Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Công dân với pháp luật - Hồ Thị Thanh Hà

-Gv: Nêu một số quy định của Hiến pháp, luật .

- Điều 57(HP) : Công dân có quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Điều 80(HP) : Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

- Luật Giao thông quy định :Cấm vượt đèn đỏ ; cấm đua xe trái phép ; cấm uống rượu khi tham gia giao thông.

? Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người ?

? Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em đúng hay sai? Vì sao?

? Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật? Mục đích của việc ban hành pl?

?Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo pl được thi hành và tuân thủ trong thực tế? Chủ thể đó dựa vào đâu để ban hành pl và để pl được t/h?

- Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi trên.

- Gv: Phân tích thêm các câu trả lời của học sinh và qua đó yêu cầu hs rút ra khái niệm pháp luật?

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Công dân với pháp luật - Hồ Thị Thanh Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí . 2. Về kỹ năng: - Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ hành vi: - Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật - Ủng hộ hành vi đúng pháp luật, phê phán hành vi vi phạm pháp luật. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ NĂNG SỐNG - Sách giáo khoa GD CD lớp 12 ; sách gv lớp 12; các tài liệu liên quan đến bài học. - Phương tiện : Sơ đồ, biểu bảng, giấy khổ lớn, bút dạ... - Kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán hành vi VPPL III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức . 2. Hỏi bài cũ : Kiểm tra viết 15 phút 3. Bài mới Pháp luật với ý nghĩa là phương tiện quản lý của Nhà nước, phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật chỉ phát huy tác dụng khi đa số tán thành và thực hiện nghiêm chỉnh. Vậy thực hiện pháp luật là gì? Cách thức thực hiện và trách nhiệm pháp lí như thế nào? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật. - Gv :Sử dụng pp đàm thoại. ? Em hãy lấy một vài ví dụ về vi phạm pháp luật? Ví dụ : Đua xe máy trái phép, kinh doanh không nộp thuế... ? Hành vi vi phạm pháp luật có phải là thực hiện pháp luật không? - Hs : Lấy ví dụ, phân tích. - Gv: Trái với hành vi vi phạm pháp luật là hành vi gì? Lấy vài ví dụ? ? Thế nào là thực hiện pháp luật ? - Hs : Trả lời các câu hỏi trên. - Gv: Phân tích và chốt k/n lên bảng. + THPL là hành vi phù hợp với những qui định củ pl -> Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức phù hợp với qui định của pháp luật đều được coi là biểu hiện thực thực tế các qui phạm pl. + THPL là hành vi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức -> hành vi không trái, không vượt quá phạm vi qui định của pl, có lợi cho nhà nước và công dân. Người có hành vi hợp pháp là người làm những gì mà pháp luật cho phép làm, pháp luật qui định phải làm và không làm những gì pl cấm. - Hs : Trả lời các câu hỏi trên. - Gv: Phân tích và chốt k/n lên bảng.. Hoạt động 2 Tìm hiểu các hình thức thực hiện PL - Gv: Nêu câu hỏi. ?Theo khoa học pháp lí có mấy hình thức thực hiện pháp luật ? - Hs: Trả lời - Gv: Kết luận - Gv: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm tìm hiểu 4 hình thức thực iện pháp luật theo gợi ý câu hỏi. N1: Tìm hiểu về hình thức sử dụng PL. ? Chủ thể nào có quyền sử dụng pháp luật? ? Chủ thể đó sử dụng pháp luật ntn? Lấy vài ví dụ? VD: Công dân A viết đơn kiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. ->Công dân A đã sử dụng quyền khiếu nại của mình theo qui định của PL. N2: Tìm hiểu về hình thức thi hành PL. ? Chủ thể nào có quyền thi hành pháp luật? ? Chủ thể đó thi hành pháp luật ntn? Lấy vài ví dụ? VD: Cơ sở SX-KD xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn ra môi trường. -> Chủ động thực hiện công việc mình phải làm theo qui định tại K1,Đ37Luật BVMT năm 2005. N3: Tìm hiểu hình thức tuân thủ PL. ? Chủ thể nào có n/v tuân thủ pháp luật? ? Chủ thể đó tuân thủ pháp luật ntn? Lấy vài ví dụ? VD: Không tự tiện chặt phá rừng; không săn bắt động vật quí hiếm, không khai thác, đánh bắt cá ở ven sông, biển bằng công cụ, phương tiện có tính hủy diệt.. N4: Tìm hiểu về hình thức áp dụng PL. ? Chủ thể nào có quyền áp dụng pháp luật? ? Chủ thể đó áp dụng pháp luật ntn? Áp dụng pháp luật trong trường hợp nào? Lấy vài ví dụ? VD: TH1: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định điều chuyển bộ từ Sở GD-ĐT sang Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch.-> Chủ tịch UBND tỉnh đã áp dụng luật cán bộ, công chức. TH2: Cảnh sát giao thông phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy 100.000 đồng. - Hs: Thảo luận trong 3 phút sau đó cử đại diện trình bày. - Gv: Giảng giải, kết luận ? Từ phân tích trên, em hãy cho biết hình thức sử dụng pháp luật khác với các hình thức còn lại ở chỗ nào? - Hs: Trả lời - Gv: Kết luận 1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật. a. Khái niệm thực hiện pháp luật. + Là quá trình hoạt động mục đích. + Làm cho cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật . Có bốn hình thức thực hiện pháp luật: - Thứ nhất: Sử dụng pháp luật. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép. - Thứ hai : Thi hành pháp luật. