“Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa nhìn bề ngoài dường như là việc riêng của từng người, không có gì ràng buộc giữa họ với nhau. Nhưng trên thực tế, hoạt động của họ chịu sự ràng buộc với nhau bởi quy luật giá trị”. (Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân, lớp 11, trang 28)
1/ Bằng sự hiểu biết của mình anh (chị) hãy làm rõ nhận định trên.
2/ Để phát triển “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào ở nước ta?
Phân tích được:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nội dung quy luật: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
Nêu được các biểu hiện của quy luật giá trị:
- Trong sản xuất: đối với 1 hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải làm sao cho thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 12 - Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh bậc THPT chu kì 2008-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH BẬC THPT
CHU KỲ 2008 – 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: Giáo dục công dân
(Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
“Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa nhìn bề ngoài dường như là việc riêng của từng người, không có gì ràng buộc giữa họ với nhau. Nhưng trên thực tế, hoạt động của họ chịu sự ràng buộc với nhau bởi quy luật giá trị”. (Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân, lớp 11, trang 28)
1/ Bằng sự hiểu biết của mình anh (chị) hãy làm rõ nhận định trên.
2/ Để phát triển “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào ở nước ta?
6,0 đ
1.
Phân tích được:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
0,5 đ
- Nội dung quy luật: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
0,5 đ
Nêu được các biểu hiện của quy luật giá trị:
- Trong sản xuất: đối với 1 hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải làm sao cho thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
0,5 đ
- Đối với tổng hàng hóa: người sản xuất phải làm sao cho tổng thời gian lao động cá biệt bằng tổng thời gian lao động xã hội cần thiết.
0,5 đ
- Trong lưu thông: đối với 1 HH, quy luật giá trị yêu cầu giá cả trên thị trường có thể mua, bán cao hay thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết nhưng nhất thiết phải vận động xoay quanh trục thời gian LĐXH cần thiết.
0,5 đ
- Tổng giá cả HH sau khi bán phải bằng tổng giá trị HH được tạo ra trong quá trình sản xuất.
0,5 đ
Nêu và phân tích 3 tác động của quy luật giá trị: (chỉ nêu hoặc phân tích thì cho 0,25 điểm)
- Điều tiết sản xuất và lưu thông HH.
0,5 đ
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động.
0,5 đ
- Phân hóa giàu, nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
0,5 đ
2.
Nhà nước vận dụng quy luật giá trị vào phát triển “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như sau;
- Đổi mới nền kinh tế thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ví dụ: thực hiện chế độ 1 giá, 1 thị trường thống nhất trong cả nước, mở của với thị trường nước ngoài
0,5 đ
- Ban hành, sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế để thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Ví dụ: ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư
0,5 đ
- Thực hiện các chính sách xã hội và sử dụng thực lực kinh tế của nhà nước để điều tiết thị trường nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và những tiêu cực khác trong xã hội
0,5 đ
Câu 2
Anh (chị) hãy cho biết để dạy tốt bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (GDCD 10), giáo viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nào?
5.5 đ
Cần nắm được các khái niệm:
- Chất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
0,5 đ
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật
0,5 đ
- Độ: Là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
0,5 đ
- Điểm nút: Là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
0,5 đ
- Bước nhảy: Sự biến đổi về lượng đến “điểm nút” phá vỡ “độ” dẫn tới bước nhảy vọt chuyển hóa về chất của sự vật.
0,5 đ
Quy luật lượng đổi, chất đổi
- Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất...
0,5 đ
- Không phải sự thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất.
0,5 đ
- Chất mới ra đời lại quy định cho nó một lượng mới phù hợp...
0,5 đ
Ý nghĩa của quy luật
- Trong thực tiễn : kiên trì tích lũy về lượng mới có thể có sự biến đổi về chất
0,5 đ
- Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, muốn thực hiện bước nhảy liên tục
0,5 đ
- Khi đã có tích lũy đủ số lượng thì phải có quyết tâm tiến hành bước nhảy, chuyển sự thay đổi về lượng thành sự biến đổi về chất...khắc phục tình trạng trì trệ hữu khuynh....
0,5 đ
Câu 3
Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân.
