Trong nhà trường THPT môn GDCD có vị trí quan trọng. Nó là một bộ môn khoa học xã hội nhằm phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai, nguồn nhân lực cho đất nước.
Nó trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản, thiết thực phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ với bản thân,với mọi người, với công việc và môi trường sống.
Bước đầu hình thành cho các em những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo dục ý thức, kỹ năng vận dụng pháp luật sẽ góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, đạo dức tốt đẹp, những thói quen và hành vi đạo đức pháp luật đúng đắn. Nó trang bị cho học sinh phương pháp tư duy linh hoạt, khoa học, luôn có suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Đoàn Văn Phấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Hoặc khi dạy bài cuối cùng của chương trình GDCD 12 bài : PHÁP LUẬT VỚI HOÀ BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI. Tôi sẽ sử dụng một số hình ảnh minh hoạ cho bài học như sau:
Lễ ký kết các điều ước quốc tế.
Lễ kí kết hiệp định các nước ASEAN
Lễ kí kết hiệp định VN - TQ
HÌNH ẢNH MINH HOẠ VỀ QUYỀN TRẺ EM
UBDS GĐ & trẻ em
Sinh nhật con
Trẻ em, đến trường, học tập vui chơi
Trẻ em đến trường
trẻ em
Trẻ em được uống thuốc,chăm sóc sức khoẻ.
MỐI QUAN NHỆ HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
Pháp
Cuba
Mỹ
Campuchia
Nhật
Sử dụng bảng thống kê số liệu, sơ đồ:
Bảng thống kê, số liệu, sơ đồ ấy sẽ là những minh chứng có sức thuyết phục, và dễ nhớ nhất, sinh động nhất. Nó có tác dụng thuyết phục người nghe gấp nhiều lần so với lý thuyết chung chung. Từ đó các em nắm bài vững, hiểu bài sâu.
Chẳng hạn: Khi giảng bài 7 : “ CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ” (GDCD 12) để minh hoạ cho nội dung kiến thức: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân, tôi dùng bảng thống kê các số liệu như sau:
SỐ LIỆU VỀ QUỐC HỘI VIỆT NAM
(Nguồn từ Website của Quốc hội
Qua các khoá
Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số (%)
Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ (%)
Quốc hội khoá II
7,7
2,5
Quốc hội khoá II
16,5
13,5
Quốc hội khoá VIII
14,1
18
Quốc hội khoá IX
16,7
8,8
Quốc hội khoá X
17,3
26,2
Quốc hội khoá XI
17,2
27,3
Qua bảng số liệu dẫn chứng ở trên, tôi có thể khẳng định cho các em thấy rõ rằng quyền dân chủ của công dân của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa không những chỉ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà còn được hiện thực hoá trên thực tiễn. Từ đó các em cũng thấy rằng quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, không hề có sự phân biệt đối giữa dân tộc đa số hay thiểu số, giữa nam hay nữ, miền núi hay đồng bằng.
- Hoặc khi kết thúc bài học “THỰC HIỆN PHÁP LUẬT”(bài 2 gdcd 12) để củng cố kiến thức cho học sinh một cách toàn diện, tôi sẽ sử dụng sơ đồ mô tả mối quan hệ biện chứng giữa thực tiển xã hội và pháp luật, giữa xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và hoàn thiện pháp luật.
Quan hệ pháp luật
Pháp luật
Thực tiễn xã hội
Xây dựng pháp luật
Thực tiễn pháp luật
Thực hiện pháp luật
Vi phạm pháp luật
Sau khi học sinh dựa vào sơ đồ để trình bày củng cố kiến thức, giáo viên sẽ khái quát lại, và kết luận. Từ thực tiễn xã hội các nhà Lãnh đạo, nhà quản lý, những nhà làm luật sẽ xây dựng, hình thành lên pháp luật. Từ đó sẽ hình thành lên mối quan pháp luật, trong mối quan hệ đó nó diễn ra hai quá trình đó là Thực hiện pháp luật và vi phạm pháp luật tức là lúc pháp luật thực thi trên thực tiễn. Từ thực tiễn đó Nhà nước sẽ đúc rút ra những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành để bổ sung, xây dựng và hình thành nên một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đó cũng chính là mối quan hệ biện chứng giữa thực tiển xã hội và pháp luật, giữa xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và hoàn thiện pháp luật.
Chẳng hạn khi dạy tới bài 9- TIẾT 1: PHÁP LUẬT VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
Giáo viên sử dụng sơ đồ này vào dạy phần vai trò tác động của pháp luật đối với kinh tế đất nước.
Khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Quyền tự do (bình đẳng) kinh doanh của công dân
Nghĩa vụ của người kinh doanh: KD đúng ngành nghề, bảo vệ môi trường...
Vai trò và tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Pháp luật thừa nhận và bảo đảm quyền tự do KD của công dân
- Mọi công dân có điều kiện phát huy khả năng của vào sự PT và tăng trưởng KT của đất nư ớc.
Các quy định của PL về thuế
tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD, là động lực thúc đẩy SXKD phát triển
Từ sơ đồ trên, giáo viên yêu cầu học sinh hãy trình bày vai trò và tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước . Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên sẽ khái quán lại, từ đó người học sẽ hiểu và khắc sâu về vai trò của pháp luật đối với kinh tế đất nước.
Giáo viên kết luận : Vai trò và tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước thể hiện ở ba vai trò cơ bản đó là :
+ Pháp luật sẽ tạo ra khung pháp lý cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong vòng trật tự của nó - tức ở đó nó sẽ quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh đối với đất nước.và xã hội .
