I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với những quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
3. Về thái độ.
- Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Đức Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Toàn
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thanh Loan
Ngày soạn: 12/11/2009
Ngày giảng18/11/2009:
Môn: Giáo dục công dân
Bài 5 (tiết 2) QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC,
TÔN GIÁO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với những quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
3. Về thái độ.
- Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
- Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
III – PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Về phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.
Về phương tiện
- SGK, SGV GDCD lớp 12
- Bài tập tình huống GDCD lớp 12.
- Một số văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
IV – TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
Ổn định
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc.
Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? Cho VD?
Câu 2: Phân tích ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
Những hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Chê bai, chế giễu phong tục tập quán của dân tộc thiểu số
Đoàn kết, giúp đỡ giữa các dân tộc.
Gây thù hằn kỳ thị
Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Bài mới
Điều 70 – Hiến pháp 1992 ghi rõ:
“ Công dân có quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”. Vậy quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào? Chúng ta vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Đặt câu hỏi cho HS
1. Ngày rằm, mùng 1 bố mẹ em thường thắp hương trên bàn thờ tổ tiên việc đó thể hiện điều gì?
2. Việc thờ cúng tổ tiên có bắt buộc không? Có do ai quy định không?
3. Những người được thờ cúng có tồn tại trong thế giới của chúng ta không?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và kết luận.
Những hoạt động trên được gọi là tín ngưỡng.
- GV : Hỏi HS
Em hiểu gì về mê tín? Lấy VD minh họa?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và kết luận
VD: Xem bói
- GV: Ở nước ta hiện nay có những tôn giáo nào?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và bổ sung
VN là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo không phân biệt lớn, nhỏ đều được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
VD: + Công giáo du nhập vào VN từ TK XV.
+ Phật giáo du nhập vào VN từ TK II TCN.
+ Hồi giáo du nhập vào TK XI
+ Đạo tin lành du nhập vào TK XX
- GV: Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
- HS: Trả lời
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu thế nào là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vậy nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là gì? Chúng ta chuyển sang phần b.
- GV: ? Em hãy lấy VD thể hiện công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, kết luận.
VD: Quyền được học tập, chăm sóc sức khỏe, quyền bầu cử, có trách nhiệm thực hiện luật giao thông.
- Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời, đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật.
- GV: Chuyển ý sang nội sung thứ 2
- GV: Giảng giải
+ Các tôn giáo ở VN dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và hoạt động tự do trong khuôn khổ của pháp luật.
+ Các cơ sở tôn giáo như: chùa ( chùa Dâu – Bắc Ninh, chùa Bái Đính – Ninh Bình), nhà thờ, đền thờ (Hưng Đạo Vương – Nam Định, Nguyễn Trãi – Côn Sơn), các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm các cơ sở đó.
- GV ? Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo của Nhà nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước?
- GV: Chuyển ý
Để các tôn giáo thực hiện tốt quyền bình đẳng của mình Nhà nước ta đã ban hành các loại chính sách nào? Chúng ta cùng chuyển sang phần d.
- GV: Em hãy cho biết một số chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
- HS: Trả lời
- GV: N.xét và kết luận
+ VD: Ở VN hiện nay có:
62500 chức sắc và nhà tu hành.
22354 cơ sở thờ tự tôn giáo
10 trường đại học tôn giáo
3 học viện phật giáo
6 đại chủng viện thiên chúa giáo
40 trường đào tạo các giáo chủ tôn giáo.
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa IX xác định: “ Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo.
-> Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhân ( thần thánh, chúa trời)
=> Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái của tín ngưỡng ấy.
- Mê tín là tin vào những điều mơ hồ, nhám nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên.
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
-> Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân VN.
- Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh.
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
- Nghiêm cấm mọi hành vi, vi phạm về quyền tự do tôn giáo.
V – CỦNG CỐ
Bài tập: Là học sinh em có trách nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và rút ra kết luận.
Qua bài học hôm nay, các em thấy được trách nhiệm của mình là phải biết đấu tranh chống những hoạt động phá hoại đường lối đoàn kêt dân tộc, tôn giáo của Đảng ta. Biết đóng góp sức mình xây dựng tình đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và phát huy bản sắc dân tộc xây dựng thành công CNXH.
VI – DĂN DÒ
- Về nhà học bài và làm bài tập trong SGK/ tr 53
- Đọc trước bài 6
VII – Rút kinh nghiệm
Hải Dương, ngày 13/11/2009
Xét duyệt của giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Đức Toàn
File đính kèm:
- bai 5 tiet 2 Quyen binh dang giua cac dan toc tongiao.doc