4.0 đ
- Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học mà trong quá trình thực hiện GV tổ chức cho học sinh được bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học.
0,25 đ
- Ưu điểm của PPTLN: phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tính tập thể của HS trong học tập, không khí học tập thoải mái, HS gắn bó tự tin, thoải mái hơn trong học tập
0,25 đ
- Nhược điểm: Lớp học hay ồn ào, mất nhiều thời gian, một số HS không tự giác trong học tập
Các bước tiến hành:
0,25 đ
- GV giới thiệu chủ đề cần thảo luận và nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề, thời gian thảo luận
0,25 đ
- GV chia số HS của lớp thành các nhóm, chỉ định hoặc yêu cầu các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký. GV giao nhiệm vụ để các nhóm tiến hành thảo luận, yêu cầu ghi kết quả thảo luận của nhóm ra bảng phụ (giấy khổ lớn)
0,25 đ
- GV tổ chức cho các nhóm tiến hành thảo luận các nội dung đã được giao theo thời gian quy định.
0,25 đ
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước cả lớp. Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến
0,25 đ
- GV tổng kết thảo luận.
0,25 đ
Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm cần lưu ý
- Câu hỏi thảo luận phải sát với nội dung bài học, phù hợp với trình độ HS, không được thảo luận khái niệm, định nghĩa hay những nội dung đã được trả lời đầy đủ trong SGK.
0,25 đ
- Chia nhóm phải hết sức linh hoạt, luôn thay đổi để tạo điều kiện cho mỗi HS được giao lưu với tất cả HS trong lớp học chứ không phải chỉ là một số người cố định trong lớp.
0,25 đ
- GV luôn theo dõi, giám sát việc thảo luận của HS. Cần khích lệ mọi HS cùng tham gia đóng góp ý kiến, không được chê bai một ý kiến nào
0,25 đ
- Kết quả thảo luận của các nhóm được trình bày trên bảng hoặc treo xung quanh tường lớp học để HS các nhóm khác nhau được quan sát, ghi nhớ những ND các em cần biết
0,25 đ
- Các “Nhóm trưởng”, “Thư ký” ở các nhóm cần đượcc thay đổi luân phiên để mọi HS đều được rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
0,25 đ
- Chỉ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở những phần có nội dung khó, trọng tâm của bài học, chiếm nhiều thời gian của tiết dạy học.
0,25 đ
Câu 4
Tình huống: trong giờ học môn GDCD lớp 12 bài 1: Pháp luật và đời sống. Sau khi thảo luận nhóm về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, đại diện nhóm 4 kết luận: Pháp luật là phương tiện quản lý xã hội hiệu quả nhất nên pháp luật là phương tiện quản lý vạn năng của Nhà nước.
1/ Anh (chị) xử lý tình huống trên như thế nào?
2/ Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
4,5 đ
1
Xử lý tình huống.
- GV phải khẳng định: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội hiệu quả nhất nhưng không phải là phương tiện quản lý vạn năng của Nhà nước.
0,5 đ
GV giải thích:
- PL là một phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội bên cạnh các phương tiện khác như chủ trương, chính sách, kế hoạch...
0,5 đ
- Quản lý xã hội bằng PL là phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất.
0,5 đ
- Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lý bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng.....
0,5 đ
- Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
0,5 đ
2
Mối quan hệ giữa PL với kinh tế.
- Là mối quan hệ biện chứng, hai chiều, xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.
0,25 đ
- Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế
0,25 đ
- Phân tích được: sự phụ thuộc của pháp luật thể hiện ở chỗ chính các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật.
0,25 đ
- Sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi về nội dung của PL
0,25 đ
- Pháp luật tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế.
0,25 đ
- Tác động theo hướng tích cực nếu PL có nội dung tiến bộ, được xây dựng phù hợp với các quy luật kinh tế, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế...
0,25 đ
- Tác động theo hướng tiêu cực nếu PL có nội dung lạc hậu, không phản ánh đúng các quan hệ kinh tế hiện hành...
0,25 đ
- Có các ví dụ chứng minh những điều đã nêu trên.
0,5 đ
= = = HẾT = = =
File đính kèm:
- Dap an mon GDCD.doc