Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Kế hoạch bài dạy môn giáo dục công dân Lớp 11 - Đinh Thị Thuý - Năm học 2009-2010

+ Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH.

+ Tác dụng của CNH, HĐH.

- Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta:

+ Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

+ Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và hiện đại.

+ Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHXS XHCN và tiến tới xác lập địa vị thống trị của QHXS XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Kế hoạch bài dạy môn giáo dục công dân Lớp 11 - Đinh Thị Thuý - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Sinh viên soạn bài: ĐINH THỊ THÚY Lớp: 4A Năm học 2009-2010 Bài 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là CNH, HĐH đất nước; vì sao phải CNH, HĐH đất nước. - Nêu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2. Về kỹ năng: - Nhận thức rõ và biết xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 3. Về thái độ: - Tin tưởng và ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH đất nước. - Quyết tâm rèn luyện, học tập để trở thành người lao động đáp ứng những nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. II. NỘI DUNG Nội dung của bài gồm: 1. Trọng tâm kiến thức của bài: - Khái niệm, tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH đất nước. + Khái niệm CNH, HĐH. + Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH. + Tác dụng của CNH, HĐH. - Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta: + Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. + Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và hiện đại. + Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHXS XHCN và tiến tới xác lập địa vị thống trị của QHXS XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2. Kiến thức khó: - Ở nước ta, CNH phải gắn liền với HĐH. - Ở Việt Nam, thực hiện CNH, HĐH bằng cách nào? Nội dung thực hiện CNH, HĐH. - Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHXS XHCN và tiến tới xác lập địa vị thống trị của QHXS XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp nêu vần đề kết hợp với thuyết trình. - Phương pháp trình chiếu IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Máy tính, máy chiếu. SGK, sách giáo viên Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Chương về CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (tiết 2) 1. Ổn định lớp học. 2. Giới thiệu bài mới. Trong tiết học trước, chúng ta đã biết được tính tất yếu khách quan thực hiện CNH, HĐH ở nước ta trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Và thực tế chúng ta đã thấy được những thành tựu to lớn cũng như tác dụng của nó trong quá trình thực hiện ở nước ta. Vậy thì để hiểu được nội dung cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta, thì cô và các em sẽ cùng nhau nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay: Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Vấn đề 1: ? LLSX là gì? LLSX biểu hiện khả năng chinh phục tự nhiên của con người. LLSX TLSX Người lao động ĐTLĐ TLLĐ - Phân tích sơ đồ: - LLSX là sự thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất và người lao động. Vì thế phát triển lực lượng sản xuất trước hết là phát triển tư liệu sản xuất mà cụ thể là phát triển tư liệu lao động. Tức là: ? Ví dụ: Sản xuất nông nghiệp, ngành dệt, ? Hiệu quả của sự chuyển đổi đó? - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, mà chúng ta tiến hành CNH, HĐH sau, vì thế nước ta có cơ hội: ? Ví dụ: - Những phát minh khoa học: máy tính, điện tử, tin học, sinh học, rô bốt,đưa nhân loại chuyển dần từ văn minh CN sang nền văn minh hậu CN. ? Hiệu quả áp dụng những thành tựu đó? - Tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian tránh nguy cơ tụt hậu, Trong LLSX, TLLD không thể thiếu trong quá trình sản xuất, người lao động vận dụng chúng để tạo ra sản phẩm. ? Vậy thì yếu tố nào giữ vai trò quan trọng quyết định nhất? ? Vì sao? Người lao động quyết định trong sản xuất: Con người điều hành sản xuất Con người sáng tạo ra những phát minh và vận dụng chúng. Sản xuất phục vụ nhu cầu con người Do đó mà nhà nước ta cần phải: ? Nguồn nhân lực cần nâng cao những gì? Thể chất Chuyên môn ngiệp vụ Ý thức tổ chức kỷ luật Ước mơ, hoài bão, lý tưởng Lòng yêu nước, yêu nghề, tinh thần dân tộc. ? Thực hiện bằng cách nào? - Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. ? Phát triển LLSX bằng cách nào? ? Vì sao? ? Ví dụ những quốc gia thực hiện thành công sự chuyển giao? - Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ? Hiệu quả của quá trình chuyển