Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 23, Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong

- Dân chủ theo tiếng Hi Lạp gồm hai từ ghép lại: demos – nhân dân, và kratos – sức mạnh, quyền lực. Xét theo quan điểm lịch sử, vấn đề dân chủ xuất hiện từ khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp, có nhà nước; các thành quả dân chủ mà nhân loại đạt được chính là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động chống lại giai cấp áp bức, bóc lột và các thế lực phản động để giành lại quyền lực, quyền làm chủ của mình.

 - Dân chủ là một hình thức nhà nước, một chế độ nhà nước gắn liền với một giai cấp nhất định – giai cấp cầm quyền, và do đó dân chủ mang bản chất giai cấp thống trị.

 - Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các chế độ dân chủ như: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản (hay dân chủ XHCN). Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, không phải là chế độ dân chủ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 23, Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18.02.2008 Tiết chương trình: tiết 23. §10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Về kỹ năng. - Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi của mình. 3. Về thái độ. - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ XHCN. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Bản chất của nền dân chủ XHCN và những nội dung cơ bản của dân chủ XHCN. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Dân chủ theo tiếng Hi Lạp gồm hai từ ghép lại: demos – nhân dân, và kratos – sức mạnh, quyền lực. Xét theo quan điểm lịch sử, vấn đề dân chủ xuất hiện từ khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp, có nhà nước; các thành quả dân chủ mà nhân loại đạt được chính là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động chống lại giai cấp áp bức, bóc lột và các thế lực phản động để giành lại quyền lực, quyền làm chủ của mình. - Dân chủ là một hình thức nhà nước, một chế độ nhà nước gắn liền với một giai cấp nhất định – giai cấp cầm quyền, và do đó dân chủ mang bản chất giai cấp thống trị. - Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các chế độ dân chủ như: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản (hay dân chủ XHCN). Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, không phải là chế độ dân chủ. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Thảo luận nhóm. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ nội dung xây dựng nền dân chủ XHCN, bài hát “Đảng đã cho ta mùa xuân”, bài báo “Mãi lộ hoành hành, tiền tươi và hụi chết” E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Mỗi công dân cần phải làm gì để tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? Trả lời: - Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.. 3. Giảng bài mới. Vào bài: Mỗi nền dân chủ đều là sản phẩm, thành quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, nó kế tục những tinh hoa của các thời kì trước và được phát triển trong điều kiện lịch sử đương thời. Ngay những ngày đầu xuất hiện nền dân chủ, con người đã có những mong muốn, khát vọng vươn tới một xã hội tốt đẹp mà trong đó con người có quyền lực thực sự của mình – xã hội đó là xã hội XHCN. Để hiểu thêm về nền dân chủ XHCN, chúng ta học bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG. Hoạt động 1: Bản chất của nền dân chủ XHCN. (?) Dân chủ là gì? (?) Trong 5 chế độ xã hội, thì nền dân chủ xuất hiện từ chế độ xã hội nào? - CXNT: họ lao động sản xuất theo cộng đồng, và họ bầu ra một người đứng đầu cộng đồng, nếu người đứng đầu cộng đồng không chăm lo cho lợi ích của cả cộng đồng thì sẽ bị bãi miễn và bầu ra người mới => dân chủ. - CHNL: giai cấp chủ nô lập ra nhà nước - nhà nước dân chủ (mọi quyền lực thuộc về nhân dân). Nhưng dân ở đây là giai cấp chủ nô, trí thức, và một số người dân tự do riêng những người dân làm nô lệ thì không được gọi là dân. => dân chủ chỉ có trong một giai cấp mà thôi. - PK: là chế độ quân chủ không phải chế độ dân chủ. Nhưng trong triều đình vẫn có những biểu hiện của dân chủ. - TBCN: dân chủ chỉ có ở giai cấp tư sản. - Từ 1917 sau thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, nhân dân lao động mới xây dựng một nền dân chủ XHCN, đây mới là dân chủ thật sự, dân chủ của nhân dân lao động. (?) Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp nào? (?) Cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? (?) Dân chủ XHCN là dân chủ cho ai? (?) Tại sao dân chủ XHCN tất yếu đòi hỏi phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương? Dân chủ Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. - Công dân có quyền kinh doanh. - Công dân có quyền học tập. - Công dân có quyền tham quan danh lam thắng cảnh. - Nộp thuế vào ngân sách nhà nước. - Học tập tốt, ý thức kỉ luật tốt. - Bảo vệ tài nguyên môi trường. => Nền dân chủ XHCN ra đời và từng bước phát triển từ khi chính quyền Nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thành lập. Sự hình thành nền dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất so với các nền dân chủ trước đó. Hoạt động 2: Xây dựng nền dân chủ XHCN VN Nền dân chủ XHCN không thể có đầy đủ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động vừa giành chính quyền. Mà phải trải qua một quá trình hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện. Quá trình đó diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thảo luận: * Nhóm 1: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế? Cho ví dụ? Ví dụ: - Sản xuất hàng dệt may, công dân phải nộp thuế. - Kinh doanh gạo công dân phải nộp thuế. * Nhóm 2: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? Cho ví dụ? Ví dụ: - Bầu cử Quốc hội. - Báo chí đưa tin chống tiêu cực (tham ô, tham nhũng). - Tham gia góp ý dự thảo hiếp pháp, pháp luật. * Nhóm 3: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? Cho ví dụ? Ví dụ: - Sáng tác thơ (có tiền nhuận bút). - Hưởng thụ ca nhạc, sân khấu. - Bảo vệ quyền lợi cho người sáng tác (chống đạo văn, đạo nhạc). * Nhóm 4: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội? Cho ví dụ? Ví dụ: - Công dân từ 15 tuổi trở lên được kí hợp đồng lao động. - Người lao động được mua bảo hiểm y tế. - Chính sách thương binh liệt sĩ, người già cô đơn I. BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XHCN. 1. Dân chủ là gì? - Dân chủ là quyền của nhân dân, thuộc về nhân dân. 2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Mang bản chất giai cấp công nhân. - Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. - Lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng. - Là nền dân chủ của nhân dân lao động. - Dân chủ XHCN gắn với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. II. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN VIỆT NAM. 1. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. - Quốc doanh làm chủ tư liệu sản xuất, quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm. - Biểu hiện: kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 2. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị. - Mọi quyền lực thuộc về nhân dân. - Biểu hiện: + Ứng cử, bầu cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị - XH. + Tham gia quản lí Nhà nước. + Quyền kiến nghị. + Tự do ngôn luận, báo chí thông tin. + Giám sát, tố cáo, khiếu nại. 3. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa. - Làm chủ, bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa. - Biểu hiện: + Quyền tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ. + Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ. + Quyền sáng tác, phê bình văn hóa, nghệ thuật. 4. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội. - Đảm bảo các quyền lợi về xã hội: + Quyền lao động. + Quyền bình đẳng nam, nữ. + Hưởng quyền lợi, bảo hiểm xã hội. + Quyền bảo vệ sức khỏe. + Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ. + Quan tâm về vật chất, tinh thần. 4. Củng cố và luyện tập. - Làm bài tập 1 và 2 / 90. - Khái quát lại phần đã học. 5. Hoạt động nối tiếp. - Các em về nhà học bài. - Chuẩn bị tiếp phần tiếp theo. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 10 tiet 1.doc
Giáo án liên quan