Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 1, Bài 1: Công dân với pháp luật - Năm học 2012-2013 - Thái Thị Bích Ngọc

Gv: Nêu một số quy định của Hiến Pháp năm 1992 và Luật Hôn nhân gia đình của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam :

- Điều 57(HP) : Công dân có quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Điều 80(HP) : Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

- Luật HN&GĐ quy định việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau : Người đang có vợ, có chồng ; người mất năng lực hành vi dân sự.

- Hs : Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 1, Bài 1: Công dân với pháp luật - Năm học 2012-2013 - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 1 Ngày 03 tháng 09 năm 2012 CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức : Học sinh cần đạt : - Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật. - Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, chính trị, đạo đức. - Hiểu được vai trò, giá trị của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân. 2. Về kỹ năng : Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3. Về thái độ hành vi : Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. II.PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC. - Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, so sánh... III.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ CÁC KỸ NĂNG SỐNG. 1.Tài liệu: Sách giáo khoa GD CD lớp 12, Sgv lớp 12, các tài liệu liên quan đến bài học. 2.Phương tiện : Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật, bảng so sánh pháp luật và đạo đức. 3. Kỹ năng sống: Hợp tác, đánh giá, phân tích,vận dụng. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số học sinh). 2. Hỏi bài củ 3. Dạy bài mới. GV: Nêu một số câu hỏi để mở bài như sau : - Vì sao các em ra đường phải đi bên phải ? - Vì sao các em đi học về không được dàn hàng ngang ? - Vì sao bố mẹ các em sản suất kinh doanh phải đóng thuế ? HS. Trả lời..... GV. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh giáo viên giới thiệu bài mới và khái quát nội dung của bài học bằng các câu hỏi sau: Pháp luật là gì ? Đặc trưng , bản chất của pl? Pháp luật có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người , nhà nước và xã hội. Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi qua bài học này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm pháp luật - Gv: Nêu một số quy định của Hiến Pháp năm 1992 và Luật Hôn nhân gia đình của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam : - Điều 57(HP) : Công dân có quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Điều 80(HP) : Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật. - Luật HN&GĐ quy định việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau : Người đang có vợ, có chồng ; người mất năng lực hành vi dân sự... - Hs : Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau : CH : Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội ? CH : Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? CH: Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật? Mục đích của việc ban hành phát luật? CH: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế? Chủ thể đó dựa vào đâu để ban hành pháp luật và đảm bảo để pháp luật được thực hiện trong thực tế? - Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi trên. - Gv: Phân tích thêm các câu trả lời của học sinh và qua đó cho các trả lời câu hỏi pháp luật là gì? Hoạt động 2 Tìm hiểu các đặc trưng của pháp luật ( Giáo dục kỹ năng: Phân tích các đặc trưng của pháp luật). - Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận tìm hiểu các đặc trưng của pháp luật. - Gv: Chia lớp thành 3 nhóm. - Gv: Giao nhiệm cho các nhóm. Nhóm 1 : Thảo luận trả lời các câu hỏi sau : CH:Tính quy phạm là gì ? Tại sao pháp luật có tính quy phạm phổ biến ? CH:Trong xã hội có phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm hay không ? CH:Trong các quy định sau quy định nào không phải là quy phạm pháp luật ? Tại sao ? Vd :Trường A : Hs phải mang đồng phục của nhà trường cac ngày trong tuần. - Điều 76 HP : Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất... Nhóm 2 : Thảo luận và trả lời các câu hỏi : CH:Nếu không đảm bảo tính quy phạm phổ biến thì điều gì sẽ xẩy ra ? CH: Nhà nước sẽ làm gì đối với những người xử sự không đúng với quy định của pl ? CH: Vì sao pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung ? Nhóm3 : Thảo luận và trả lời các câu hỏi : CH:Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức được thể hiện ntn ? CH:Vì sao pháp luật phải được xác định chặt chẽ về mặt hình thức ? - Hs : Thảo luận. - Hs : Đại diện các nhóm trình bày. - Gv : Nhận xét, bổ sung và kết luận. 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì ? -> Quyền tự do của con người không phải là vô hạn. Vì. Tự do của người này sẽ ảnh hưởng đến tự do của người khác. - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. - Pháp luật không chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: những việc được làm, phải làm và không được làm. - Pháp luật do nhà nước ban hành. - Mục đích: Quản lí đất nước, đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. - Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế. Nhà nước dựa vào quyền lực của mình để ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện. * Khái niệm :Pl là quy tắc xử sự chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. b. Các đặc trưng của pháp luật. * Đặc trưng 1 :Tính quy phạm phổ biến. - Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu. - Áp dụng nhiều lần, phạm vi rộng, tất cả lĩnh vực đối với tất cả mọi người. * Đặc trưng 2 :Tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật. -> Nếu không đảm bảo tính quy phạm phổ biến thì không đảm bảo được công bằng, bình đẳng. - >NN xử lí theo quy định của pl. - Pháp luật nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của NN. Bắt buộc với mọi tổ chức, cá nhân. * Đặc trưng 3 : Tính chặt chẽ về mặt hình thức. - Hình thức thể hiện : Các văn bản QPPLquy định rỏ ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản. - Thẩm quyền ban hành văn bản được quy định trong HP và luật ban hành QPPL. -Nội dung được quy định trong HP.. ->Để diễn đạt chính xác các QPPL, tránh sự hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pl. Đảm bảo sự thống nhất của pl. 5. Cũng cố, luyện tập: Gv: Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau để cũng cố bài. - CH : Pháp luật là gì ? Mục đích của việc ban hành pháp luật ? - CH : Lấy ví dụ về đặc trưng của pháp luật ? Đặc trưng Ví dụ - Tính quy phạm phổ biến - Luật giao thông đường bộ quy định : Người tham gia giao thông phải dwngf lại khi có tins hiệu đèn đỏ( Quy tắc này áp dụng cho tất cả mọi người phải tuân theo dù bất kì phương tiện nào). -Tính quyền lực, bắt buộc chung - Người đi xe máy, mô tô không đội mũ bảo hiểm xử phạt 150.000 đồng. - Sản xuất hàng giả bị xử phạt hành chính, tịch thu giấy phép, thu giữ phương tiện sản xuất. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. - Luật HN&GĐ là hệ thống các QPPL quy định chế độ Hôn nhân- Gia đình và trách nhiệm của công dân... 6. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà. Hs: - Làm bài tập 1,2 (Sgk trang 14). - Đọc và tìm hiểu trước nội dung bản chất của pháp luật ( Trang 7,8 SGK).

File đính kèm:

  • docTIET 1- Ph¸p luat va doi song.doc.doc
Giáo án liên quan