bài 9: năng động, sáng tạo
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là năng động, sáng tạo và vì sao cần phải năng động sáng tạo.
2. Thái độ:
- Hs có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào.
3. Kĩ năng:
- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của năng động, sáng tạo.
- HS biết học tập những tấm gương năng động, sáng tạo.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán các thái độ hành vi, việc làm không phì hợp với tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động
III. Phương pháp, tài liệu và phương tiện.
1. Phương pháp: sử dụng kết hợp các phương pháp giảng giải, đàm thoại với nêu gương, giải quyết vấn đề và thảo luận nhóm.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 tuần 10 - 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
minh, không thiên vị...
2. Tự chủ:
- Nếu bạn rủ:
+ Cương quyết không chơi
+ Khuyên bạn nên bỏ trò chơi
- Bạn cho chép bài:
+ Cần bình tĩnh, tự chủ suy nghĩ
+ Không chép bài của bạn
+ Nói cho bạn biết mình muốn tự lực
- Em sẽ:
+ Không nóng vội, bình tĩnh
+ Giải thích cho mọi người hiểu
+ Tự mình làm lại
3. Dân chủ và kỷ luật
*VD:
- Bàn bạc, góp ý xây dưng tập thể lớp
- Cử tri đóng góp với đại biểu quốc hội
- Các hộ gia đình thống nhất mục đích và biện pháp xây dựng gia đình văn hoá ở cụm dân cư.
- HS nói lên cảm nghĩ của mình...
* HS cần:
+ Vâng lời,
+ Lễ phép
+ Tìm hiểu nội dung và thực hiện nghiêm túc
+ Tham gia ý kiến với lớp
+ Tích cực tham gia hoạt động ở cụm dân cư - tuỳ theo độ tuổi
5. Thực hành/ Luyện tập
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
Mục tiêu: HS làm được bài tập theo yêu cầu
Cách tiến hành:
- HS dựng tình huống, viết lời thoại và vào vai theo một trong số các nội dung vừa ôn tập.* Hướng dẫn học tập
- Học và nắm chác các nội dung đã ôn tập
- Chuẩn bị nội dung chủ đề Hợp tác cùng phát triển để tiếp tục ngoại khoá thực hành.
--------------------------------------------------------------
Tuần: 16
Tiết: 16
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Thực hành, ngoại khoá các vấn đề của địa phương
và các nội dung đã học
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Hệ thống hoá kiến thức đã học, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- GD ý thức học tập bộ môn gắn với thực tế cuộc sống.
- Rèn kỹ năng khái quát và vận dụng thực tế,
B. Nội dung cơ bản.
- Toàn bộ kiến thức đã học.
- Chú trọng chủ đề Hợp tác và phát triển - một vấn đề đang diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên toàn cầu.
C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện.
1. Phương pháp: Hệ thống hoá, tích hợp nội dung các bài học.
2. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV GDCD 9, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu thực tế.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào giờ thực hành.
3. Ôn tập:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ngoại khoá
I. Ngoại khoá chủ đề: Hợp tác cùng phát triển.
- GV đưa ô chữ, HS giải ô chữ để tìm ra nguyên tắc cơ bản của hợp tác.
1
B
ạ
N
B
è
2
H
ò
a
B
I
N
H
3
A
S
E
A
N
4
Đ
ố
I
T
H
O
ạ
I
5
K
H
Ẳ
N
G
Đ
ị
N
H
6
U
N
7
S
O
N
G
P
H
Ư
Ơ
N
G
Hàng ngang:
1: (5 chữ cái) Từ nào còn thiếu trong câu ca dao sau:
.............. là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.
2. (7 chữ cái) Khát vọng chung của toàn nhân loại.
3. (5 chữ) Tên gọi tắt của Hiệp hội các nước Đông Nam á.
4. (8 chữ cái) Một biện pháp giải quyết vấn đề giữa các nước mà không phải là đối đầu.
5. (9 chữ cái) Từ trái nghĩa với "phủ định"
6. (2 chữ cái) Tên gọi tắt của Liên hợp quốc.
7. (10 chữ cái) Chỉ mối quan hệ của hai nước với nhau.
Hoạt động 2: Ôn tập một số nội dung đã học.
Mục tiêu: HS nhắc nhớ lại kiến thức đã học.
Cách tiến hành:
- GV cùng HS trao đổi, đàm thoại.
?/ Như thế nào là một đất nước hoà bình? Tại sao phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
?/ Đất nước ta đã và đang "Bảo vệ hoà bình" ntn?
II. Ôn tập.
1. Bảo vệ hoà bình.
- Hoà bình là không có chiến tranh, không có xung đột vũ trang, quan hệ giữa mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia tốt đẹp.Hoà bình là khát vọng của nhân loại.
- Phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình vì:
?/ Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ?
?/ Đảng và Nhà nước ta có chủ trương ntn về vấn đề này?
- HS trả lời
- GV gợi ý, nhận xét và chốt lại vấn đề.
Hoà bình
Chiến tranh
- Đem lại cuộc sống bình yên, tự do.
- Đời sống ấm no. hạnh phúc,
- Khát vọng của nhân loại.
- Gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, thất học.
- Thành phố làng mạc bị tàn phá
- Thảm hoạ của loài người
?/ Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ?
?/ Đảng và Nhà nước ta có chủ trương ntn về vấn đề này?
- HS trả lời
- GV gợi ý, nhận xét và chốt lại vấn đề.
- Đất nước ta luôn luôn bảo vệ hoà bình dân tộc. Khi đất nước bị xâm lược, nhân dân sẵn sàng hi sinh để giành lại hoà bình. Ngày nay, chúng ta cũng luôn đề cao cảnh giác, hàng năm vẫn tuyển quân huấn luyện quân sự để sẵn sàng chiến đấu....
2. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- VD: Việt Nam - Trung Quốc
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước:
+ Chủ động tạo ra các mqh quốc tế thuận lợi.
+ Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.
+ Hoà nhập với các nước trên tinh thần "Hoà nhập nhưng không hoà tan"
* Hướng dẫn học tập:
- Học và nắm chắc các nội dung kiến thức đã học.
- Xem lại các bài tập đã làm trong SGK.
- Tiếp tục chuẩn bị các nội dung còn lại để tiết sau ôn tập học kì I.
-----------------------------------------------------------------
Tuần: 17
Tiết: 17
Ngày soạn
Ngày dạy:
ôn tập
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học.
2. Kĩ năng
- Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD
3. Thái độ
- Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.
B. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng phân tích, so sánh các việc làm trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
- Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong xã hội.
C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện
1. Phương pháp: Ôn luyện, kích thích tư duy, nêu và giải quyết vấn đề...
2. Tài liệu và phương tiện: SGV, SGK GDCD9, bài tập và các câu hỏi về nội dung ôn tập.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép vào phần ôn tập)
3. Ôn tập
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết.
- Mục tiêu: HS tái hiện các kiến thức đã học.
- Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng phân tích, so sánh các việc làm trong cuộc sống hàng ngày.
- Cách tiến hành:
?/ Hãy kể tên một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta?
?/ Theo em, những truyền thống đó lạc hậu không? Em có nên và cần học tập truyền thống đó không?
?/ Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Hs trả lời
- GV nhận xét và chuyển ý
?/ HS có cần phải năng động, sáng tạo không, vì sao?
?/ Làm ntn để năng động, sáng tạo trong học tập?
?/ Thế nào là làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?
?/ Tìm một số biểu hiện của làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập.
- HS trả lời
- GV nhận xét
?/ Thế nào là lý tưởng sống? Việc xác định lý tưởng sống quan trọng ntn?
?/ Hãy viết 5 - 7 câu về lý tưởng sống của em.
- HS viết bài
- GV yêu cầu một vài em trình bày bài viết.
I. Lý thuyết:
1. Kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Dân tộc ta có nhiều truyền thống quý báu. Tiêu biểu là: yêu nước, đoàn kết, yêu thương con người, cần cù, hiếu học, biết ơn......
- Những truyền thống đó dù đã được hình thành từ lâu đời nhưng không hề lạc hậu. Chúng ta, những thế hệ ngày nay càng phải học tập và thực hành những truyền thống đó.
- Kế thừa phát huy truyền thống dân tộc là trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập, thực hành giá trị truyền thống để cái hay cái đẹp của truyền thống phát triển và toả sáng.
2. Năng động, sáng tạo.
+ HS rất cần năng động, sáng tạo trong học tập. Vì học tập là một hoạt động đặc biệt, đòi hỏi tư duy và đầu óc sáng tạo rất cao. Nếu không sáng tạo thì dễ dẫn đến học vẹt, học mà không hiểu gì, học rập khuôn....
+ Rèn luyện:
- Trước hết cần rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- Trước khi làm việc gì nên tự hỏi: Để làm gì? Có khó khăn gì? Có cách nào tốt hơn không.....
- Chống thói quen xấu trong học tập: thụ động nghe, lười suy nghĩ, học vẹt.....
- Chấp nhận và vượt qua khó khăn.
- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt mục đích.
3. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
+ Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn nhất.
+ Một số biểu hiện:
- Suy nghĩ và tìm ra cách giải mới.
- Sưu tầm thêm đề bài để tự giải.
- Tham gia thi vượt cấp.
4. Lý tưởng sống của thanh niên:
- Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát muốn đạt được.
Việc xác định lý tưởng sống là rất quan trọng. Lý tưởng đúng đắn là "mặt trời chân lý" soi rọi cho mọi hoạt động chính đáng và đạt được mục đích vinh quang và ngược lại.
5. Thực hành/ Luyện tập
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: HS làm được bài tập theo yêu cầu.
- Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng. Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong xã hội.
- Cách tiến hành:
- GV ghi sẵn câu hỏi ra phiếu thăm. HS xung phong lên rút thăm và trả lời câu hỏi.
Tìm câu tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc ta qua các gợi ý trong phiếu và gọi tên các truyền thống đó.
1. Công lao to lớn của cha mẹ và bổn phận của con cái.
2. Dù có sự thay đổi về hoàn cảnh thì cũng cần giữ được ý chí ban đầu.
3. Dù ta có khó khăn nhưng ta cũng nên giúp đỡ những người khó khăn hơn.
4. Được hưởng thành quả thì cần nghĩ đến những người tạo ra thành quả đó.
5. Người nông dân đi làm từ sáng sớm khi trời còn mù sương đến tối khi sương mù bao phủ mới trở về nhà.
6. Một người thì khó có thể làm được việc lớn nhưng một số người suy nghĩ góp sức thì sẽ làm được tất cả.
Đáp án:
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Truyền thống hiếu thảo)
2. Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
(Truyền thống nói về ý chí nghị lực, bản lĩnh)
3. Lá lành đùm lá rách.
(Truyền thống yêu thương con người)
4. ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Truyền thống biết ơn)
5. Một nắng hai sương
(Truyền thống cần cù)
6. Vận dụng :
- Học và nắm chắc nội dung các bài học
- Xem lại các bài tập đã làm
- Chuẩn bị kiểm tra học kì.
---------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GACD9 Tu T11T18 da chinh li theo KT chuan va CT giamtai.doc