1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Thế nào là CNH-HĐH, vì sao phải CNH-HĐH đất nước.
- Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Kỹ năng
- Biết cách quan sát tình hình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta để thấy được khoảng cách tụt hậu về trình độ kinh tế, kỹ thuật và công nghiệp của nước ta hiện nay.
3. Thái độ
Giáo dục HS thái độ học tập tốt để góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 11 - Tiết 12: Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:31/10/2011.
Ngày soạn:2/11/2011
Tiết 12 CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
I. CHUẨN:
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Thế nào là CNH-HĐH, vì sao phải CNH-HĐH đất nước.
- Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Kỹ năng
- Biết cách quan sát tình hình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta để thấy được khoảng cách tụt hậu về trình độ kinh tế, kỹ thuật và công nghiệp của nước ta hiện nay.
3. Thái độ
Giáo dục HS thái độ học tập tốt để góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
II. NÂNG CAO VÀ MỞ RỘNG:
Không thực hiện.
B. CHUẨN BỊ.
- GV: Soạn giáo án, SGK.
- HS: Bài cũ, bài mới, SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Phân tích, tổng hợp.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Xen trong nội dung bài dạy.
3. Triển khai bài mới
a. Khởi động
GV kể câu chuyện nhỏ.
b. Tạo tâm thế vào bài:
Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa-hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vậy, thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
c. Triển khai nội dung bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Tại sao CNH-HĐH là nhiệm vụ trong tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta ?
DKTL: Vì phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ KHKT cao.
Muốn Việt Nam khỏi tụt hậu về kinh tế, Đảng ta đã xác định như thế nào ?
Muốn khắc phục sự tụt hậu đó phải thực hiện bằng cách gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá.
Theo em CNH-HĐH có những tác dụng to lớn nào trong sự nghiệp phát triển đất nước ?
- Tạo điều kiện phát triển lực lượng SX.
- Tăng cường vai trò của Nhà nước.
- Tạo tiền đề cho nền VH mới.
- Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
* Liên hệ bản thân.
2. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
a) Tính tất yếu khách quan phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế - kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH.
b) Tác dụng của CNH-HĐH
- Tạo điều kiện để phát triển lực lượng SX và tăng năng suất LĐXH, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ SXXH.
- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hoá mới.
- Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập - tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3) Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH-HĐH.
- Xây dựng cho bản thân động cơ quyết tâm, phương pháp học tập.
- Khi chuẩn bị hướng nghiệp cần và ra sức học tập.
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM
1. Củng cố phần KT - KN
GV nhắc lại những nội dung chính cần nắm.
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học
- Nắm được CNH-HĐH là nội dung trọng tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Soạn bài: Thực hiện nề kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. (tt).
3. Đánh giá chung về buổi học
4. Rút kinh nghiệm ( về nghiệp vụ GV )
File đính kèm:
- tiet 12.doc