Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 21, Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong

- Khái niệm nhà nước pháp quyền: Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật và bản thân nhà nước cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

 Tuy nhiên, trong lịch sử không phải nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền quản lí xã hội bằng pháp luật là quản lí bằng ý chí của nhân dân được luật hóa, các cơ quan nhà nước và mọi người đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành theo pháp luật. Nhà nước PK là nhà nước quân chủ, quản lí xã hội bằng pháp luật của vua, không phải là nhà nước pháp quyền, vì người cầm quyền không hề bị ràng buộc bởi pháp luật, dân phải sống theo pháp luật của vua, còn vua thì không.

 Cho đến nay, trong lịch sử mới chỉ có nhà nước pháp quyền TS, nhà nước pháp quyền XHCN. Mặc dù đều là nhà nước pháp quyền, song, giữa chúng lại có sự khác nhau cơ bản: Nhà nước pháp quyền TS là nhà nước của giai cấp TS, thực hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản; Nhà nước pháp quyền XHCN thực hiện ý chí của giai cấp công nhân và bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 21, Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21.01.2008 Tiết chương trình: tiết 21. §9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Về kỹ năng. - Biết tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân. 3. Về thái độ. - Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Khái niệm nhà nước pháp quyền: Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật và bản thân nhà nước cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên, trong lịch sử không phải nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền quản lí xã hội bằng pháp luật là quản lí bằng ý chí của nhân dân được luật hóa, các cơ quan nhà nước và mọi người đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành theo pháp luật. Nhà nước PK là nhà nước quân chủ, quản lí xã hội bằng pháp luật của vua, không phải là nhà nước pháp quyền, vì người cầm quyền không hề bị ràng buộc bởi pháp luật, dân phải sống theo pháp luật của vua, còn vua thì không. Cho đến nay, trong lịch sử mới chỉ có nhà nước pháp quyền TS, nhà nước pháp quyền XHCN. Mặc dù đều là nhà nước pháp quyền, song, giữa chúng lại có sự khác nhau cơ bản: Nhà nước pháp quyền TS là nhà nước của giai cấp TS, thực hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản; Nhà nước pháp quyền XHCN thực hiện ý chí của giai cấp công nhân và bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. - Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: + Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. + Quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, có sự phân và phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. + Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi tổ chức và hoạt động. + Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. + Vai trò lãnh đạo của Đảng không ngừng được tăng cường. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN do nhân dân ta xây dựng, là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, có bản chất khác hẳn với bản chất của các nhà nước bóc lột. Điều này được quy định một cách khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Sự khác biệt đó biểu hiện ở bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Thảo luận nhóm. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, băng hình, những câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện từ khi nào? Tại sao khi đó Nhà nước xuất hiện? Trả lời: - Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX. Khi xã hội.. 3. Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG. Hoạt động 1: Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. “Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật và bản thân Nhà nước cũng phải hoạt động quyền trong khuôn khổ pháp luật.” - Dựa trên lí luận về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể hiểu Nhà nước pháp quyền XHCN VN là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây cũng là đặc điểm cơ bản đầu tiên của Nhà nước pháp quyền XHCN. - Quản lí xã hội bằng pháp luật trong nhà nước pháp quyền khác về bản chất so với quản lí bằng đạo đức theo kiểu nhân – lễ trị, ràng buộc con người và xã hội bằng tam cương và ngũ thường khắc khe hạn chế sự vận động, phát triển của xã hội. Điều 2 Hiếp pháp nước Cộng hòa XHCN VN (1992) “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Hoạt động 2: Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN. Thảo luận nhóm: Nhóm 1: Nhà nước ta mang bản chất giai cấp nào? - Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân. - Vì giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, có tính kĩ luật, đại diện phương thức sản xuất tiên tiến, trung thành với lý tưởng của Đảng. Nhóm 2: Theo em, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào? - Thể hiện ở: + Tính dân tôc rộng rãi. + Tính dân tộc sâu sắc. Nhóm 3: Biểu hiện cụ thể bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Tính nhân dân: + Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. + Nhân dân tham gia quản lý. + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. + Là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. - Tính dân tộc: + Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc. + Nhà nước có chính sách đúng đắn, chăm lo lợi ích các dân tộc. + Đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình là Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hoạt động 3: Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. (?) Giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực và trấn áp với mục đích gì? (?) Mục đích tổ chức và xây dựng của Nhà nước bóc lột? (?) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tổ chức và xây dựng xã hội như thế nào? (?) Trong 2 chức năng đó thì chức năng nào đóng vai trò quyết định? Vì sao? - Hai chức năng cơ bản trên của Nhà nước pháp quyền XHCN VN có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong đó chức năng tổ chức và xây dựng đóng vai trò quyết định. - Vì với nhà nước XHCN, chức năng bạo lực trấn áp mới chỉ là việc làm đầu tiên xóa bỏ tận gốc bóc lột. Một việc tiếp theo quan trọng hơn là xây dựng xã hội mới để nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng tiến bộ hơn. II. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. 1. Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản lãnh đạo. 2. Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN. - Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. 3. Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chức năng Nhà nước bóc lột CHNL, PK, TBCN. Nhà nước pháp quyền XHCN. Bạo lực và trấn áp Bảo vệ và duy trì sự bóc lột của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị. Chống lại giai cấp bóc lột, thế lực thù địch để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng XHCN. Tổ chức và xây dựng Đem lại sự giàu có và bóc lột ngày càng nhiều cho giai cấp thống trị. Xây dựng xã hội mới – xây dựng nền kinh tế văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người xã hội chủ nghĩa. 4. Củng cố và luyện tập. (?) Nêu những quyền mà nhà nước giành cho bản thân em? (?) Nêu những việc làm mà Nhà nước pháp quyền phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc? Bản thân em phải làm gì? (?) Tại cuộc họp ở tổ 20, cụm dân cư số 5, phường N.T. bàn về việc tổng kết năm 2007 của phường N.T. Ông Lê Văn Tân góp nhiều ý kiến đối với sự lãnh đạo của ông Chủ tịch phường N.T. Thấy ông Tân phát biểu nhiều, bà Nam ngồi bên cạnh nói nhỏ: “Ông nói nhiều thế làm gì, không sợ ông Chủ tịch à?” Mặc họ! Em hãy phát biểu ý kiến của mỉnh đối với ông Tân và bà Nam. Ông Tân góp ý nhiều cho ông chủ tịch phường N.T. thể hiện điều gì? 5. Hoạt động nối tiếp. - Học bài và làm bài tập. - Chuẩn bị tiếp phần tiếp theo. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 9 tiet 2.doc
Giáo án liên quan