Vào bài: Nếu như trước đây, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã tạo cho người ta tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, thì nay trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi người phải tích cực, năng động, tính toán sát thực đến hiệu quả kinh tế. Hay nói cách khác, để thích ứng với cuộc sống kinh tế thị trường, mỗi người cần phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành kinh tế thị trường. Vậy hàng hóa là gì? Thị trường là gì? Có thể hiểu và vận dụng chúng như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 3, Bài 2: Hàng hoá, tiền tệ, thị trường - Nguyễn Văn Phong - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 10.09.2007
Tiết chương trình: tiết 3
§2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Hiểu được khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa.
2. Về kỹ năng.
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài.
3. Về thái độ.
- Thấy tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hóa, thị trường đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Coi trọng sản xuất hàng hóa nhưng không sùng bái hàng hóa và không lệ thuộc vào tiền.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Phân biệt giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.
- Sự khác nhau giữa hàng hóa vật thể và hàng hóa dịch vụ.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp huyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu vấn đề, lấy ví dụ minh họa, liên hệ thực tiễn.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ về mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Phát triển kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế là gì? Dựa và cơ sở nào để biế được nền kinh tế có tăng trưởng hay không? Các yếu tố nào giúp cho nền kinh tế tăng trưởng?
Trả lời: - Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng.
- Để biết nền kinh tế có tăng trưởng hay không người ta dựa vào GDP và GNP của năm sau cao hơn so với năm trước.
- Các yếu tố giúp cho nền kinh tế tăng trưởng là: Vốn, con người.
3. Giảng bài mới.
Vào bài: Nếu như trước đây, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã tạo cho người ta tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, thì nay trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi người phải tích cực, năng động, tính toán sát thực đến hiệu quả kinh tế. Hay nói cách khác, để thích ứng với cuộc sống kinh tế thị trường, mỗi người cần phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành kinh tế thị trường. Vậy hàng hóa là gì? Thị trường là gì? Có thể hiểu và vận dụng chúng như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hàng hóa là gì?
Lịch sử XH loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất và xét đến cùng chỉ có 2 kiểu tổ chức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa (giai đoạn phát triển cao của kinh tế thị trường).
- Kinh tế tự nhiên: sản phẩm sản xuất ra nhằm thõa mãn nhu cầu chính của người sản xuất trong một nội bộ kinh tế nhất định. (CXNT, CHNL, PK chủ yếu là kinh tế tự nhiên).
- Kinh tế hàng hóa: sản phẩm sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường.
(?) Giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa thì cái nào ưu việt hơn?
Sản xuất hàng hóa trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất phải năng động, thường xuyên cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thu lợi nhiều nhất. Cạnh tranh là môi trường thúc đẩy LLSX phát triển.
(?) Vậy hàng hóa là gì?
(?) Trong các ví dụ sau, ví dụ nào được xem là hàng hóa?
1. Người nông dân A trồng lúa sau khi thu hoạch dùng số lúa đó để cả gia đình ăn dần.
2. Đầu năm học mới, A đến hiệu sách mua một bộ sách giáo khoa lớp 11.
3. Sáng sớm, em mua ổ bánh mì để ăn?
4. Nhân dịp sinh nhật, Hùng tặng Lan một con gấu bông.
=> Vậy sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi hội đủ 3 điều kiện:
+ Do lao động làm ra.
+ Có công dụng nhất định.
+ Thông qua trao đổi và mua bán.
- Thiếu một trong ba điều kiện trên thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa => Hàng hóa chỉ là một phạm trù lịch sử, bởi vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hóa thì sản phẩm mới được coi là hàng hóa.
- Hàng hóa được chia làm 2 dạng: Vật thể và phi vật thể (hàng hóa dịch vụ: như thuê xe, chở hàng, rửa xe, gửi xe đạp, truyền hình cáp.)
Hoạt động 2: Hai thuộc tính của hàng hóa.
(?) Công dụng của cái bàn, cái ghế, quạt máy là gì?
Vậy chúng ta thấy rằng, bất cứ hàng hóa nào cũng có một hoặc một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có ích) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng.
Công dụng của hàng hóa có thể được phát hiện dần cùng với sự phát triển của KH-KT và LLSX.
