Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Thuý Hường

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm hàng hóa với hai thuộc tính của nó là giá trị sử dụng và giá trị.

- Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.

- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng của thị trường.

2. Về kĩ năng

- Biết phân biệt giá trị với giá cả của hàng hóa.

- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.

3. Về thái độ

Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Thuý Hường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V: Lấy bài tập cụ thể để giải thích GV: Giải thích, lấy ví dụ: - Khi nói đến qui luật lưu thông tiền tệ thì tiền vàng là tiền có đầy đủ giá trị. - Tiền giấy không có giá trị thực như tiền vàng, tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị. GV:? Nếu số lượng tiền vàng nhiều số tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa thì cần phải làm gì? Nếu số lượng tiền vàng nhiều số tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa thì tiền vàng sẽ rời khỏi lưu thông đi vào trong cất trữ và ngược lại.ví dụ: GV: ?Cho ví dụ về những sai phạm của hiện tượng lưu thông tiền giấy.(những hình ảnh về lạm phát) GV:? Hậu quả của tình trạng lạm phát? GV: ? Vậy ý nghĩa của quy luật lưu thông là gì? GV: Kết luận GV: Chuyển ý: Như các em đã biết: Hàng hóa được sản xuất ra nhằm để bán và quá trình này lại diễn ra trên thị trường.Vậy thị trường là gì? Chúng có chức năng ra sao thì chúng ta đi vào phần 3 c. Qui luật lưu thông tiền tệ. Lưu thông tiền tệ: là quá trình vận động của tiền tệ trong lưu thông hàng hóa. Lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào lưu thông hàng hóa và do lưu thông hàng hóa quyết định. Bởi vì: Tiền là giá trị biểu hiện của hàng hóa, phục vụ cho lưu thông hàng hóa, chỉ có trong lưu thông hàng hóa thì mới có lưu thông tiền tệ. Vì vậy lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định. Nội dung của qui luật lưu thông tiền tệ: là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định. Công thức: M = P x Q V Trong đó: M: là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. P: là mức giá cả của một đơn vị hàng hóa. Q: là số lượng hàng hóa đem ra lưu thông. V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ. Qui luật lưu thông tiền tệ cho thấy lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thông (P.Q) và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ(V). Tiền vàng lượng cần thiết Cất trữ Tiền vàng lượng cần thiết lưu thông Tiền giấy lượng cần thiết lạm phát Hậu quả của tình trạng lạmphát: - giá cả tăng, - sức mua của tiền tệ giảm, - đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn, - Công cụ quản lí Nhà nước kém hiệu lực. Ý nghĩa: - Công dân không nên giữ nhiều tiền mặt. - Nhà nước phát hành hạn chế tiền giấy tránh lạm phát. - Công dân tích cực gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vừa ích nứơc lợi nhà Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học ? Thị trường là gì? GV: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng trả lời ? “thị” là gì?, “trường” là gì? HS: Trả lời. GV: Vậy, thị trường là gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, đánh giá. GV: ? Lấy ví dụ về thị trường? HS: Trả lời. GV: ? Các “chủ thể kinh tế” bao gồm những ai? HS: Trả lời. GV: Đánh giá, nhận xét. GV: Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa là ở đó có thị trường. Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, đa dạng và phong phú. ? Từ định nghĩa và ví dụ về thị trường, hãy cho biết thị trường có những dạng nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, đánh giá. GV: Thị trường có nhiều loại, tùy theo mục đích và tiêu chuẩn để phân loại. GV: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ diễn ra một cách linh hoạt thông qua các hình thức môi giới, trung gian, quảng cáo, tiếp thị để khai thông các quan hệ mua – bán và kí hết các hơp đồng kinh tế. ? Thị trường được cấu thành từ những nhân tố nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, đánh giá. Các dạng thị trường từ giản đơn đến hiện đại, dù ở thị trường nào luôn có sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành thị trường: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung – cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán. GV: Thị trường giữ vai trò là điều kiện và môi trường của xã hội và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hóa hầu hết các sản phẩm đều được mua bán trên thị trường. Do vậy, không có thị trường thì không có sản xuất và trao đổi hàng hóa, không có kinh tế hàng hóa. Ta thấy, thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa, điều đó được thể hiện qua các chức năng của thị trường. GV: Thị trường có 3 chức năng chủ yếu, đó là các chức năng: Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa, chức năng thông tin và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. GV: Chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho mỗi nhóm trao đổi, thảo luận về sự thể hiện một chức năng của thị trường, lấy ví dụ minh họa. GV: Giao câu hỏi cho mỗi nhóm. Nhóm 1: Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa