Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chuyên đề sử dụng tình huống trong giảng dạy

Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực đặc biệt đó là năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực thích ứng. Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn.

 Trong quá trình day học cụ thể là trong nội dung chương trình lớp 12 chủ yếu là tìm hiểu về pháp luật, chẳng những phải truyền thụ cho các em hiểu những kiến thức cơ bản về pháp luật mà còn phải giúp các em biết vận dung kiến thức đó vào thực tiễn, đồng thời trong qua trình học cần phải phát huy tính tích cực, chủ động đón nhận kiến thức của học sinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chuyên đề sử dụng tình huống trong giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung chương trình lớp 12 chủ yếu là tìm hiểu về pháp luật, chẳng những phải truyền thụ cho các em hiểu những kiến thức cơ bản về pháp luật mà còn phải giúp các em biết vận dung kiến thức đó vào thực tiễn, đồng thời trong qua trình học cần phải phát huy tính tích cực, chủ động đón nhận kiến thức của học sinh. khi sử dụng tình huống trong giảng dạy tôi nhận thấy khả năng tiếp thu bài học của học sinh nhanh hơn, tạo ra được sự hứng thú, tập trung, sôi nổi đóng góp ý kiến và thông qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng sống, phát huy tính tích cực cho học sinh. II, Giải quyết vấn đề: 1,Cơ sở * Cơ sở lí luận: Theo Soul.Robinsohn dạy học theo tình huống dựa trên quan điểm giáo dục:”Giáo dục là chuẩn bị cho người học hướng vào giải quyết các tình huống của cuộc sống” Trong các phương pháp giảng dạy hiện nay thì phương pháp giảng dạy theo tình huống là một phương pháp khá phổ biến trong thực hiện các mục tiêu giáo dục hiện nay. Tạo cho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó (diễn đạt, nhận xét). Tạo điều kiện để người học có thể trao đổi lân nhau và trao đổi với giáo viên. Như vậy dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, theo đó việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp, gắn với các tình huống thực tế trong cuộc sống. Thông qua đó người học có thể vận dụng các tình huống của cuộc sống để học sẽ dẫn đến hình thành kĩ năng cho người học. * Cơ sở thực tiễn: Thuận lợi - Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 có nhiều nội dung không những phù hợp với dạy học theo tình huống mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho học sinh làm bài tập tình huống - Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học. - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - Dạy học theo tình huống phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực. Khó khăn: - Nội dung môn GDCD 12 mới, khô, khó, dài nên, GV khó dạy, HS khó học. - Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. - Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 12 không phong phú, chưa phổ biến - Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn naỳ còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong 2, Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Khái niệm: Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó có chứa đựng mâu thuẫn, sung đột. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đụng sung đột Tình huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học. 2.2. Yêu cầu sư phạm: 2.2.1. Cách thức sử dụng tình huống: - Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy thuộc từng nội dung vấn đề. - Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như: Bạn nghĩ điều gì sẽ sảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A, nhân vật B? Vấn đề này có thể được ngăn chặn như thế nào? Ví dụ: Bài 2: Thực hiện pháp luật. Giáo viên có thể sử dụng tình huống sau: Tình huống: Chung đi xe máy qua ngã tư đường phố thì bị một CSGT yêu cầu dừng xe và ghi biên lai sử phạt về hành vi vượt đèn vàng. Chung cho rằng, hành vi của CSGT là hành vi thưc hiện sai pháp luật, còn hành vi của mình là thực hiện đúng pháp luật. Trên thực tế, Chung đã vi phạm pháp luật vì đã vượt đèn vàng không đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định: Tín hiệu vàng là báo sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sang, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp. Câu hỏi Theo em, hành vi của người CSGT có đúng là hành vi thực hiện pháp luật không ? nếu đúng thì đó là hành vi áp dụng pháp luật hay tuân thủ pháp luật ? Hành vi vượt đèn vàng không đúng quy định của chung là hành vi gì? Qua tình huống nay em rút ra cho mình bài học gì ? - Tình huống phải vừa sức với học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể. - Tình huống cần phải chứa đựng mâu thuẫn. - Tình huống cần liên hệ với công việc hiện tại, liên quan đến nghề nghiệp tương lai của học sinh. Ví dụ: Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo viên có thể sử dụng tình huống sau: Tình huống: Anh H cùng giám đốc Công ti vận tải Y thỏa thuận về kí kết hợp đồng lao động, theo đó , anh H được nhận vào làm việc tại Công ti này với thời hạn xác định. Thế nhưng, trong hợp đồng lại không ghi rõ anh H sẽ làm việc gì. Theo anh H việc làm như vậy là trái pháp luật nên anh đã đề nghị bổ sung về nội dung