GV hỏi: Em hãy kể tên một số luật mà em biết. Những luật đó do cơ quan nào ban hành?
Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
Nếu không thực hiện PL có sao không?
HS: TLN sau đó đại diện nhóm trình bày.
GV giảng: Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về:
Những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm
74 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Lê Ngọc Tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiễm nôi trường. Theo em để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này, nhà nước và công dân cần phải làm gì? (3 đ)
Bước 3: Xây dựng đáp án
Học sinh cần trình bày được các nội dung cơ bản đối với các câu hỏi sau:
Câu 1: (4 điểm)
Quyền học tập: (1,5 điểm)
- Học tập từ thấp đến cao.
- Học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào
- Học thường xuyên, học suối đời
- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
* Quyền sang tạo: (1,5 điểm)
- Được tự do nghiên cứu khoa học
- Tìm tòi suy nghĩ đưa ra phát minh sáng chế cải tiến kỹ thuật
- Sáng tác văn học, nghệ thuật
- Tạo ra sản phẩm, công trình khoa học
* Ý nghĩa: (1 điểm)
Quyền học tập, quyền sáng tạo và phát triển của công dân là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN. Là cơ sở điều kiện cần thiết để con người phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.
Câu 2: (3 điểm).
Quyền tự do kinh doanh của công dân: công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh.. (1 điểm).
Nghĩa vụ công dân khi thực hiện các hoạt đông kinh doanh. (2 điểm)
+ Kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề pháp luật không cấm
+ Nộp thuế
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
+ Tuân thủ các quy định về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội
Câu 3: (3 điểm)
Trước thực trạng việc khai thác TNTN, việc sản xuất kinh doanh ở nước ta là một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường, nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là các biện pháp phát triển khoa học-công nghệ:
- Đầu tư từng bước thay đổi trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu thải ra nhiều chất khí và bụi gây ô nhiễm môi trường.
Đầu tư phát triển mạnh KH-CN nhằm tạo ra các sản phẩm có thay thế các sản phẩm khai thác từ tự nhiên.
Tuy vậy để thực hiện các biện pháp này thì đòi hỏi đầu tư rất nhiều vốn cho công tác nghiên cứu và mua các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
4/Thu bài nhận xét:
5/Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau ngoại khóa.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT KIỂM TRA
Tiết: 33
Ngày soạn :12/4/2013
NGOẠI KHÓA PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI( T1)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
2. Kỹ năng.
- Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.
3.Thái độ.
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật .
- Xa lánh các tệ nạn xã hội.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
KN hợp tác, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng từ chối
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Thông tin, sự kiện, tranh ảnh, Hiến pháp 1992
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối:
Hoạt động 1: Hiện nay XH ta đang đứng trước một thách thức lớn. Đó là các tệ nạn XH, tệ nạn nguy hiểm đó là ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Các tệ nạn đó có tác hại như thế nào chúng ta sẽ được tim hiểu qua nội dung ngoại khóa hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV đặt vấn đề.
Các bạn HS đánh bài cho vui, sau đó đánh bài ăn tiền những trị giá nhỏ
* Nếu lớp em cũng có hiện tượng như trên em sẽ làm gì ?
* Họ bị xử lí như thế nào?
* Qua hai tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
* Theo em cờ bạc,ma tuý mại dâm có liên quan đế nhau không?vì sao?
* Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã hội mà em biết (học sinh tự kể)?
* Trong các tệ nạn xã hội đó đâu là tệ nạn nguy hiểm nhất?
Hoạt động 2: Nội dung chính
HS tìm hiểu nội dung bài học.
Vậy tệ nạn xã hội là gì?
I- Đặt vấn đề.
- Đánh bài : lúc đầu chỉ là chơi vui ai thua bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò.
Đánh bài ăn tiền.
Không đồng tình vì đó là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật gây ra hậu quả xấu Đó là tệ nạn xã hội.
- Không chơi bài ăn tiền.
- Không ham mê cờ bạc.
- Không nghe lời kẻ xấu để bị nghiện hút.
