Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 26 - Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa - Nguyễn Văn Phong

1. Trọng tâm của bài.

 - Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm.

 2. Kiến thức cần lưu ý.

 - Chính sách dân số và việc làm có quan hệ rất chặt chẽ. Đó là những chính sách về con người, vì con người của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người thông qua việc làm giảm tỉ lệ tăng dân số và giải quyết việc làm.

 - Tùy theo điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động, mỗi nước có chính sách dân số khác nhau: có những nước duy trì dân số ổn định (Đan Mạch, Thụy Điển), có những nước khuyến khích tăng dân số (Đức, Nga, Malaisia), có những nước thực hiện chính sách này để hạn chế tốc độ tăng dân số (Trung Quốc, Ấn Độ )

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 26 - Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa - Nguyễn Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 10.03.2008 Tiết chương trình: tiết 26. §11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được tình hình dân số, việc làm và mục tiêu, những phương hướng cơ bản của Đảng, Nhà nước ta để giải quyết vấn đề dân số và việc làm. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm. 2. Về kỹ năng. - Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp với khả năng của mình. - Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi. - Bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 3. Về thái độ. - Tin tưởng, ủng hộ chính sách dân số và giải quyết việc làm; phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách dân số ở nước ta. - Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong tương lai. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Chính sách dân số và việc làm có quan hệ rất chặt chẽ. Đó là những chính sách về con người, vì con người của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người thông qua việc làm giảm tỉ lệ tăng dân số và giải quyết việc làm. - Tùy theo điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động, mỗi nước có chính sách dân số khác nhau: có những nước duy trì dân số ổn định (Đan Mạch, Thụy Điển), có những nước khuyến khích tăng dân số (Đức, Nga, Malaisia), có những nước thực hiện chính sách này để hạn chế tốc độ tăng dân số (Trung Quốc, Ấn Độ) C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp đàm thoại kết hợp với giảng giải. - Trao đổi nhóm. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ mối quan hệ giữa dân số và chất lượng cuộc sống; số liệu về tốc độ dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Sửa bài kiểm tra một tiết. 3. Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Chính sách dân số. Vấn đề dân số hiện nay trên thế giới đã trở thành vấn đề toàn cầu và là sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là những nước nghèo, đang phát triển. Ở nước ta dân số tăng nhanh là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. Vậy chúng ta nhận thức về thực trạng dân số và việc làm như thế nào và đề ra mục tiêu phương hướng cơ bản nào để giải quyết tốt những vấn đề trên. Thảo luận: Nhóm 1: Đánh giá tình hình dân số nước ta (qui mô dân số, tốc độ tăng dân số, mật độ dân số, phân bố dân số) * Tốc độ dân số. Năm 1930 1940 1950 1965 1980 1990 1999 2006 Triệu người 17,2 21 23,4 35 53,8 60,1 76,3 84 - Trước TK XX, dân số tăng chậm do nền kinh tế lạc hậu, thiên tai, chiến tranh. - Từ 1975 – 1990: Dân số tăng 18,6 triệu người, trong khi cả Châu Âu tăng 20 triệu. - Từ 1965 – 2006: Trong vòng 40 năm tăng 2,5 lần, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong tổng số 200 nước trên thế giới. * Mật độ dân số. Năm 1979 1989 1999 2000 2006 Người/ km2 159 195 231 242 - Mật độ dân số cao, trong khi mật độ dân số thế giới 44 người/ km2. * Phân bố dân cư: Vùng Dân số Diện tích đất. Đồng bằng 75% 30% Miền núi 25% 70% - Dân số nước ta tập trung ở vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long. - Dân số tập trung ở thành phố lớn, thị xã. - Vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt. Đó cũng là lí do không khai thác hết tiềm năng kinh tế của vùng núi cao, trung du. Nhóm 2: Giải thích kết quả giảm sinh chưa vững chắc. - Số con trung bình của một phụ nữ là 2,1 con. Từ năm 2000 đến nay mức giảm sinh chững lại. Ở nhiều địa phương còn có nguy cơ gây gia tăng dân số trở lại do tỉ lệ sinh con thứ 3. - Lý do: + Tư tưởng chủ quan của lãnh đạo. + Tính tự nguyện của cán bộ, nhân dân chưa cao. + Tư tưởng trọng nam kinh nữ. Nhóm 3: Tác động của vấn đề dân số. (Cho học sinh hoàn thành sơ đồ mối quan hệ giữa gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống) Nhóm 4: Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số? Vấn đề dân số và việc làm là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta chính sách dân số và giải quyết việc làm được coi là chính sách xã hội cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy sản xuất phát triển. Giải quyết tốt vấn đề dân số việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu của nhân dân, khuyến khích làm giàu theo quy định của pháp luật. Hoạt động 2: Chính sách giải quyết việc làm. (?) Em có nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta? (?) Tại sao tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề rất bức xúc ở thành thị và nông thôn? (?) Những số liệu sau đây nói lên điều gì? - Dân số trong độ tuổi lao động: + Năm 2000 chiếm 55%. + Năm 2005 chiếm khoảng 59,1% + Dự kiến năm 2010 chiếm khoảng 60,7%. + Mỗi năm có khoảng 1,3 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. * Đến 2010 phấn đấu giảm tỉ lệ thất nghiệp 5% ở thành thị, nông thôn, 50% lao động xã hội. * Nâng tỉ lệ người lao động qua đào tạo nghề lên 40%. * Quỹ thời gian lao động nông thôn lên 80% - 85% (kinh tế hộ gia đình và ngoài quốc doanh, tạo việc làm mới 90% hằng năm) (?) Mục tiêu và phương hướng của chính sách giải quyết việc làm của nước ta là gì? Là nước có tốc độ tăng dân số cao đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm, nước ta sẽ sớm ổn định mọi mặt đời sống xã hội và thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Hoạt động 3: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm. I. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ. 1. Tình hình dân số nước ta. - Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng còn nhanh. - Kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lượng dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lí. - Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống. Dân số tăng quá nhanh. Kinh tế, văn hóa Thừa lao động, kém phát triển ko có việc làm => tệ nạn XH tăng Năng suất lao Mức sống thấp động thấp. Bệnh tật nhiều. Sức khỏe, thể lực kém 2. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số. a. Mục tiêu. - Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. - Ổn định qui mô, cơ cấu dân số và phân bố dân số hợp lí. - Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn nhân lực cho Đất nước. b. Phương hướng. - Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. - Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục. - Nâng cao hiểu biết của người dân. - Nhà nước đầu tư đúng mức. II. CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. 1. Tình hình việc làm của nước ta hiện nay. - Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn (là vấn đề bức xúc lớn). - Tình trạng thất nghiệp. - Thu nhập thấp. - Dân số trong độ tuổi lao động tăng. - Chất lượng nguồn nhân lực thấp. - Số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ít. - Dòng di chuyển lao động từ nông thôn về thành thị kiếm việc làm càng tăng. 2. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. a. Mục tiêu: - Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn. - Phát triển nguồn nhân lực. - Mở rộng thị trường lao động. - Giảm tỉ lệ thất nghiệp. - Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. b. Phương hướng. - Thúc đầy phát triển sản xuất và dịch vụ. - Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. - Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số. - Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động. - Động viên người thân và người khác cùng chấp hành. - Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn. 4. Củng cố và luyện tập. (?) Em cho biết câu ca dao sau nói lên điều gì? “Gái một con trông mòn con mắt. Gái hai con, con mắt liếc ngang. Ba con cổ ngẳng, răng vàng. Bốn con quần áo đi ngang khét mù. Năm con tóc rối tổ cu. Sáu con yếm trụt, váy dù vắt ngang.” Câu ca dao nói về hậu quả của việc sinh nhiều con. Việt Nam là nước có tốc độ tăng dân số cao, đang trong quá trình CNH – HĐH. Nếu thực hiện tốt chính sách dân số, giải quyết việc làm nước ta sớm ổn định mọi mặt đời sống và thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển. Là công dân của Đất nước trong thời kì đổi mới. Hơn ai hết, tư cách là công dân, là học sinh chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, có lối sống lành mạnh, góp phần nhỏ mang lại hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội. 5. Hoạt động nối tiếp. - Làm bài tập SGK. - Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. - Làm thêm bài thực hành. Điền vào bảng điều tra sau đây tình hình dân số ở cụm dân cư em: STT Họ và tên chủ gia đình Tổng số người trong gia đình. Số người ở tuổi mầm non, THCS, THPT, ĐH Số người không có việc làm Nhận xét. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY. - Giải thích một số khái niệm. * Sức khỏe sinh sản: + Trạng thái thể chất. + Trạng thái tinh thần. + Chức năng sinh sản. * Kế hoạch hóa gia đình: + Mỗi cặp gia đình chỉ nên có từ một đến hai con. + Khoảng cách lần sinh cách nhau 5 năm. + Xây dựng gia đình hạnh phúc. * Chính sách dân số: + Kế hoạch hóa dân số. + Kế hoạch hóa gia đình.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 11.doc
Giáo án liên quan