giao đó? - Rút ngắn thời gian, giảm chi phí, a. Phát triển lực lượng sản xuất - LLSX là nội dung vật chất của nền sản xuất, là nặng lực sản xuất CCVC của một nước nhất định. Nó biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa người và tự nhiên, nặng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên. + Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội: Chuyển nền KT từ chổ dựa trên kỹ thuật thủ công sang dựa trên kỹ thuật cơ khí; từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công ngiệp. + Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế quốc dân. + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH: bằng cách gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển giao khoa học cộng nghệ: - Chuyển giao khoa học công nghệ từ những nước tiên tiến sang những nước kém phát triển và đang phát triển. - Đầu tư vốn vào đào tạo đội ngũ thực hiện chuyển giao - Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là quan trọng nhất giúp giải phóng LLSX. Vấn đề 2: ? Cơ cấu kinh tế là gì? ? Cơ cấu ngành kinh tế biểu hiện điều ? - Thể hiện tỉ trọng của từng ngành kinh tế toàn bộ nền kinh tế quốc dân? ? Ví dụ: ? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gi? ? Cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả là như thế nào? - Nó phản ánh đúng thực tại, nhất là đúng với quy luật kinh tế - Khai thác tối đa hiệu quả nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước. - Giúp phân công lao động và hợp tác quốc tế Ngày nay tế giới đang có xu hướng sản xuất và đời sống phát triển ngày càng quốc tế hóa cao. Vì thế cơ cấu kinh tế phải được xây dựng theo cơ cấu mở. ? Ví dụ: số liệu về: - Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch: - Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: Từ đó chúng ta thấy rằng: b. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và hiện đại. + Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ gồm: Cơ cấu ngành kinh tế; cơ cầu vùng kinh tế; cơ cấu thành phần kinh tế. + Trong đó: cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí, sang một cơ cấu kinh tế hợp li, hiện đại và hiệu quả. * Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu CN, NN, DV Cơ cấu CN, NN Cơ cấu NN + Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đi đôi với sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Vấn đề 3: LLSX và QHSX có mối quan hệ biện chứng với nhau và tạo thành phương thức sản xuất. LLSX quyết định QHSX; QHSX sẽ kìm hãm hoặc kích thích sự phát triển của LLSX. Chính vì thế khi phát triển LLSX thì QHSX cũng phảo thay đổi theo. ? Em hiểu QHSX là gi? QHSX về cơ bản biểu hiện: + QH sở hữu: + QH quản lý: + QH phân phối: ? QHSX XHCN biểu hiện như thế nào? Nước ta thực hiện quá độ tiến lên xả hội XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Vì thế cùng với quá trình phát triển LLSX thì chúng ta dần thiết lập QHSX XHCN giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. ? Vậy thì 3 vấn đề trên có mối quan hệ với nhau như thế nào? Phân tích mối qua hệ c. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHXS XHCN và tiến tới xác lập địa vị thống trị của QHXS XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - QHSX là hình thức xã hội của nền sản xuất, nói lên mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Tóm lại: Ba nội dung trên của CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất của mối quan hệ này là mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa LLSX và QHSX trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở nước ta. Vấn đề 4: ? Qua bài học em thấy CNH, HĐH đất nước có vai trò và tác dụng như thế nào? ? Là học sinh THPT, sau khi tốt nghiệp em sẽ lựa chọn nghề nghiệp như thế nào? 3.Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đối với công dân Việt Nam: Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH đất nước. Trong sản xuất và kinh d9aonh cần biết lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cao tranh cao trên thị trường. Không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và thành thựu khoa học công nghệ, ừng dụng chúng vào trong sản xuất. Đối với thế hệ trẻ Việt Nam: Không ngừng học hỏi nâng cao trí tuệ, phẩm chất và rèn luyện thể chất. Phát huy tinh thần sáng tạo, ham học hỏi của nhân dân ta. Biết lựa chọn ngành nghề cho phù hợp và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. 4. Củng cố bài học: - Trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập cô giáo đã chuẩn bị. 5. Dặn dò chuẩn bị bài mới VI. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbai 6 Cong nghiep hoa hien dai hoa dat nuoc.doc
Giáo án liên quan