Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy

Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng. Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn.

 Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc học dưới những cách nhìn mới. Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó, GS. VS. Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: "Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4: Nhận xét, bổ sung GV có thể chỉ định nhóm trình bày, sau đó GV kết luận. “Giảng – Viết – Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học viên phải trả lời những câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với học viên khác. Sau đó, giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí. 2.2.2. Nội dung thảo luận và thời gian thảo luận - Nội dung thảo luận có thể giống hoặc khác nhau - Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm lớp học. VD: Trong bài Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Caâu hỏi: Giaûi thích vaø chưùng minh nhöõng phöông höôùng cô baûn nhaèm baûo veä taøi nguyeân vaø moâi tröôøng?(10 p) Nhoùm 1: Muïc tieâu 1, 2 Nhoùm 2: Muïc tieâu 3, 4 Nhoùm 3: Muïc tieâu 5, 6 Nhoùm 4: Em coù suy nghó nhö theá naøo veà vaán ñeà khai thaùc taøi nguyeân vaø baûo veä moâi tröôøng trong ñieàu kieän nöôùc ta coøn ngheøo, ñang thöïc hieän coâng nghieäp hoaù, hieän ñaïi hoaù ñaát nöôùc? Caùc nhoùm cöû ñaïi dieän trình baøy (4p / nhoùm), GV choát laïi töøng noäi dung. VD: Bài: Chính sách Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá:GV chia lớp ra làm Câu hỏi: Em hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh cho những phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo? - Nhóm 1: Nâng cao chất lượng, hiệu qủa giáo dục và đào tạo. - Nhóm 2: Mở rộng quy mô giáo dục. - Nhóm 3: Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. - Nhóm 4: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Nhóm 5 : Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. - Nhóm 6: Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. - Các nhóm thảo luận (3p). - Đại diện nhóm trình bày (3p / nhóm), Cả lớp trao đổi, GV bổ sung ý kiến cho các nhóm. VD: Bài: Chính sách Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá:GV chia lớp ra làm 4 nhóm thaûo luaän veà nhiệm vụ của KH – CN: Câu hỏi: KH – CN coù nhieäm vuï gì? Laáy ví duï minh hoaï cho töøng nhieäm vuï? Caùc nhoùm thảo luận ( 3p) rồi cöû ñaïi dieän trình baøy (5p – nhóm sau không nói lại ý của nhóm trước) , GV kết luận. 2.2.3. Vai trò của nhóm trưởng: - Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung: Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng nhóm viên, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lý để các nhóm viên trình bày nội dung của mình. - Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo một bầu không khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật sự thỏa mái. - Trong buổi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các người rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Nói chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một sinh viên làm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng HS để lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là MC và là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhóm,...họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các nhóm viên hoạt động nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm. Đồng thời, ở nhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả, trong nhóm cần có một người ghi biên bản, ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp. HS cần được luân phiên nhau làm “trưởng nhóm” và “thư kí”, luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận. 2.2.4. Vai trò của người giáo viên: Trong thời gian HS thảo luận theo nhóm nhỏ, GV cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của HS, giúp đỡ, gợi ý nếu cần thiết: + Người giáo viên phải là người điều động các nhóm nhỏ làm việc. + Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. + Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sữa chữa để cuối phần thảo luận nhóm giáo viên có nhận xét, góp ý. + Ngoài những vấn đề mà các thành viên nhóm thảo luận tổng kết để báo cáo thì giáo viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực hoạt động của nhóm (Câu hỏi này không phải chỉ dành cho nhóm trưởng trả lời mà là các nhóm viên có liên quan). + Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không. Nhấn mạng các khái niệm, các ý quan trọng của bài học. + Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học. + Người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. + Cuối cùng, người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. 