được thể hiện như thế nào? Nhóm 2: Thị trường cung cấp những thông tin gì cho các chủ thể kinh tế? Những thông tin ấy quan trọng như thế nào đối với người bán lẫn người mua? Nhóm 3: yếu tố điều tiết, kích thích sản xuất? Ảnh hưởng của giá cả đối với người sản xuất và lưu thông hàng hóa? HS: Thảo luận. HS (Nhóm 1): Trình bày phần thảo luận. HS (Cả lớp): Bổ sung. GV: Tổng kết, đánh giá Thị trường là nơi kết thúc cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, sản lượng, chất lượng hàng hóa. Khi người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường, những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. Điều đó cũng có nghĩa là chi phí lao động dùng để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện. GV:?Hàng hóa bán được hay không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người sản và quá trình sản xuất của xã hội? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, đánh giá. HS (Nhóm 2): Trình bày phần thảo luận. HS: (Cả lớp): Bổ sung. GV: Tổng kết đánh giá. Đây là chức năng thứ hai của thị trường, thông qua chức năng này thị trường thông tin cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. GV: Muốn đứng vững và thắng lợi trong thương trường, cả hai bên chủ thể, khách thể tham gia trên thị trường phải nắm bắt được hệ thống tín hiệu mà chức năng thông tin của thị trường đã cung cấp. HS (Nhóm 3): Trình bày phần thảo luận. HS (Cả lớp): Bổ sung. GV: Tổng kết đánh giá. GV: Như vậy, hiểu và vận dụng được các chứng năng thị trường giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất. Nhà nước cần ban hành chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng kinh tế vào những mục tiêu xác định. Thị trường Thị trường là gì? Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Chợ, siêu thị, tụ điểm mua bán Các “chủ thể kinh tế” bao gồm: người mua, người bán, các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, nhà nước tham gia vào mua bán, trao đổi trên thị trường. - Theo đối tượng, mua bán: thị trường về từng loại hàng hóa và dịch vụ như thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại tệ, chứng khoán - Theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua – bán, giao dịch: thị trường TLSX, thị trường lao động, thị trường vốn, công nghệ thông tin - Theo tính chất và cơ chế vận hành: thị trường cạnh tranh hoàn hào, cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền cạnh tranh, cạnh tranh độc quyền - Theo quy mô và phạm vi các quan hệ kinh tế: thị trường địa phương, thị trường khu vực, trong nước, quốc tế - Các yếu tố cơ bản của thị trường: hàng hóa tiền tệ người mua người bán à Dẫn đến quan hệ cung – cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán. b.Các chức năng của thị trường Chức năng 1: Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Hàng hóa bán được thì người sản xuất có tiền trang trải sản xuất, có lãi và có khả năng tiếp tục sản xuất và đời sống nâng cao. Chức năng 2: Chức năng thông tin. Những thông tin thị trường cung cấp: Quy mô cung – cầu. Giá cả. Chất lượng. Cơ cấu. Chủng loại Những thông tin này giúp: Người bán: đưa ra những quyết định kịp thời thu lợi nhuận. Người mua: điều chỉnh việc mua cho có lợi nhất. Chức năng 3: Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Sự biến động của cung – cầu trên thị trường là yếu tố điều tiết, kích thích các yếu tố sản xuất. Giá cả ảnh hưởng đến: - Đối với người tiêu dùng: + Giá cả cao à kích thích sản xuất. + Giá cả thấp à hạn chế sản xuất. - Đối với lưu thông: + Điều tiết hàng hóa và dịch vụ theo giá thấp àcao, mở rộng kinh doanh. + Thu hẹp kinh doanh hoặc chuyển hướng. - Đối với người tiêu dùng: + Giá cao thì thu hẹp số lượng mua hoặc chuyển mặt hàng khác. + Giá thấp thì họ sẽ làm ngược lại. GV: Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Đó là một kiểu tổ chức kinh tế. Trong đó, toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Việc sản xuất những hàng hoá gì? Cần có những dịch vụ nào? Đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất, trao đổi, tiêu dùng phải thông qua thị trường. Hàng hóa – tiền tệ - thị trường là những vấn đề quan trọng, quyết định trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Chúng ta cần hiểu và vận dụng tốt để phát triển sản xuất nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Luyện tập, củng cố: Bài tập trắc nghiệm: 1) Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử? Vì hàng hóa xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của loài người. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và lịch sử thương mại của lịch sử loài người. 2) Anh B là thợ mộc. Anh đóng được chiếc tủ đẹp với chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán, đã có người hỏi mua với giá cả hợp lý. Anh B đã đồng ý bán. Vậy, trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì? Chức năng thông tin cho người mua, người bán. Chức năng môi giới thúc đẩy quan hệ mua –bán. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất. Dặn dò: Làm bài tập trong SGK. Chuẩn bị bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

File đính kèm:

  • docbai 2.doc
Giáo án liên quan