I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sx của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
* Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
2 Về kỹ năng Phân biệt được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất trong cuộc sống.
3 Về thái độ Biết quý trọng tài sản, của cải của gia đình và xã hội.
II Nội dung
* Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
* Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất : Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong
đó sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.
III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện Sơ đồ về các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất
Sơ đồ về mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất.
2 Tài liệu SGK + SHD.
34 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 1 đến 14 - Năm học 2012-2013 - Dương Quốc Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế ở nước ta.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định,
ở nước ta có 5 thành phần kinh tế sau :
1)KINH TẾ NHÀ NƯỚC
CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
3) KINH TẾ
TƯ NHÂN
2) KINH TẾ TẬP
THỂ
4) KINH TẾ
TƯ BẢN
NHÀ NƯỚC
5) KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
2. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nề kinh tế nhiều thành phần.
* Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần.
* Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.
* Vận động người thân tham gia đầu tư vào sản xuất -
kinh doanh.
* Tổ chức sản xuất, kinh doanh, các ngành, nghề và mặt
hàng mà luật pháp không cấm.
* Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần
kinh tế
4 Củng cố GV hướng dẫn học sinh làm bài tập : 9 ; 10 ; 11 ở SGK trang 64.
5 Họat động tiếp nối Học bài vừa học ; soạn bài : Chủ nghĩa xã hội.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập
Hãy cho biết nội dung quản lí kinh tế của Nhà nước và tại sao Nhà nước lại có vai trò đó ?
Tiết 14:Bài 8 : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Hiểu được chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
* Nêu được những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2 Về kỹ năng
* Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó ở Việt Nam
3 Về thái độ Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
II Nội dung
* Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
* Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Nêu vấn đề + Thuyết trình, giảng giải + Thảo luạn nhóm.
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện * Tranh, ảnh, băng hình có liên quan đến bài học.
* Đầu video, máy chiếu
* Sơ đồ : Lịch sử phát triển của xã hội loài người.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ Giới thiệu khái quát học phần : Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu xây dựng. Hiện nay, nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vậy, chủ nghĩa xã hội là gì ? Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đảng ta nêu ra như thế nào ?
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS
Nội dung chính của bài học
HĐ1: Thảo luận nhóm
GV treo sơ đồ lịch sử phát triển của xã hội loài người ( 5 chế độ ) lên bảng.
GV tổ chức cho HS thảo luận ở lớp theo tuần tự các câu hỏi sau :
* Bằng những kiến thức lịch sử, triết học, em hãy cho biết :
+ Lịch sử xã hội loài người đã phát triển tuần tự từ thấp đến cao qua những chế độ xã hội nào ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn ? Yếu tố nào đóng vai trò quyết định ?
* Chủ nghĩa xã hội là gì ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
các kiến thức
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
HĐ2 Thảo luận nhóm
GV trình bày sơ đồ những đặc trưng cơ bản của CNXH đã chuẩn bị trên bảng sau đó GV cho các em thảo luận.
* Xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây
dựng
+ Do ai làm chủ ?
+ Có nền kinh tế như thế nào ?
+ Có nền văn hoá nhu thế nào ?
+ Con người, các dân tộc sinh sống và
phát triển như thế nào ?
+ Có Nhà nước như thế nào ?
+ Có quan hệ ra sao với các nước ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
các kiến thức
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
HĐ3 Phương pháp :
Đàm thoại, Thuyết trình, giảng giải
* GV cho HS trả lời câu hỏi sau :
Những đặc trưng trên cho ta thấy CNXH mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng là một chế độ ra sao ?
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
1. CNXH và những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam
a). Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩ a
Đọc thêm
b) Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tại Đại hội Đảng lần X đã chỉ rõ : Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội có các đặc trưng cơ bản sau :
* Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,
văn minh ;
* Do nhân dân làm chủ ;
* Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ;
* Có nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ;
* Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện ;
* Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ và giúp nhau cùng tiến bộ ;
* Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản ;
* Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước
trên thế giới.
Tóm lại,
Từ các đặc trưng trên cho ta thấy, chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội phát triển ưu việt hơn, tốt đẹp hơn các chế độ xã hội trước đây ở nước ta.
