Nội dung quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác.
+ Nghiêm cấm:Đánh người, giết người, đe doạ giết người
- Không được ai xâm phạm tới danh dự nhân phẩm của người khác.
* ý nghĩa quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
( Đọc thêm)
* Củng cố : Hệ thống lại các nội dung cơ bản trong bài học.
* Dặn dò và hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà. Bài tập 1,2. Đọc trước phần còn lại.
File đính kèm:
- Tiết 16- Công dân với các quyền tự do cơ bản.doc