1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ của lòng yêu nước Việt Nam.
- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, phù hợp với kỹ năng của bản thân.
3. Về thái độ:
- Yêu quý, bảo vệ quê hương đất nước.
- Tự hào về truyền thống quê hương.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 11 - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Nguyễn Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT: THỰC HÀNH SƯ PHẠM
Tổ chuyên môn: Sử - GDCD
GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY
Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
(tiết 1)
Ngày tháng năm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh MSSV: DCT096035
Lớp: DH10CT
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tấn
Mục tiêu bài học:
Học xong bài này, HS cần đạt được:
Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ của lòng yêu nước Việt Nam.
- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về kỹ năng:
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, phù hợp với kỹ năng của bản thân.
Về thái độ:
- Yêu quý, bảo vệ quê hương đất nước.
- Tự hào về truyền thống quê hương.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa GDCD 10.
Sách giáo viên GDCD 10.
Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
Biểu đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD 10.
- Xem bài học bài trước khi đến lớp
III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài này:
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học:
Để dạy bài này, GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp nêu vấn đề.
Thảo luận nhóm
V. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ
- Tranh ảnh minh họa
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1”
2. Kiểm tra bài củ: 3”
Câu hỏi: Hợp tác là gì? Hòa nhập là gì? Để thực hiện tốt hợp tác là học sinh các em cần phải làm gì?
3.Khám phá: 1”
GV: Cho HS nghe một bài hát về tình yêu quê hương đất nước.
GV: Đưa ra câu hỏi
- Nội dung bài hát có ý nghĩa gì?
- Tình yêu Tổ quốc không chỉ từ những việc làm lớn lao mà nó còn bắt nguồn từ những việc làm giản dị nhất, nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, yêu quê hương, yêu cánh đồng, lũy tre, bến nước, cây đa, mái đình...?. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tình yêu nước giữ một vai trò hết sức quan trọng
GV: Đặt vấn đề giới thiệu bài: Mỗi con người đều có Tổ quốc của riêng mình, Việt Nam là Tổ quốc của cô và chúng em đó. Hai tiếng Tổ quốc rất đổi yêu thương và trừu mến, lắng sâu vào tâm hồn người Việt.
Vậy lòng yêu nước là gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Bằng phương pháp đàm thoại GV giúp HS tìm hiểu lòng yêu nước là gì?
a. Lòng yêu nước là gì ?
- GV: Yêu cầu một HS đọc diễn cảm đoạn thơ:
“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Vì Tổ quốc ! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”. (Chế Lan Viên)
- GV: Các em hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ?
-HS trả lời: Tác giả có tình yêu đối với Tổ quốc rất mãnh liệt, xem tình cảm ấy vô cùng thiêng liêng. Nó biến thành động lực để tác giả sẵn sàng hy sinh phục vụ quê hương, đất nước.
- GV: Theo em, lòng yêu nước là gì?
- HS: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- HS: Cả lớp cùng trao đổi, bổ sung ý kiến.
- GV: Nhận xét, bổ sung
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV: thuyết trình
Nước ta đã có từ lâu – hơn bốn nghìn năm lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước không phải là cái gì cao sang, xa lạ mà lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành lao động do mình tạo ra, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lênNhững tình cảm giản dị ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước. Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố, thử thách.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thử thách, nhưng dân tộc ta đã vượt qua và xây xựng đất nước ta giàu đẹp như ngày nay, để có được thành quả này có lẽ ta không thể không nhắc đến những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta, trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước. Ta đi vào tìm hiểu truyền thống yêu nước.
Hoạt động 2: Bằng phương pháp đàm thoại GV giúp HS tìm hiểu lòng yêu nước là gì?
- GV nêu câu hỏi:
Qua lịch sử hàng nghìn năm, các em có biết Việt Nam thường xuyên là đối tượng tiến công của nhiều đội quân xâm lược nào? Vì sao?