HĐ1: Thảo luận nhóm
Sau khi kiểm tra bài cũ và phần mở bài ;
GV tổ chức cho HS thảo luận ở lớp theo tuần tự các câu hỏi sau :
* Theo em, ngay sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đất nước thống nhất thì ở nước ta đã có chủ nghĩa xã hội chưa ? Tại sao ?
* Có mấy hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
* Em hiểu thế nào về quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ?
* Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào ? Vì sao ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
các kiến thức
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
HĐ2 Thảo luận nhóm
GV trình bày sơ đồ những đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chuẩn bị trên bảng sau đó GV cho các em thảo luận.
* Những đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trên những lĩnh vực nào ?
* Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có sự tồn tại cái cũ, cái lạc hậu không ? Cho ví dụ minh hoạ.
* Theo em, nền kinh tế nước ta hiện nay có
đặc điểm gì ?
* Trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng có còn
tồn tại những tư tưởng và văn hoá lạc hậu
không ? Cho ví dụ minh hoạ.
* Trong lĩnh vực xã hội có còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp không ? Tại sao lại như vậy ? Quan hệ giữa các giai cấp thế nào ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
các kiến thức
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
HĐ3 Phương pháp :
Đàm thoại, Thuyết trình, giảng giải
* GV cho HS trả lời câu hỏi sau :
Những đặc điểm trên cho ta thấy thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kì như thế nào ?
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
a) Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
*. Chủ nghĩa Mác - Lê - nin khẳng định có hai hình thức
quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó là :
- Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
- Quá độ từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa.
*. Đảng ta khẳng định :
“ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏqua chế độ tư bản chủ nghĩa “
Vì :
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự
độc lập.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ được áp bức, bóc lột.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.
Tóm lại, Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta và xu thế phát triển của thời đại.
b) Đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đọc thêm
Tóm lại
Những đặc điểm trên cho ta thấy thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kì, xét trên mọi phương diện, còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Cùng với những bước tiến trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành phần, các nhân tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng phát triển và vươn lên giữ vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực để đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được xây dựng thành công ở nước ta.
4 Củng cố GV cho HS giải bài tập 5 và 6 ở SGK sau bài học.
5 Họat động tiếp nối Học bài vừa học ; soạn trước phần 1 của bài : Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập
* Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan ?
* Em hiểu thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ?
Tiết 15+16: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ:
Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương – GV sử dụng tài liệu tham khảo là cuốn tài liệu giáo dục dịa phương Hải Phòng gồm 2 cuốn của cấp THCS làm tài liệu giảng dạy: An toàn giao thông, giữ gìn phát huy truyền thống gia đình,dòng họ ở Hải Phòng,bảo vệ môi trường,tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá,xây dựng nếp sống văn hoá,phòng chống tệ nạn xã hội, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
Soạn :
Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KỲ 1
I. Mục tiêu :
Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đã học , hệ thống lại kiến thức đã học , mối liên hệ kiến thức đã học .
_ Đánh giá khả năng tiếp thu vận dụng kiến thức1 của học sinh .
_ Dựa trên quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin Tư tưởng Hồ Chì Minh.
II. Nội dung : ( SGK )
III. Phương pháp: Thảo luận , đặc vấn đề .
IV. Phương tiện : SGK & SGV .
V. Tiến trình dạy học :
CÂU HỎI ÔN TẬP:
Soạn :
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I .
I. Mục tiêu : _ Học sinh nắm vững các quan điểm lập trường triết học .
Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đã học , hệ thống lại kiến thức đã học ,
. mối liên hệ kiến thức đã học .
_ Đánh giá khả năng tiếp thu vận dụng kiến thu6c1 của học sinh .
_ Dựa trên quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin Tư tưởng Hồ Chì Minh .
II. Nội dung : ( SGK )
III. Phương pháp: Thảo luận , đặc vấn đề .
IV. Phương tiện : Sách giáo khoa , sách giáo viên . Lớp 11
V. Tiến trình dạy học :
1. Điểm danh : SS.
2. Kiểm tra :
CÂU HỎI KIỂM TRA:
File đính kèm:
- ky1lop11.doc