Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm (bản mới nhất)

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phân tích để làm rõ :

 Hoà bình đối lập với chiến tranh.

 

 Tiến hành chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do của đất nước cũng là cách để bảo vệ hoà bình.

 Tăng cường xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc, các tôn giáo, các cộng đồng và giữa các cá nhân trong cuộc sống hàng ngày là bảo vệ hoà bình một cách hiệu quả và bền vững.

 Từ đó giúp học sinh:

+ Biết biến nhận thức và tình cảm yêu hòa bình thành hành động thực tế.

+ Biết cư xử thân thiện với mọi người và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.

 Đồng thời cần tổ chức cho học sinh xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

 

IV. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 

Sử dụng trong sách giáo khoa hoặc có thể lấy tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

V. NỘI DUNG BÀI HỌC :

 

1. Thế nào là bảo vệ hòa bình ?

 

a) Hòa bình:

 Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang;

 Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người;

 Là hạnh phúc và khát vọng của toàn nhân loại.

 

doc37 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm (bản mới nhất), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể dùng sơ đồ để giảng các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : Sử dụng sách giáo khoa. Giáo viên cần phân tích rõ 4 dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm pháp luật của từng tình huống trong phần đặt vấn đề (hành vi – tính trái pháp luật của hành vi – lỗi – năng lực trách nhiệm pháp lí). V. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Vi phạm pháp luật. * Vi phạm pháp luật là : hành vi trái pháp luật; có lỗi; do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. * Các loại vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật hình sự. Vi phạm luật hành chính. Vi phạm luật dân sự. Vi phạm kỷ luật. * Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí. 2. Trách nhiệm pháp lí: * Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. * Các loại trách nhiệm pháp lí : Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chánh Trách nhiệm kỉ luật 3. Trách nhiệm công dân: Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật. Đấu tranh hành vi, việc làm vi phạm hiến pháp và pháp luật. * Lưu ý : Giáo viên cần sử dụng sơ đồ phân tích một hành vi vi phạm pháp luật để giúp học sinh hiểu rõ. VI PHẠM PHÁP LUẬT Hành vi Tính trái pháp luật của hành vi Có lỗi Năng lực trách nhiệm pháp lí – Hành động; – Không hành động, – Không thực hiện những điều pháp luật quy định; – Thực hiện không đúng những điều pháp luật yêu cầu; – Làm những việc mà pháp luật cấm. – Cố ý; – Vô ý. – Khả năng nhận thức, điều khiển hành vi; – Độ tuổi. VI. BÀI TẬP 1. Bài tập 1, 2, 3, 6 trang 55, 56 SGK. 2. Lựa chọn trong các bài 4, 5, 8, 10 sách thực hành.  BÀI 16 : (2 tiết) QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ; cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân. 2. Kỹ năng: Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân ; tự giác, tích cực tham gia vào các công việc chung của trường, lớp và điạ phương. 3. Thái độ: Có lòng tin yêu và tình cảm đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Những đơn vị kiến thức cơ bản cần giảng dạy: 1. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền chính trị cơ bản của công dân được ghi nhận tại điều 53 của Hiến pháp 1992. 2. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. 3. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội gồm 3 quyền riêng biệt: Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; Tham gia bàn bạc các công việc của đất nước, của địa phương và của cơ quan, tổ chức xã hội; Tham gia thực hiện và giám sát, đánh giá các công việc chung của Nhà nước và xã hội. 4. Phương thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. 5. Các điều kiện của nhà nước đảm bảo việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đây là bài học có nội dung liên quan đến nhiều bài trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6, 7, 8; giáo viên có thể yêu cầu học sinh xem và đọc trước các điều 2, 3, 6, 7, 8, 11, 53, 54, 74 của Hiến pháp 1992. Phương pháp dạy chủ yếu của bài : giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn, gợi ý cho học sinh thảo luận nhóm, kích thích suy nghĩ, tranh luận và vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình để tìm ra các câu trả lời đúng. Trong quá trình dạy học, cần hướng dẫn học sinh cách nhận xét, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận chủ yếu. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : Sử dụng sách giáo khoa. V. NỘI DUNG BÀI HỌC (có thể sử dụng sơ đồ để học sinh dễ hiểu) 1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; Quyền tham gia bàn bạc; Quyền tham gia tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội. 2. Ý nghĩa: Là quyền chính trị cao nhất của công dân. Là cơ sở pháp lí để bảo dẩm Nhà nước thật sự là của dân, do dân và vì dân. 3. Phương thức thực hiện: Trực tiếp tham gia vào các công việc của nhà nước, xã hội. Gián tiếp thông qua đại biểu nhân dân. 4. Trách nhiệm của nhà nước và công dân: Nhà nước bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân. * Gợi ý giảng thêm: Điều kiện để đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội của công dân: + Nhà nước : quy định bằng pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. + Công dân : tích cực học tập, nâng cao trình đọ nhận thức để sử dụng có hiệu quả quyền này. VI. BÀI TẬP 1. Bài tập 1, 6 trang 59, 60 SGK. 2. Bài tập 2, 3, 4 sách thực hành. BÀI 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc ? