Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Hoa Phượng

Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm pháp luật

- GV: Em hãy kể tên một số luật mà em biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành? việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?

* Vậy PL là gì?

- HS: Thảo luận

- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.

* Hoạt động 2: tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

- GV: Giới thiệu một số luật, sau đó cho HS n/xét về nội dung, hình thức:

- Hãy phân tích đặc trưng của luật HN & GĐ về nội dung, hình thức và hiệu lực pháp lí của luật?

+ Nội dung: Nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu, tôn trọng lẫn nhau phù hợp sự tiến bộ xh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Hoa Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp luật a) Pháp luật là gì? * PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. b) Các đặc trưng của pháp luật - Tính qui phạm phổ biến vì: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. ( khác các qui phạm xh khác- đạo đức xh). - Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện, bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật ( Là điểm khác đạo đức). VD sgk. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì: + Hình thức thể hiện của PL là các văn bản qui phạm PL + Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản QPPL + Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. 2. Bản chất của pháp luật PL vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội. a) Bản chất giai cấp của pháp luật - PL do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện - Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu PL nào; tuy nhiên, mỗi kiểu PL lại có biểu hiện riêng của nó. PL XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân , mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động b) Bản chất xã hội của pháp luật - PL mang b/c xh vì: + Các qui phạm PL bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xh.; do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi + PL không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. + Các QPPL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội. 5. Thực hành/ luyện tập: Giáo viên đưa các câu hỏi, học sinh trả lời: 1. Tại sao cần phải có pháp luật? 2. Theo em, nội quy nhà trường và điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? 3. Pháp luật mang bản chất gì? 6. Vận dụng: Làm bài tập 1, 3 trang 14 SGK Đọc phần tiếp theo của bài 1 Soạn ngày 20/8 Bài 1(tiếp) Tiết thứ:2 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG Lớp / sĩ số 12/1 12/3 12/5 12/7 12/9 12/11 12/13 Ngày giảng Thứ: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1.PL là gì? Đặc trưng của PL? Nội qui nhà trường, Điều lệ Đoàn TN CS HCM có phải là qui phạm PL không vì sao? 2. Phân tích bản chất giai cấp và xã hội của PL? 3. Khám phá 4. Kết nối Hoạt động của GV và HS Nội dung chính của bài * Hoạt động 1 - GV: Sử dụng PP thuyết trình và giảng giải: + Có thể xuất phát từ nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của PL để phân tích mối quan hệ giữa KT, CT, ĐĐ. + Cho HS đọc VD sgk và tự nhận xét. Thảo luận nhóm * Quan hệ giữa PL với kinh tế: + Trên cơ sở KT + Mối quan hệ có tính độc lập tương đối: PL vừa phụ thuộc KT, vừa tác động trở lại với KT (có thể tích cực hoặc tiêu cực: đưa ra ví dụ qua chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn hoặc thời kì bao cấp và thời kì đổi mới sau năm 1986 của nước ta * Quan hệ giữa PL với chính trị: + PL vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị; vừa là hình thức biểu hiện của chính trị. + Thể hiện tập trung mối qh giữa đường lối CT và PL; ý chí của g/c cầm quyền- ý chí của nhà nước. + Đường lối của Đảng được thể chế hoá thành PL; PL là công cụ đảm bảo đường lối được thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn xh. VD sgk. * Quan hệ giữa PL với đạo đức: + Đạo đức là những qui tắc xử sự hình thành trên cơ sở các quan niệm về thiện, ác, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm(con người tự điều chỉnh hành vi một cách tự giác cho phù hợp những chuẩn mực chung của xh). + Các qui phạm PL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức. Các giá trị đạo đức khi đã trở thành nội dung của qui phạm PL thì đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. + PL là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Những giá trị PL cũng là những giá trị đạo đức cao cả con người hướng tới. - HS: Trao đổi. Nêu VD thực tiễn - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế Trong mối quan hệ với kinh tế, PL có tính độc lập tương đối: một mặt, PL phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, tác động trở lại đối với kinh tế. + Sự phụ thuộc của PL vào kinh tế thể hiện ở chỗ, chính các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của PL. + PL tác động trở lại đối với kinh. Sự tác động này có thể là tích cực hoặc có thể là tiêu cực Nếu PL phù hợp phản ánh KQ các qui luật phát triển của KT nó sẽ tác động tích cực, kích thích KT phát triển và ngược lại. b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trị + Mối quan hệ giữa PL với chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và PL của nhà nước. Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có vai trò chỉ đạo trong việc xây dựng và thực hiện PL. Thông qua PL, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của Nhà nước + Ở Việt Nam, đường lối chính trị của Đảng được Nhà nước thể chế hóa thành PL. PL là công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện trong toàn XÃ HộI. c) Quan hệ giữa pháp luật với đ ạo đức + Trong hàng loạt QPPL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xh, nhất là PL trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xh, giáo dục. + PL la một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức + Những giá trị cơ bản nhất của PL – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới. 5/ Thực hành, luyện tập: - Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và PL vào bảng sau: Đạo đức Pháp luật Nguồn gốc Hình thành từ đời sống xh Các qui tắc xử sự trong đời sống xh, được nhà nước ghi nhận thành các qui phạm PL Nội dung Các quan niệm chuẩn mực thuộc đời sống tinh thân, tình cảm của con người (về thiện ác, công bằng danh dự, nhân phẩm) Các qui tắc xử sự ( việc được làm, phải làm, không được làm) Hình thức thể hiện Trong nhận thức, tình cảm con người. (điều chỉnh bằng lương tâm) Văn bản qui ph ạm PL Phương thức tác động Dư luận xh (người ta sợ dư luận xh hơn chính lương tâm bản thân mình). Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước 6/ Vận dụng - Nêu một số câu ca dao, tục ngữ về đạo đức được ghi nhận thành nôi dung qui phạm PL. -GV phát phiếu học tập cho HS đã chuẩn bị từ trước -Trình bày thêm sơ đồ 3 mối quan hệ PL với Đạo đức. -Chốt lại các kiến thức cơ bản. Soạn ngày 25/8 Bài 1(tiếp) Tiết thứ:3 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG Lớp / sĩ số 12/1 12/3 12/5 12/7 12/9 12/11 12/13 Ngày giảng Thứ: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1. Nêu mqhệ giữa PL với chính trị và KT? 2. Phân biệt đạo đức với PL theo bảng sgk tr 14. 3. Khám phá: 4/ Kết nối: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính của bài * Hoạt động 1 - GV: Yêu cầu HS hiểu chức năng kép của PL: Vừa là phương tiện quản lí nhà nước, vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cong dân. - Thảo luận nhóm: + Vì sao nhà nước phải quản lí xh bằng PL? Nêu VD? + Nhà nước quản lí xh bằng PL như thế nào? Liên hệ ở địa phương mà em biết? - HS: Thảo luận, đại diện trả lời. - GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 2 - Câu hỏi tình huống: Có quan điểm cho rằng, chỉ cần phát triển KT thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu cực trong xh. Vì vậy, quản lí xh và giải quyết các xung đột bằng các công cụ KT là thiết thực nhất, hiệu quả nhất! Ý kiến của em? - HS: Thảo luận, đại diện trả lời. - GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận. * KL: PL vừa là phương tiện quản lí nhà nước, vừa là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. (Nêu VD thực tiễn để HS khắc sâu kiến thức) 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội - Không có PL, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có PL, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ - Quản lí bằng PL sẽ đảm bảo tính dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện PL - PL do nhà nước ban hành để điều chỉnh các qhệ xã hội một cách thống nhất và đượcđảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. - Nhà nước ban PL và tổ chức thực hiện PL trên phạm vi toàn xã hội, đưa PL vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội. b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. -Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản QPPL, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình - Các văn bản PLPL về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm PL xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ vào các quy định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình * Bài học: - Tôn trọng PL, thực hiện đúng các quy định của PL ở mọi lúc, mọi nơi phù hợp với lứa tuổi. - Phê phán những hành vi vi phạm PL, khuyến khích những việc làm đúng PL 5/ Thực hành, luyện tập: Hiểu: PL là phương tiện để CD bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 8 sgk tr 15-câu đúng a, b, e, g. Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhấ, PL là: Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. Hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước Hệ thống các qui tắc xử sự được hình thành theo đk cụ thể của từng địa phương. 6/ Vận dụng: Làm bài tập 7, trang 15 SGK VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: . ....

File đính kèm:

  • docbai 1 Phap luat va doi song tich hop KNS va Chuankt kn song.doc
Giáo án liên quan