- HS trả lời: Có lẽ sự hấp dẫn của tài nguyên, nhân lực, vị trí chiến lược trọng yếu của vùng Đông Nam Á: một giao lộ để giao lưu, phát triển, một bàn đạp quân sự để tiến chiếm Đông Dương
- GV: nêu câu hỏi
Bằng cách nào, dân tộc ta đã đánh thắng giặc ngoại xâm, cả những đội quân hùng mạnh nhất thời đại ( Thế kỷ XI: Nhà Lý 10 vạn đối phó quân Tống 30 vạn; Thế kỷ XIII, Nhà Trần 20-> 30 vạn đối phó quân Mông Nguyên 50->60 vạn; Thế kỷ XVIII, Quang Trung 10 vạn đối phó quân Thanh 29 vạn; Thế kỷ X, Pháp , Mỹ là những đế quốc có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn hàng đầu thế giới) ?
- HS trả lời:
Nhờ lòng yêu nước , tinh thần đoàn kết toàn dân, sự lãnh đạo tài giỏi của các vị anh hùng dân tộc
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV: thuyết trình
Lòng yêu nước đã được hình thành và hun đúc từ trong quá trình vừa lao động gian khổ xây dựng đất nước vừa đấu tranh liên tục, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Lòng yêu nước ấy đã được kế thừa, củng cố, phát huy qua nhiều thế hệ.
Nó đã trở thành truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc. Nhờ truyền thống ấy mà dân tộc ta đủ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt để tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về truyền thống yêu nước của nhân dân ta như sau: “..Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”
Hoạt động 3: Bằng phương pháp đàm thoại GV giúp HS tìm hiểu lòng yêu nước là gì?
-GV nêu câu hỏi: Các em hãy trình bày những biểu hiện của truyền thống yêu nước?
- HS trả lời:
- Biểu hiện của truyền thống yêu nước:
+ Tình cảm gắn bó với quê
hương, đất nước.
+ Tình yêu thương đối với
giống nòi, dân tộc.
+ Lòng tự hào dân tộc.
+ Đoàn kết kiên cường, bất
khuất chống ngoại xâm.
+ Cần cù, sáng tạo trong lao
động.
-GV nêu câu hỏi:
Các em hãy nêu những câu ca dao , tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn,nói về lòng yêu nước?
- HS trả lời:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn.
Tối lửa tắt đèn có nhau.
Chim sẻ nhớ rừng, sơn dương nhớ núi.
Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Tận trung với nước, tận hiếu với dân,
Vì nước quên thân, vì dân quên mình.
- GV: Người Việt Nam luôn tự hào về một dân tộc anh hùng, một dân tộc hiếu học, một dân tộc giàu bản sắc văn hóa
Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm: đây là nét nổi bật trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất để xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV: Tổ chức cho học sinh trò chơi; thi hát, đọc thơ, kể chuyện, sưu tầm tục ngữ, ca dao về “ tình yêu quê hương đất nước”
- HS: Cá nhân nhận câu hỏi và thể hiện phần thi của mình.
1. Lòng yêu nước.
a. Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là tinh thần yêu quê hương đất nước và tinh thần đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
b. Truyến thống yêu nước.
- Yêu nước là truyền thống dân tộc cao quý và thiêng liêng nhất.
- Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác.
- Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.
- Nhờ có truyền thống yêu nước mà chúng ta một nước yếu, nhỏ bé có thể chiến thắng kẻ thù xâm lược.
C. Biểu hiện của lòng yêu nước:
- Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước:
- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc:
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng:
- Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm:
- Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất để xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
4. củng cố (4 phút)
Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức:
Câu 1: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảmnhất và gần gũi nhất đối với con người
a. Thương yêu
b. Bình dị
c. Sâu sắc
d. Chân thật
Câu 2: Chính truyền thống yêu nước là sức mạnhgiúp đất nước ta tồn tại và phát triển
a. Toàn dân
b. Nội sinh
c. Tổng hợp
d. Dân tộc
Câu3: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là của ta
a. Lịch sử
b. Phẩm chất đạo đức
c. Một truyền thống quý báu
d. Giá trị truyền tống
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài và làm bài tập SGK
- Xem trước phần tiếp theo
File đính kèm:
- oanh3.doc