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. 2. Kĩ năng Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự; tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh ở nơi cư trú và trong trường học. Tuyên truyền, vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Thái độ Cảnh giác trước các thế lực phản động. Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến tuổi quy định. II. PHƯƠNG PHÁP Sử dụng kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, đóng vai, liên hệ, điều tra thực tiễn. III. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG Thế nào là bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân nói chung và học sinh nói riêng. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : Sử dụng sách giáo khoa. V. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? à bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm: + tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, + thực hiện nghĩa vụ quân sự, + thực hiện chính sách hậu phương quân đội + giữ gìn trật tự an ninh xã hội. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà công dân phải thực hiện nhằm bảo vệ Tổ quốc. 2. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Non sông đất nước Việt Nam là do cha ông ta ngàn năm xây đắp, gìn giữ. Các thế lực thù địch vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại, xâm lược nước ta. à Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. 3. Nhiệm vụ của thanh niên – học sinh : Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú. Sẵn sàng thi hành nghĩa vụ quân sự. Cảnh giác trước mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. * Gợi ý phần giảng thêm của giáo viên : Âm mưu thực hiện “diễn biến hoà bình” đánh phá nước ta trên tất cả các lĩnh vực. Giới thiệu những điều khoản trong Hiến pháp – Luật nghĩa vụ quân sự - Bộ luật hình sự có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. VI. BÀI TẬP 1. Bài tập 1, 3 trang 65 SGK. 2. Bài tập 5, 8 sách thực hành. Bài 18 : SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được : Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật; Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật; Rèn luyện, học tập để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 2. Kĩ năng : Biết giao tiếp, ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật; Biết phân tích, đánh giá hành vi đúng, sai về đạo đức, về pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh; Biết tuyên truyền mọi người sống có đạo đức, có văn hóa và thực hiện tốt pháp luật. 3. Thái độ : Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người, trước hết với những người trong gia đình, thầy cô và bạn bè. Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Hình thành ở học sinh nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và thời đại, coi đó là những chuẩn mực cần thiết của con người Việt Nam thời kì CNH, HĐH đất nước; đồng thời phải là người tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. Học sinh hiểu được, sống có đạo đức và tự giác thực hiện những quy định của pháp luật là điều kiện để cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : Thảo luận nhóm, thiết kế đề án; Kể chuyện tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật; IV. ĐẶT VẤN ĐỀ : Sử dụng sách giáo khoa V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Thế nào sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? a. Sống có đạo đức là : Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Đặt lợi ích của xã hội, của dân tộc trên lợi ích của cá nhân. b. Tuân theo pháp luật: là sống và hành động theo những quy định của pháp luật. 2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có quan hệ với nhau: Người có đạo đức biết tự giác tuân theo pháp luật. Người tôn trọng pháp luật biết xử sự có đạo đức. 3. Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Giúp con người tiến bộ không ngừng, làm nhiều việc có ích cho mọi người và xã hội. Được mọi người yêu quý, kính trọng. 4. Trách nhiệm công dân - học sinh : Tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong cuộc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật. * Gợi ý giảng thêm : Bác Hồ dạy:” Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ. Người nào chịu rèn luyện đạo đức mới dễ tập thói quen tuân theo pháp luật. Ngược lại, có hiểu pháp luật và tuân theo pháp luật mới giữ vững được đạo đức. Phấn đấu làm con ngoan, trò giỏi, đội viên chăm đồng thời là công dân nhỏ tuổi có ý thức pháp luật.” VI. BÀI TẬP : 1. Bài tập 1, 2, 4, 6 trang 68, 69 SGK. 2. Lựa chon trong các bài 2, 5, 8, 9 và bài đọc thêm sách thực hành.

File đính kèm:

  • dockien thuc trong tam gdcd 9.doc
Giáo án liên quan