1. Về kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Hiểu được chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với quy định của Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
3. Về thái độ
- Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Nguyễn Đức Toàn - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ DẠY HỌC SỐ 1
Lớp 12 C2 Phòng 19; Thứ 6, ngày 28/11
Tuần thứ 14 Năm học 2008 – 2009
Giáo viên lên lớp: Phan Mỹ Long
Sinh viên kiến tập: Lê Văn Dương Nhóm 2
Bài 5 BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Hiểu được chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với quy định của Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
3. Về thái độ
- Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
II. NỘI DUNG
* Bài học này có 2 đơn vị kiến thức:
- Bình đẳng giữa các dân tộc.
- Bình đẳng giữa các tôn giáo.
* Trọng tâm bài học:
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Chính sách của Đảng, Nhà nước và Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
* Kiến thức khó:
- Quyền bình đẳng dân tộc.
- Quyền bình đẳng tôn giáo.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp nêu vấn đề
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sgk, Sgv GDCD 10.
- Sách “Tình huống GDCD 12”.
- Sách “Bài tập trắc nghiệm GDCD 12”
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân được hiểu là gì ? Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh bằng cách nào ?
2. Tổ chức học bài mới
2.1. Vào bài
Vấn đề dân tộc và tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hành đầu. Nếu không đoàn kết được các dân tộc và tôn giáo thì đất nước khó có thể phát triển trong hòa bình. Vì vậy, chiến lược đoàn kết dân tộc, tôn giáo có tầm quan trọng đặc biệt. Để hiểu thêm về các chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề dân tộc và tôn giáo, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 2.2. Tiến trình dạy – học (tiết 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
a) Thế nào là bình đẳng gữa các
dân tộc?
- Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da, đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b) Nội dung quyền bình đẳng giữa
các dân tộc
- Bình đẳng về chính trị
- Quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
- Nhóm 1: Tại sao khi thực dân Pháp xâm lược nước ta chúng lại thực thi chính sách “chia để trị” ?
- Nhóm 2: Trong câu “Đại gia đình các dâb tộc Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em”, vì sao nói: : “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam” và “54 dân tộc anh em” ?
- Nhóm 3: Hiện nay, có rất nhiều con em các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện đi học cử tuyển. Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Gv bổ sung và kết luận: + Thực dân Pháp muốn chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc, chúng đánh vào quyền bình đẳng giữa các dân tộc của ta.
+ 54 dân tộc Việt Nam đều là công dân nước CHXHXN Việt Nam, các dân tộc đều được bình đẳng trước Pháp luật và cùng nhau xây dựng “đại gia đình các dân tộc Việt Nam” đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con em các dân tộc trong nước bình đẳng và được học tập đến suôt đời, không phân biệt dân tộc.
- Gv hỏi: Vậy theo các em thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ?
- Gv kết luận: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là: các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da, đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
- Hs thảo luận và trình bày ý kiến.
- Hs bổ sung
- Hs trả lời
Hoạt động 2: Làm việc theo lớp và cá nhân
- Gv nêu câu hỏi: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị theo em hiểu là gì ?
- Gv kết luận: Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của Pháp luật”.
- Gv hỏi tiếp: Theo các em Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong cơ quan quyền lực nhà nước Trung ương và Địa phương có ý nghĩa gì ?
- Gv kết luận: Thể hiện sự bình đẳng về chính trị.
- Gv nêu vấn đề: + Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
+ Đều có quyền và nghĩa vụ lao động.
+ Công dân các dân tộc thiểu số được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền kế thừa.
- Gv hỏi: Tất cả những điều trên thể hiện quyền gì của công dân ?
- Gv kết luận: Quyền bình đẳng về kinh tế: không phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Gv hỏi: Các em hiểu các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục nghĩa là gì ?
- Gv kết luận: + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
+ Các dân tộc có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc của mình.
+ Người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo.
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
c) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
d) Chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
+ Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tê-xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
- Nhóm 1: Tìm hiểu ý nghĩa của bình đẳng các dân tộc ? Tại sao một dân tộc đất không rộng, người không đông như đất nước chúng ta lại có thể đánh thắng được những tên đế quốc như Pháp, Mỹ ?
- Nhóm 2: Hãy tìm những ví dụ chứng tỏ sự bình đảng giữa các dân tộc trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ?
- Nhóm 3: Tìm hiểu chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giữa các dân tộc ? Việc ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thê nào ?
- Nhóm 4: Em hãy nêu một số chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích trẻ em các dân tộc đến trường ?
- Gv bổ sung và kết luận: + Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tê-xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
- Hs thảo luận và trả lời.
- Hs bổ sung.
3. Củng cố
- Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ kinh tế - xã hội thấp ?
- Nối mỗi cụm từ ở cột 1 với mỗi cụm từ ở cột 2 để được một câu đúng.
Cột 1
Cột 2
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá,
1. đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của Pháp luật.
B. Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú,
2. không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
C. Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước,
3. đó là cơ sở của sự bình đẳng về văn hoá của các dân tộc và cũng là cơ sở để củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc.
D. Văn hoá dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới được phát triển,
4. không phân biệtchủng tộc, màu da đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
4. Hoạt động nối tiếp
- Nhắc nhở học sinh về làm bài tập 1, 2, 3 Sgk GDCD 12.
- Chuẩn bị bài mới.
5. Đánh giá tiết học
Ý kiến GVHD Sinh viên
Phan Mỹ Long Lê Văn Dương
File đính kèm:
- Bai 5 Binh dang giua cac dan toc ton giao t1.doc