Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (bản đẹp)

Nêu được khái niệm, nhận biết được những nội dung cơ bản và ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo của công dân.

Nhận thức được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo của công dân.

 2. Về kỹ năng

Từ việc hiểu được nội dung bài học đi đến biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo của công dân mà không trái với các quy định của pháp luật.

 3. Về thái độ

Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo của công dân.

Ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền học tập, sáng tạo từ đó thực hiện tốt quyền lợi của mình.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sống gia đình khó khăn, nên chuyện A Trâm, A Byưh đi học không được hai gia đình quan tâm nhiều lắm. Nhưng càng đi học thì A Byưh và A Trâm càng quấn quýt lấy nhau. Năm 2002, cả A Trâm và A Byưh đều được vào lớp một, trường ở xa hơn, cách nhà khoảng gần nửa cây số, nhưng hai đứa vẫn dìu nhau tới trường. Chị Y Tranh kể: Những lúc trời mưa gió, đường sá lầy lội, đi lại hết sức khó khăn. Dìu nhau đi học, mặt đứa nào đứa nấy bê bết bùn. Thương con đến chảy cả nước mắt. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chị phải nhận khoán vườn cây cao-su chăm sóc, phải đi làm từ ba, bốn giờ sáng để lấy tiền nuôi cả nhà... Thấy con quá vất vả, chị khuyên cháu nên nghỉ học ở nhà, nhưng A Trâm khóc không chịu, nhất quyết đòi bằng được đi học. Lên cuối lớp một thì A Byưh bắt đầu cõng được A Trâm. Và cũng bắt đầu từ đó, suốt hơn năm năm qua, A Byưh tự nguyện cõng bạn đi học. Chuyện một cậu bé tật nguyền người dân tộc thiểu số ham học, lại học giỏi của Trường tiểu học Ya Chim I được nhiều cấp ngành địa phương biết đến. A Trâm  được quỹ chăm sóc trẻ thơ, Hội Khuyến học thị xã Kon Tum và nhiều tổ chức xã hội khác tặng học bổng, tặng xe lăn cho trẻ em nghèo vượt khó. Năm năm liền ở bậc tiểu học, A Trâm đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Không một chút mảy may so bì với bạn, A Byưh một mực thủy chung sáng nào cũng đến tận nhà cõng A Trâm đi học. Nhà A Byưh nghèo, lại có đến năm anh em, A Byưh là con thứ ba trong gia đình. Ngoài việc đi học, em còn phải giúp bố mẹ chăn bò, giữ em. Anh Apyưm - bố của A Byưh cho biết: A Byưh rất hiền lành và tốt bụng. Ở nhà hay nhường nhịn và chưa bao giờ đánh em, nhưng nhút nhát, ít nói. Việc A Byưh cõng bạn đi học, cháu không nói với bố mẹ nhưng cả nhà đều biết. Không những không ngăn cấm con, mà khi thấy A Byưh vất vả cõng bạn, bố mẹ của em còn trích nguồn tiền tiết kiệm 700.000 đồng để mua một chiếc xe đạp cho A Byưh chở bạn. Năm học 2008 - 2009 này cả hai em đều được lên lớp 6. Từ nhà đến trường hơn bốn km, nhưng ngày nào cũng vậy, 11 giờ trưa là em đã có mặt ở nhà A Trâm để chuẩn bị chở bạn đến trường. Những ngày mưa gió, nhìn hai bạn trên chiếc xe đạp cà tàng đến lớp, thầy trò Trường THCS Ya Chim đều cảm động trước tình bạn chân thành, thủy chung và tinh thần hiếu học của hai em. Thầy giáo Nguyễn Văn Thịnh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của hai em, Công đoàn nhà trường đang thực hiện cuộc vận động các thầy giáo, cô giáo trong toàn trường quyên góp để mua tặng hai em một chiếc xe đạp tốt, để hai em đến trường được thuận lợi hơn. Trong các buổi chào cờ đầu tuần nhà trường đã nêu gương hai em cho học sinh toàn trường học tập. Nhà trường cũng đã động viên các học sinh ở lớp 6C (lớp của em A Trâm), và lớp 6A (lớp của em A Byưh) cố gắng hết sức để giúp đỡ về vật chất và tinh thần để động viên các em học tập. Ước mơ của A Trâm là noi gương Nguyễn Ngọc Ký, em muốn trở thành một thầy giáo trường làng để dạy cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn mù chữ. Còn A Byưh thì ước mơ  sau này  trở thành bác sĩ để khám, chữa bệnh cho bà con trong làng. Ðể đạt được ước mơ, chặng đường phía trước còn dài. Mong cho các em vượt qua được chính mình. Và tin rằng với tình bạn sâu sắc, với sự giúp đỡ của cộng đồng các em sẽ đạt được ước mơ của mình.  *Tài liệu 3: Gặp lại các nhà sáng chế trẻ Lê Thị Trang    (THO) - Chúng tôi gặp “Nhà sáng chế” trẻ Vũ Thái Hiển ngay tại gia đình, ở xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn. Hiển sinh năm 1990, năm nay đang học lớp 11N, Trường THPT Ba Đình (Nga Sơn) - là tác giả của công trình “Máy bơm 3 chức năng” vừa đoạt giải Nhì tại Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc lần thứ ba (năm 2006 - 2007) do Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.     Hiển kể rằng, em là con út trong gia đình. Do sẵn có vật liệu từ xưởng cơ khí của bố, nên em đã mày mò và sáng tạo ra chiếc máy bơm 3 chức năng (bơm nước, bơm khí, cấp khí cho ao nuôi tôm, thay thế cho máy bơm khí bằng pittông). Công suất của máy theo phương án dự kiến cụ thể: Nếu lắp động cơ từ 3 đến 4kw điện thì máy sẽ cấp đủ khí và đổi nước cho một hécta ao nuôi tôm. Một chiếc máy bơm 3 chức năng sẽ thay được 6 bộ máy sục khí. Tuy nhiên, để có thể nâng cấp máy theo dự kiến và  áp dụng vào sản xuất thì cần phải có kinh phí đầu tư. Hơn nữa, theo Hiển cho biết, hiện tại em đang phải tập trung học tập để đuổi kịp chương trình với các bạn cùng lớp, vì vừa bỏ học 1 tuần lễ để đi nước ngoài dự triển lãm.   Rời Nga Sơn, chúng tôi về xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa để gặp hai em Lê Thị Trang và Lê Bá Mạnh -  đồng tác giả của công trình “Máy vặt lạc bán tự động X1”. Đáng tiếc là chúng tôi không thể gặp được Lê Bá Mạnh, vì sau khi đi dự triển lãm quốc tế về, Mạnh ở lại Hà Nội để vừa đi làm vừa ôn thi đại học. Còn Lê Thị Trang, dáng người nhỏ bé, mảnh dẻ nhưng có một khuôn mặt thông minh và hóm hỉnh. Trang sinh năm 1991, hiện nay đang là học sinh lớp 11A5, Trường THPT Hoằng Hóa 4. Gia đình Trang có 3 chị em, Trang là chị cả, bố qua đời cách đây 8 năm, một mình mẹ tần tảo nuôi 3 chị em Trang ăn học. Tuy gia cảnh khó khăn, nhưng từ lớp 1 Trang luôn là học sinh giỏi. Khi chúng tôi hỏi về sự ra đời của công trình đoạt giải Nhì quốc gia, Trang cho biết: “Mẹ em trồng rất nhiều lạc. Mỗi khi thu hoạch lạc về, em và mẹ phải vặt bằng tay từng củ, có khi phải mất cả tuần. Nhiều hôm, mẹ phải thức cả đêm vặt lạc để kịp phơi nắng. Nhìn thấy tay mẹ sưng lên, em thấy thương quá và tự hỏi: Tại sao có máy bóc lạc rồi mà không có máy vặt lạc? Vậy là hình thành ý tưởng trong đầu về một chiếc máy vặt lạc”. Ý tưởng về chiếc máy vặt lạc được các em dựa trên nguyên lý hoạt động của chiếc máy tuốt lúa. Vậy là, sau nhiều lần mày mò nghiên cứu, nguyên lý làm việc của chiếc máy vặt lạc được hình thành. Theo tính toán của Trang và Mạnh, thì chiếc máy có thể dùng nguồn điện 220V để chạy mô tơ. Khi mất điện, người sử dụng có thể đạp bằng chân tạo guồng quay, tương tự như máy tuốt. Trang cho biết, khi máy hoạt động đúng công suất ở nguồn điện 220V, năng suất của máy có thể bằng hai mươi người vặt thủ công.     Dự định của Trang và Mạnh sẽ tiếp tục nghiên cứu để nâng cấp và hoàn thiện chiếc máy vặt lạc bán tự động hiện nay thành một máy vặt lạc tự động hoàn toàn. Niềm mong muốn của các em là có được kinh phí để hoàn thiện công trình và có thể áp dụng vào sản xuất. Xin chúc các “Nhà sáng chế” trẻ sớm hoàn thiện những công trình của mình để có thể đưa ra thị trường  phục vụ bà con nông dân.  *Tài liệu 4: Một tấm gương về học tập Hai anh em Trường trong bữa cơm đạm bạc. Xin chút ánh sáng cho cậu bé mù đôi mắt 3 tuổi mất mẹ, mù đôi mắt, niềm an ủi và cũng là chỗ dựa còn lại của Trường là người bố thương binh, nhưng 27 Tết Mậu Tý vừa qua bố em lại qua đời đột ngột. Nỗi mất mát, đau đớn đang cuốn chặt bước đường đi tìm ánh sáng cho cuộc đời của cậu bé Nguyễn Trường, xóm Hải Thịnh, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Sinh năm 1992, Trường là con trai út trong gia đình có 6 chị em. Mới 3 tuổi, mẹ Trường đổ bệnh nặng rồi qua đời. Nỗi đau mất mẹ chưa nguôi thì ít tháng sau Trường xuất hiện chứng bệnh đau mắt. Nghe người thân của Trường kể lại, chứng đau mắt của cậu bé mồ côi mẹ càng nặng hơn khi bố Trường nghe theo lời thầy lang, dùng mật ong nguyên chất nhỏ vào mắt em. Thế nhưng, mọi chuyện đã trở nên tồi tệ hơn với Trường sau khi được chữa trị bằng phương thuốc ấy. Hai mắt của em bị bong giác mạc rồi mù hẳn. Dù nghèo khó nhưng bố Trường đã chắt chiu, vay mượn đưa em đến nhiều bệnh viện, nhưng đến đâu bệnh viện cũng lắc đầu vì chứng bệnh quá nặng. Trường trở nên tuyệt vọng, tự ti với bạn bè. Tuy nhiên, mỗi lúc ở vào thời điểm tuyệt vọng nhất bố em và người thân đã ở bên cạnh. Trường đã tìm thấy ánh sáng cuộc đời thông qua những câu chuyện về tấm gương vượt lên số phận của rất nhiều người cùng cảnh ngộ. Đó cũng chính là động lực để Trường có thêm nghị lực tìm ánh sáng cho đời mình. Không có ánh sáng từ đôi mắt nhưng Trường lại sở hữu trí thông minh thiên bẩm và được thầy yêu bạn mến. Tại Thiên Lộc không có lớp học dành riêng cho học sinh khiếm thị nên suốt 9 năm qua Trường đành chấp nhận học chung với lớp học bình thường bằng chữ Brai. Cậu học trò mù đã khiến bạn bè, giáo viên phải khâm phục khi kết quả học tập tốt. “Nhiều năm dạy dỗ, theo dõi từng bước đi của Trường, tôi biết Trường nhớ và giải rất nhanh các bài tập. Năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi”, một giáo viên tại trường PTCS Thiên Lộc nhận xét về cậu học trò đặc biệt của mình như thế. Đang nỗ lực vượt lên số phận thì nỗi đau lại ập xuống đầu cậu học trò mù khi người bố vốn là thương binh - chỗ dựa lớn nhất của đời em - đã ra đi mãi mãi sau cơn tai biến vào đầu năm 2008 này. Mất bố, Trường sống cùng anh trai mới 17 tuổi trong căn nhà nhỏ bé. Bốn chị gái đầu của em đã lập gia đình, nhưng các chị của Trường cũng vất vả, người vào Nam kiếm sống, người ở lại làng làm nông. Cuộc sống làm thuê nặng nhọc, gánh nặng cơm áo gia đình nên các chị gái cũng chẳng giúp được gì nhiều cho em ngoài những lá thư đẫm nước mắt. Chúng tôi ghé thăm căn nhà bé nhỏ của anh em Trường tại xóm Hải Thịnh khi tiếng trống buổi học đầu năm vừa dứt. Đống cát lớn trước nhà mà bố Trường chưa kịp xây cất thay cho căn nhà cấp 4 xiêu vẹo vẫn còn nguyên. Ngôi nhà cũng còn nguyên bàn thờ của người bố chưa dứt tang. Chỉ có chút ấn tượng duy nhất trong căn nhà thiếu bàn tay người mẹ và sửa soạn của người cha đó là sự sạch sẽ, ngăn nắp đến khó tin. Còn lại, ngôi nhà không có một thứ gì đáng giá. Vẫn chiếc giường trải chiếu, vẫn bộ bàn ghế ăn cơm, nhưng đấy là những vật dụng Trường và anh trai vá víu, tạm bợ sống qua ngày. Hoàn cảnh vất vả, neo đơn, anh em Trường tự động viên nhau vượt qua khó khăn vất vả. Dù không nhìn thấy nhưng để có cái ăn Trường vẫn cáng đáng chuyện cơm nước, giặt giũ, trồng rau để anh đi làm thuê kiếm gạo. Nghe Trường tâm sự mới thấy em còn thiếu nhiều thứ để có thể tìm cho mình chút ánh sáng của tương lai. Miếng ăn còn đứt bữa, áo quần, sách vở đến trường chủ yếu bằng hỗ trợ, giúp đỡ của nhà trường, bạn bè.

File đính kèm:

  • docBai 8 Phap luat voi su phat trien cua cong dan tiet 1.doc
Giáo án liên quan