+ Pháp luật thừa nhận quyền sản xuất kinh doanh của công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật, khi đó pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân phát huy tối đa khả năng của mình vào tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước – làm giàu cho xã hội, làm cường thịnh cho quốc gia.
+ Cuối cùng các quy định của PL về thuế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD, là động lực thúc đẩy SXKD phát triển, và cũng là nguồn thu duy nhất để xây dựng và kiến thiết đất nước.
=> Như vậy. có thể khẳng định vai trò của pháp luật đối với quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước là cực kỳ quan trọng mà không một công cụ nào có thể thay thế được.
II. NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU CÁCH THỨC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN HỢP LÝ.
Cùng với việc lựa chọn, tìm hiểu các phương tiện, đồ dùng trực quan người giáo viên còn phải suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra cách thức sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Học đạo đức, pháp luật, tìm hiểu về đạo đức, pháp luật sử dụng đồ dùng trực quan là cần thiết, nhưng không phải tiết dạy nào cũng sử dụng tất cả các loại đồ dùng trực quan. Vì sử dụng tuỳ tiện, không đúng mục đích sẽ không đem lại kết quả mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, hiệu quả dạy và học. Do đó người dạy phải xem ở mỗi loại phương tiện, đồ dùng trực quan nên sử dụng vào mục đích gì? Và sử dụng như thế nào? Qua quá trình dạy học và nghiên cứu, tôi thường sử dụng đồ dùng trực quan vào những mục đích như sau:
Một là: Sử dụng đồ dùng trực quan khi giới thiệu vào bài mới, làm lời dẫn chuyển ý hoặc kết thúc bài giảng.
Hai là: Khi cần tìm hiểu về nội dung kiến thức cơ bản, một khái niệm, một định nghĩa nào đó, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan như băng hình, số liệu, sơ đồ, bảng thống kêyêu cầu học sinh theo dõi, quan sát, thảo luận nhằm phát hiện và rút ra những nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm. Lúc này giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn chứ nhất thiết không phải trình bày khi học sinh có thể tự làm được.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Việc áp dụng đồ dùng trực quan bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn giáo dục công dân 12 là một việc làm cần thiết và hiệu quả. Nếu như trước đây học sinh học môn GDCD với thái độ miễn cưỡng, thờ ơ, không khí lớp học nhàm chán dẫn đến chất lượng giờ học chưa cao thì sau khi áp dụng giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh học hào hứng hơn, không còn miễn cưỡng, thờ ơ, thụ động mà trở nên tích cực tư duy, chủ động giải quyết vấn đề, giờ học không còn nhàm chán tẻ nhạt mà rất sôi nổi. Việc áp dụng phương pháp này không chỉ giúp cho giờ học thêm sinh động mà còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng liên hệ thực tế, có thể giải thích cũng như phân tích những hiện tượng, sự kiện mang tính thời sự. Từ đó, học sinh không còn xem bộ môn này chỉ là lý thuyết suông, trừu tượng, khó hiểu, trái lại còn thấy được những kiến thức pháp luật mà môn học cung cấp rất gần gũi và cần thiết với cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy giải pháp của tôi đã góp phần làm thay đổi thái độ học tập của học sinh đối với môn giáo dục công dân theo hướng tích cực và cũng từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy bộ môn này.
C. KẾT LUẬN.
Theo tôi để có một giờ dạy Giáo dục công dân 12 có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Muốn giờ dạy pháp luật đạt hiệu quả cao, có sức thuyết phục, lôi cuốn học sinh phải sử dụng đồ dùng trực quan. Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Để sử dụng tốt đồ dùng trực quan giáo viên phải hiểu rõ nội dung, yêu cầu của tiết dạy. Phải biết lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, hiểu và biết tường tận những chi tiết cần thiết trong mỗi đồ dùng trực quan để phát huy hết tác dụng của những đồ dùng, phương tiện trực quan đó.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi đảm bảo việc thực hiện đúng với nội dung SGK, vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh mà có sự khai thác hợp lý khác nhau.
Phải coi đồ dùng, phương tiện trực quan như một loại hình kiến thức riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không phải là phương tiện trực quan minh hoạ đơn thuần. Khi sử dụng giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kĩ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình bày, giới thiệu. Học sinh có thể nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết.
Sử dụng đồ dùng trực quan là quan trọng nhưng không được lạm dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được kết hợp hài hoà với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh. Chỉ khi nào học sinh được tư duy trên cơ sở quan sát phương tiện, đồ dùng trực quan thì lúc đó mới được coi là tiết dạy thành công.
Muốn sử dụng tốt đồ dùng trực quan người giáo viên dạy Giáo dục công dân 12 còn phải thường xuyên đọc báo, tìm hiểu những thông tin trên mạng Internet, nghe đài, xem truyền hình, tìm hiểu tình hình địa phương để nắm bắt kịp thời những tin tức thời sự mới nhất, chính xác nhất để đưa vào bài giảng.
Trên đây là những phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy Giáo dục công dân lớp 12 của tôi. Những giải pháp này mới chỉ là bước đầu chắc chắn sẽ có nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các cấp lãnh đạo của các quý đồng nghiệp để cho giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Đà Loan, ngày 01 tháng 03 năm năm 2010
Người viết
Đoàn Văn Phấn
File đính kèm:
- GIAI PHAP HUU ICH GDCD 12 2010.doc