(?) Giá trị sử dụng của hàng hóa muốn đến tay người tiêu dùng phải thông qua cái gì?
Trao đổi và mua bán. Tức là người mua phải thực hiện giá trị của hàng hóa.
Trên thị trường, người ta trao đổi các hàng hóa với nhau theo những tỉ lệ nhất định, về thực chất là trao đổi những lượng lao động bằng nhau ẩn chứa trong các hàng hóa đó. Lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa đó là cơ sở cho giá trị trao đổi được gọi là giá trị của hàng hóa.
Những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa là năng suất lao động. (Năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm)
- Tăng năng suất lao động # Tăng cường độ lao động.
+ Tăng năng suất lao động: Làm thay đổi giá trị.
+ Tăng cường độ lao động là: Tăng mức độ khẩn trương và tăng mức độ năng nhọc => Tạo ra nhiều sản phẩm nhưng giá trị không thay đổi.
- Lao động phức tạp # Lao động giản đơn.
VD: Mổ ruột thừa 1 triệu, vá xe đạp 5 ngàn.
Dạy học 25 ngàn/ tiết. Cắt lúa 25 ngàn/ ngày.
=> Cần thấy được tính chất quan trọng của lao động phức tạp.
(?) Thế nào là TGLĐXH cần thiết?
Giả sử: Có ba người cùng sản xuất ra một loại vải có chất lượng như nhau nhưng để sản xuất ra một mét vải thì:
- Người A có hao phí lao động cá biệt 2 giờ.
- Người B có hao phí lao động cá biệt 3 giờ.
- Người C có hao phí lao động cá biệt 4 giờ.
(?) Vậy xét về thời gian hao phí thì người nào ở mức trung bình?
- Nếu người B cũng đồng thời sản xuất và cung ứng đại bộ phận số vải trên thị trường thì thời gian LĐXH cần thiết để sản xuất ra 1m vải là 3,05 giờ (gần trùng khớp với TGLĐ cá biệt của người B).
- Nếu người C sản xuất và cung ứng đại bộ phận số vải trên thị trường thì TGLĐXH cần thiết để sản xuất ra vải gần sát với TGLĐ cá biệt của người C (3,6 giờ gần sát với 4 giờ).
(?) Vậy để sản xuất có lãi và giành được ưu thế trong cạnh tranh thì người sản xuất phải làm gì?
TGLĐ cá biệt < TGLĐXH cần thiết: có lãi.
TGLĐ cá biệt > TGLĐXH cần thiết: thua lỗ.
I. HÀNG HÓA
1. Khái niệm.
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thõa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi và mua bán trên thị trường.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa.
a. Giá trị sử dụng.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thõa mãn nhu cầu nào đó của con người.
b. Giá trị của hàng hóa.
- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
- Lượng giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian LĐXH cần thiết để sản xuất ra hàng hóa của từng người.
- Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một cường độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh XH nhất định.
- Thời gian lao động cá biệt là thời gian
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người.
4. Củng cố và luyện tập.
=> Tóm lại: Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
+ Thống nhất giữa hai mặt đối lập: Thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thanh hàng hóa. Chẳng hạn: ánh sáng, không khí có rất nhiều công dụng, nhưng nó không phải là sản phẩm của lao động, việc tiêu dùng nó không phải mất tiền nên không phải là hàng hóa.
+ Mâu thuẫn (về mặt XH): người sản xuất ra hàng hóa để bán, tức là họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ là giá trị. Ngược lại, người mua cần giá trị sử dụng, nhưng để có giá trị sử dụng thì phải thực hiện giá trị của hàng hóa (mua được hàng hóa).
5. Hoạt động nối tiếp.
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong SGK, đọc trước phần tiếp theo.
F. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
- Giảng thêm cho HS giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.
- Trong 2 thuộc tính của hàng hóa, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa: VD: Giá một cái TV là 2 triệu đồng nhưng khi người mua thử TV, TV không hoạt động được chứng tỏ TV có thuộc tính giá trị nhưng giá trị sử dụng không có -> TV không phai là hàng hóa.
File đính kèm:
- GDCD 11 Bai 2 tiet 1.doc