2.2.5. Trình bày kết quả thảo luận: Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ tocó thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau. VD: Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để dạy phần tính hình tài nguyên và môi trường, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận những câu hỏi sau: - Nhóm 1: Tại sao nói nước ta “ rừng vàng, biển bạc”? - Nhóm 2: Tài nguyên nước ta đang đứng trước những thách thức nào? - Nhóm 3: Môi trường nước ta đang đứng trước những hiểm hoạ gì? - Nhóm 4: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm => Các nhóm thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn HS Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV nhận xét, bổ sung, kết luận về tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. 2.3. Các đặc điểm của nhóm hiệu quả và kém hiệu quả: GV có thể đánh giá hiệu quả hoạt động thảo luận của các nhóm qua một số tiêu chí sau: - Lãnh đạo - Sự tham gia - Mâu thuẩn - Mối tương tác - Sự tôn trọng ý kiến - Ý thức trách nhiệm- tính tự giác - Hiểu mục tiêu của nhóm 2.4. Một số kỹ thuật cơ bản của phương pháp dạy học thảo luận nhóm: - Kỹ thuật thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm - Kỹ thuật thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm - Kỹ thuật thiết kế nhóm học tập: bao gồm việc hình thành nhóm; Các loại nhóm và cấu trúc nhóm; Kỹ thuật xác định quy mô nhóm. - Kỹ thuật thiết lập, duy trì, kiểm soát các mối quan hệ tương tác trong hoạt động nhóm. - Kỹ thuật tổ chức, hướng dẫn và quản lý, đánh giá hoạt động học theo nhóm của HS trong PPDH nhóm - Vấn đề xác lập các điều kiện dạy học khác KẾT QUẢ: Thảo luận nhóm có phê bình, đóng vai, tranh luận và nghiên cứu là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của HS, khuyến khích HS tham gia thảo luận nhóm.HS theo đócũng có cơ hội học tập trong môi trường không bị kiểm soát nhưng vẫn “an toàn”. Ngoài ra HS cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này.Cụ thề là: - Xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ - Cân bằng tâm lý, khả năng hoà nhập, kĩ năng giao tiếp và tính tự trọng tốt hơn. - Kết quả và thành tích học tập cao hơn: + Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học. + Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. + Nhờ không khí thảo luận nhóm cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Đánh giá giờ học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: - Ưu điểm: Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. - Khuyết điểm: Trong quá trình thảo luận nhóm có thể có một vài thành viên trong nhóm nổi trội hơn nhưng cũng có một vài thành viên khác trong nhóm cũng có thể bị co lại và ít tham gia vào hoạt động nhóm hơn. Đối với phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn để có thể cho tất cả các thành viên đều tham gia. Phương pháp này cũng không phù hợp với lớp đông. 2. Giải pháp để kích thích quá trình tham gia thảo luận nhóm: Để tổ chức hoạt động nhóm nhỏ có hiệu quả, có nhiều phương tiện giúp giáo viên kích thích học sinh tham gia thảo luận. Do đó, tuỳ theo nhu cầu và mục tiêu của mình, giáo viên có thể chọn các phương tiện phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về phương tiện khuyến khích sự thảo luận của sinh viên mà giáo viên có thể dùng: - Bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn (về các nội dung còn chưa rõ ràng). - Giải quyết bằng một tình huống. - Các tài liệu trực quan như hình ảnh,. - Băng ghi âm hoặc hình (một cuộc phỏng vấn, âm thanh, ) - Các tài liệu thu thập trên mạng internet. - Các bản tóm tắt về một nội dung chủ đề theo trọng tâm bài học Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, CSVC của nhà trường,mà giáo viên có thể sử dụng để kích thích quá trình hoạt động của nhóm, tạo hứng khởi cho thành viên trong mỗi nhóm tham gia thảo luận (Phải có định hướng thì học sinh mới có thể đi vào thảo luận nhóm hiệu quả). Giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp thảo luận khác nhau trong các tiết học khác nhau để tránh trùng lắp dễ gây nhàm chán ở học sinh. V. KẾT LUẬN: Khi làm việc theo nhóm nhỏ, học sinh và giáo viên đều gặp những khó khăn nhất định, để dung hòa giáo viên có thể thảo luận với nhóm để tìm ra cách làm việc tốt nhất. Trong khi nhóm thảo luận, nhóm trường có vai trò rất quan trọng, giáo viên phải quan sát và nhạy cảm với thái độ của nhóm và cách cư xử của từng thành viên.

File đính kèm:

  • docSKKN GDCD 11.doc
Giáo án liên quan