này. Thế nhưng ông giám đốc thì nhất định không nghe vì ông cho rằng sau này anh H làm gì là thuộc quyền quyết định của ông mà không cần phải gi rõ trong hợp đồng. Thâý vậy anh H đã từ chối kí hợp đồng. Câu hỏi Anh H có quyền gi rõ trong hợp đồng về công việc phải làm không ? Anh H có quyền thỏa thuận với Giám đốc về những nội dung được ghi trong hợp đồng không ? - Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học và để mở nhiều hướng giải quyết. Ví dụ: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Giáo viên có thể sử dụng tình huống sau: Tình huống: Tạ Văn B đang tháo khóa xe máy của khách hang thì bị bắt quả tang Hai người bảo vệ xông vào đánh đấm túi bụi rồi thả ra. Thấy vậy, người quản lí cửa hang nói: Đáng lí ra các cậu phải bắt giữu ngay và giải về trụ sở công an mới phải. Khi ấy hai người bảo vệ nói: Nó ăn cắp của khách hang nhà mình thì mình đánh nó là dược rồi, còn bắt nó thì mình không có quyền, vì mình không phải là công an. Câu hỏi Hành động của hai người bảo vệ có đúng pháp luật không ? Trong trường hợp này, pháp luật có cho phép bắt người không? Nếu là em em sẽ hành động như thế nào ? - Tình huống cần có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có các giải pháp duy nhất đúng. Ví dụ: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Giáo viên có thể sử dụng tình huống sau: Tình huống: Tại một ngã tư đường phố H chứng kiến một tên trộm đang loay hoay ăn trộm xe máy. Thấy vậy H đã hô lên và đuổi theo để bắt tên trộm, tuy nhiên do khoảng cách khá xa nên tên trộm đã chạy thoát. Hôm sau khi đi chơi H đã gặp lại tên trộm xe máy đó. Câu hỏi Khi thấy tên trộm đang loay hoay trộm xe máy. H có được đuổi bắt tên trộm không ? Tại sao ? Hôm sau khi gặp lại tên trộm , nếu em là H trong trường hợp này em sẽ làm gì? 2.2.2. Các bước tiến hành: Học sinh đọc (hoặc xem hay nghe) tình huống thực tế và nghiên cứu về nó. Giáo viên đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn học sinh lien quan đến tình huống. Thảo luận tình huống thực tế. Thảo luận các vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế. 2.2.3. Các đặc điểm của dạy học tình huống hiệu quả và kém hiệu quả: GV có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của học sinh qua một số tiêu chí sau: Sự tập trung. Sự tham gia. Ý thức của học sinh. Mức độ sôi nổi. 3. Kiểm chứng: Thông qua các giải pháp đã thực hiên trong việc giảng dạy lớp 12 đã đạt được những kết quả như sau: Đối với lớp chưa áp dụng phương pháp dạy học tình huống: Lớp Số học sinh nhận thức tốt Số học sinh nhận thức khá Số học sinh nhận thức TB Số học sinh nhận thức Yếu 12A 0% 15,6% 75% 9,4% Đối với lớp áp dụng phương pháp dạy học tình huống: Lớp Số học sinh nhận thức tốt Số học sinh nhận thức khá Số học sinh nhận thức TB Số học sinh nhận thức Yếu 12B 9.4% 46.8% 40.6% 3.2% 12C 9.4% 60,6% 26.7% 3,3% 4.Kết quả đạt được: Dạy học tình huống là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của HS, khuyến khích HS tham gia bài học một cách sôi nổi, chủ động. Ngoài ra HS cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này.Cụ thề là: - Khả năng hoà nhập, kĩ năng giao tiếp tốt hơn. - Khả năng vận dụng kiến thức. - Kết quả và thành tích học tập cao hơn: + Kiến thức của HS không bị bó hẹp ở lí luận mà còn mang tính thực tiễn. + Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 5.Bài học kinh nghiệm: Để tổ chức dạy học có hiệu quả, có nhiều phương tiện giúp giáo viên kích thích học sinh tham gia bài học. Do đó, tuỳ theo nhu cầu và mục tiêu của mình, giáo viên có thể chọn các phương tiện phù hợp. Sau đây là một số cách giáo viên có thể dung: - Viết tình huống lên bảng phụ. - Các tài liệu trực quan như hình ảnh. - Băng ghi âm hoặc hình. - Các tài liệu thu thập trên mạng internet. - Có sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, CSVC của nhà trường,mà giáo viên có thể sử dụng để kích thích quá trình hoạt động của học sinh, tạo hứng khởi cho thành viên trong lớp tham gia tiếp thu kiến thức. III,Kết luận: Chúng ta nhận thấy rằng, việc giáo dục cho học sinh không chỉ là giáo dục kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là giáo dục thái độ, cách ứng xử, cư xử của các em . Do đó, với vai trò và trách nhiệm đó, Giáo viên không chỉ không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn trực tiếp trao đổi, chia sẻ ở những vấn đề đời thường nhất, để các em hiểu rằng, chính các em mới là đối tượng chính trong tiến trình dạy và học hiện nay. Bằng cách giảng dạy thông qua các tình huống giúp cho học sinh nắm rõ hơn về nội dung kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sống. Bản thân tôi nhận thấy rằng trong quá trình giảng dạy cũng rút ra được cho mình nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích trong qua trình giảng dạy. Đây là chuyên đề của tôi được đúc kết từ những thực tiễn trải nghiệm của bản thân, do đó sẽ không thể tránh khỏi sơ suất và sai sót. Mong nhận được những đóng góp quý báu của các đồng chí để đề tài của tôi được trọn vẹn hơn, hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Người thực hiện Hà Mạnh Hùng

File đính kèm:

  • docChuyen de Su dung tinh huong trong giang day GDCD lop12.doc
Giáo án liên quan