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Thứ ba: Tuân thủ pháp luật. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Thứ tư: Áp dụng pháp luật. Các cơ quan, công chức nhà nước căn cứ vào qui định pl, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Đó là trường hợp: + Ban hành các quyết định cụ thể. + Xử lý vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức. Tóm lại: Nếu như việc xây dựng và ban hành pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật thì ngược lại thực hiện pháp luật là quá trình đưa pháp luật trở lại đời sống. Việc thực hiện pháp luật tốt hay không tốt, pháp luật có đi vào đời sống hay không, trước tiên là do mỗi cá nhân, tổ chức có chủ động, tự giác thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật. Hi vọng rằng các em luôn là những người thực hiện tốt pháp luật để luôn là những công dân có ích cho xã hội. 4.Củng cố, luyện tập. - Gv: Cho học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản để củng cố bài học. - Gv: Yêu cầu học sinh đọc Bài đọc thêm 1qua đó rút ra ý nghĩa bài học. 5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK trang 26 - Đọc trước tiết 2 của bài 2 PPCT: 05 Ngày soạn: 29/10/ 2013 Bài 2 : THỰC HIỆN LUẬT PHÁP LUẬT (Tiết 2) 1. Ổn định tổ chức. 2. Hỏi bài cũ: CH: Thế nào là thực hiện pháp luật? Chỉ ra điểm khác giữa hình thức sử dụng pháp luật với các hình thức còn lại? 3. Bài mới : Trên cơ sở câu trả lời của học sinh , giáo viên khái quát vào nội dung của tiết học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật - Gv: Yêu cầu học sinh đọc tình huống ở SGK . ?Căn cứ những dấu hiệu nào chúng ta khẳng định hành vi của bố con A là vi phạm phạm pl ? ? Hành vi vi phạm pháp luật phải có đủ những dấu hiệu cơ bản nào? Vậy hậu quả do hành vi vi pháp luật gây ra là gì? CH: Căn cứ vào đâu để xác định người có hay không có năng lực trách nhiệm pháp lí ? - Hs: Lấy ví dụ làm rõ nội dung trên. - Gv: Tiếp tục nêu câu hỏi. CH: Theo em trong tình huống trên bố con A có lỗi không? Vì sao? CH: Vậy, thế nào là vi phạm pháp luật? - Hs: Suy nghĩ trả lời. - Gv: Nhận xét, chuẩn kiến thức cơ bản. Hoạt động 2 Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý (Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác). - Gv: Cho học sinh nêu ví dụ về vi phạm pháp luật, phân tích ví dụ để rút ra khái niệm trách nhiệm pháp lí. - Gv: Nêu câu hỏi. CH: Trách nhiệm pháp lí là trách nhiệm của ai? Của các chủ thể vi phạm pháp luật . CH: Chịu trách nhiệm pháp lí trước ai ? Trước nhà nước. CH: Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện như thế nào ? - Là nghĩa vụ của họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng. - Hs: Trả lời các câu hỏi trên. - Gv: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. - Gv: Nêu câu hỏi. CH : Vậy mục đích của việc áp dụng các biện pháp cưởng chế đó là gì? CH: Nêu một vài ví dụ minh hoạ ? CH: Vậy việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải tuân theo những yêu cầu nào ? - Hs: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. - Hs: Phân tích và lấy ví dụ về các yêu cầu cơ bản việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. - Gv: Kết luận. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý . a. Vi phạm pháp luật . *Các dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật. Hành vi: Hành động (Làm trái qui định pl) Không hành động(Không làm những việc mà theo quy định của pháp luật phải làm). - Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Căn cứ : Độ tuổi theo quy định của pl Năng lực chủ thể ( sức khỏe, tâm lí) - Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. => Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lý. * Khái niệm : Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. * Mục đích: - Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. + Buộc họ chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. + Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt. + Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật => Để bảo vệ các trật tự, lợi ích bị xâm phạm, đảm bảo các quan hệ xã hội diễn ra và phát triển đúng hướng - Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc hạn chế những việc làm trái pháp luật. - Gv : Chốt lại kiến thức cơ bản của bài học KIỂM TRA 15 PHÚT Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) 1.Đề ra trắc nghiệm ở đề in sẵn 2. Đáp án: Đề số 1 Đề số 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D D B D B B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A B C B D D C Phần II: Tự luận (7 điểm) Đề số 1 Câu hỏi: Theo em nội quy nhà trường có phải là văn bản qui phạm pháp luật không? Đáp án: Yêu cầu học sinh trả lời được cá ý sau: - Nội quy nhà trường không phải là văn bản qui phạm pháp luật. - Vì: + Đó chỉ là những quy định, nội quy chỉ áp dụng cho một trường học. + Không phải do Nhà nước ban hành. + Không phải là quy tắc xử sự chung . + Không mang tính qui phạm phổ biến. Đề số 2 Câu hỏi: Theo em Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản qui phạm pháp luật không? Đáp án: Yêu cầu học sinh trả lời được cá ý sau: - Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải là văn bản qui phạm pháp luật. - Vì: + Đó là quy phạm xã hội chỉ áp dụng cho tố chức của Đoàn. + Không có tính qui phạm phổ biến,

File đính kèm:

  • docTiet 13(1).doc
Giáo án liên quan