2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Hãy phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động? Cho ví dụ?
Trả lời: - Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người
- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ
- Ví dụ: Ngành nông nghiệp: đối tượng lao động là đất đai, cây trồng còn tư liệu lao động là trâu bò, máy cày, kênh mương tưới tiêu nước.
3. Giảng bài mới.
Vào bài: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu sản xuất của cải vật chất là gì và các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu phần tiếp theo phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 2: Công dân với sự phát triển kinh tế - Nguyễn Văn Phong - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 04.09.2007
Tiết chương trình: tiết 2
§1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Nêu được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kỹ năng.
- Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ.
- Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Nội dung khái niệm phát triển kinh tế và ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Khi phân tích nội dung của khái niệm “Phát triển kinh tế”, trước hết cần phân biệt với khái niệm “Tăng trưởng kinh tế”.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp giảng giải kết hợp gợi mở, nêu vấn đề; lấy ví dụ minh họa; liên hệ thực tiễn, thảo luận lớp.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ về nội dung phát triển kinh tế.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Hãy phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động? Cho ví dụ?
Trả lời: - Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người
- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ
- Ví dụ: Ngành nông nghiệp: đối tượng lao động là đất đai, cây trồng còn tư liệu lao động là trâu bò, máy cày, kênh mương tưới tiêu nước.
3. Giảng bài mới.
Vào bài: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu sản xuất của cải vật chất là gì và các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu phần tiếp theo phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Phát triển kinh tế là gì?
Phát triển kinh tế: - Tăng trưởng kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Công bằng xã hội.
(?) Vậy tăng trưởng kinh tế là gì?
- Khái niệm phát triển kinh tế là khái niệm có bao hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố đầu tiên, quan trọng, giữ vai trò là cơ sở của phát triển kinh tế.
(?) Dựa vào đâu để xác định nền kinh tế có phát triển hay không?
- Dựa vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
=> Phát triển kinh tế các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn phải có chính sách dân số phù hợp.
Hiện nay trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải xã hội bằng các đại lượng:
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
GNP: là thu nhập của người Việt Nam dù trong nước hay ngoài nước.
GDP: Sản xuất trong nước dù là người VN hay người nước ngoài.
(?) Cái nào phản ánh thu nhập thực của người VN?
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài.
(Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài = Thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc tại nước ngoài – Thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó)
=> Tăng trưởng kinh tế là mức tăng GDP và GNP của năm sau cao hơn năm trước. GDP và GNP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả.
(?) Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải quan tâm sử dụng có hiệu quả các yếu tố?
- Vốn 3% vốn
1% GDP (kêu goi tăng cường đầu tư)
- Con người (vô tận, quyết định).
-Khoa học công nghệ.
- Cơ cấu kinh tế.
- Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước.
Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là cơ cấu kinh tế có tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội tăng dần, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần.
VD: Qua 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế XH (1991 - 2000) cơ cấu kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Trong GDP, tỷ trọng NN từ 38,7% 24, 3%
CN và XD 22,7% 36,6%
DV 36,6% 39,1%
(?) Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý?
Cơ cấu kinh tế đang XD phải là “cơ cấu mở”; đem lại hiệu quả kinh tế XH cao.
Hệ hống kinh tế mở là sự kết hợp có lợi nhất hai loại hình: sản xuất thay thế nhập khẩu và sản xuất hướng về xuất khẩu.
Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa toàn diện, là mục tiêu và ước vọng của mỗi dân tộc trong mọi thời đại. Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng XH. Công bằng XH vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại vừa là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế. Mức độ công bằng XH càng cao thì trình độ phát triển và trình độ văn minh của XH càng có cơ sở bền vững.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Thảo luận lớp: Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
III. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
1. Phát triển kinh tế.
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
-Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về cố lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là căn cứ quan trọng để xác định phát triển kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
- Công bằng Xh là tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng và cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.
2. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và XH.
a. Đối với cá nhân.
- Tạo điều kiện cho mọi người có việc
làm và thu nhập ổn định, cuộc sống âm no;
có điều kiện chăm sóc sức khỏe.
b. Đối với xã hội.
- Là tiền đề là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình.
c. Đối với xã hội.
- Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội.
- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.
- Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
- Củng cố quốc phòng, an ninh.
- Khắc phục sự tục hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới.
4. Củng cố và luyện tập.
- Trong quá trình sản xuất cần có những yếu tố cơ bản nào? Cho ví dụ.
- Phát triển kinh tế là gì?
5. Hoạt động nối tiếp.
- Các em về nhà học bài và chuẩn bị trước bài 2.
F. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
- Cần có thêm những số liệu thực tế thì bài giảng sinh động hơn.
File đính kèm:
- GDCD 11 Bai 1 tiet 2(1).doc