- 3 tệ nạn cờ bạc,ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau, là bạn đồng hành của nhau => dẫn đến HIV/AIDS.
+ Đối với bản thân:
- Huỷ hoại sức khoẻ
- Vi phạm pháp luật.
- Huỷ hoại phẩm chất đạo đức con người.
+ Đối với gia đình:
- Kinh tế cạn kiệt,ảnh hưởng đời sống vật chất tinh thần => gia đình tan vỡ.
+ Đối với XH:
- Ảnh hưởng kinh tế, giảm sút sức lao động của XH.
- Suy thoái giống nòi.
- Mất trật tự an toàn XH (trộm cắp,cướp của,giết người.)
II. Nội dung chính
1. Tệ nạn xã hội:
Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là: cờ bạc, ma túy, mại dâm.
4/ Củng cố: Phòng chống tệ nạn XH là trách nhiệm của ai ?
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Nguyên nhân và tác hại của tệ nạn xã hội
-Chuẩn bị tiết sau ngoại khóa tiết 2
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tiết: 34
Ngày soạn: 14/4/2013
NGOẠI KHÓA PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ( T2)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
2. Kỹ năng: - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.
3.Thái độ: - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật .
- Xa lánh các tệ nạn xã hội.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
KN hợp tác, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng từ chối
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh ảnh, Hiến pháp 1992
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
3. Bài mới: Giới thiệu
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: Giờ trước các em đã đi tìm hiểu 2 tình huống, biết được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn XH để nắm rõ hơn về tệ nạn XH chúng ta học tiếp nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động cua GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Nguyên nhân của tệ nạn xã hội
GV: -Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
-Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã hội mà em biết (học sinh tự kể)?
- Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội.
II. Nội dung bài học.
1/Nguyên nhân của tệ nạn xã hội
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Lười lao động, đua đòi, do tò mò, thiếu hiểu biết...
+ Khách quan: Do cha mẹ nuông chiều, bạn bè xấu rủ rê, chính sách kinh tế thị trường....
2. Tác hại của tệ nạn xã hội .
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS.
4/Củng cố: Nhắc lại nội dung đã học.
5/Hướng dẫn về nhà: - Xử lí các tình huống tương tự
- Chuẩn bị nội dung về cách phòng tránh các tệ nạn xã hội cho tiết sau
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tiết: 35
Ngày soạn: 16/4/2013
NGOẠI KHÓA PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ( T3)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
2. Kỹ năng: - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.
3.Thái độ: - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật .
- Xa lánh các tệ nạn xã hội.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
KN hợp tác, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng từ chối
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh ảnh, Hiến pháp 1992
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
3. Bài mới: Giới thiệu
a)/Khám phá:
b)/Kết nối:
Hoạt động cua GV & HS
Nội dung cần đạt
* Dựa vào sự hiểu biết về pháp luật em cho biết :
- Đối với toàn xã hội pháp luật cấm những hành vi nào ?
- Đối với pháp luật cấm những hành vi nào ?
- Đối với người nghiện ma túy pháp luật quy định gì ?
Học sinh giải quyết tình huống:
* Theo em điều gì sẽ xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông xa lạ đó.
* Nếu em là Hằng em sẽ làm gì ?
- Chúng ta cần phải làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội ?
3. Một số quy định của pháp luật
(GV trích dẫn các quy định của PL trong một số văn bản)
4. Cách phòng ngừa.
Có thể bị người đàn ông này dụ dỗ lợi dụng hoặc dẫn dắt mại dâm.
Không nghe lời dụ dỗ đó Phải cảnh giác không sa vào các tệ nạn xã hội .
- Sống giản dị , lành mạnh .
- Tuân thủ những quy định của pháp luật
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ở địa phương .
- ...
4/Củng cố: Nhắc lại nội dung đã học.
5/Hướng dẫn về nhà: - Xử lí các tình huống tương tự
- Dặn dò chia tay
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
File đính kèm:
- GIAO AN GDCD 12 chuan KTKN Tich hop 2013 2014.doc