A. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
* Hiểu được thế nào là chí công vô tư.
* Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
* ý nghĩa của chí công vô tư.
2. Kỹ năng
* HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống háng ngày.
* HS biết đánh giá hành vi của mình và rèn luyệt để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3. Thái độ
* ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống.
* Phê pháp những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
* Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư
B. PHƯƠNG PHÁP:
GV có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại.
- Nêu vấn đề, tạo tình huống, nêu gương, thảo luận nhóm
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- SGK, sách GV GDCD lớp 9
- Tranh ảnh, băng hình thể hiện phẩm chất chí công vô tư
- Ca dao, tục ngữ, chuyên kể nói về phẩm chất chí công vô tư
- Giấy khổ lớn và bút dạ.
- Máy chiếu, đầu vi deo (nếu có)
194 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp
GV có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thảo luận nhóm
- phương pháp đề án
- Phương pháp tình huống.
c. tài liệu và phương tiện
- SGK, sách GV GDCD lớp 9
- Tấm gương về danh nhân của đất nước, của địa phương. Những tấm gương người tốt, việc tốt của trường, của địa phương. Những tấm gương tiêu biểu đã giới thiệu trên vô tuyến truyền hình của chương trình " Người đương thời"
- Băng hình ( nếu có)
- Máy chiếu, đầi vieo ( nếu có)
d. hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiẻm tra bài cũ
Bài tập: Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ tổ quốc
- Xây dưng lực lượng quốc phòng
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Xây dựng lực lượng dân quân tự việ
- Công dân thực hiên nghĩa vụ quân sự
- Tham gia bảo vệ trật tự , an toàn xã hội
3. Bài mới
Hoạt động của gV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
giới thiệu bài
GV đưa ra các hành vi sau:
- Chào hỏi, lễ phép với thầy cô.
- Đỡ một em bé bị ngã đứng dậy
- Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau
- Đi bên phải đường
- Anh em tranh chấp tài sản thừa kế
- Bố mẹ kinh doanh trốn thuế.
Câu hỏi: những hành vi trên đã thực hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực gì?
- HS: Trả lời
- GV: Thanh niên phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
Họat động 2
tìm hiểu về chuyện kể phần đặt vấn đề
- GV: Cùng HS trao dổi, khai thác chuyện kẻ trong SGK
" Nguyễn Hải Thoại - một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật" Nhằm tìm hiểu thế nào là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- GV: Cử 2 HS có giọng đọc tốt ( 1 nam - 1 nữ) đọc lại chuyện kể về " Nguyễn Hải Thoại..."
- HS: Tự đọc lại 1 lần SGK
- GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
Câu 2: Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải THoại là người sống và làm việc theo pháp luật?
Câu 3: Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh?
Câu 4: Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội?
- HS: Dùngbút chì gạch chân cá chi tiết biểu hiện anh Nguyễn Hải THoại (Có thẻ ghi ra giấy nháp các ý chính của câu hỏi)
- GV: Cử từng HS trả lời từng câu hỏi
- HS: Cả lớp tham gia góp ý kiến
- GV: Nhận xét, bổ sung, liệt kê ý kiến đúng của HS lên bảng
- GV: Kết luận, rút ra bài học sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể trong dó có lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội.
I. Đặt vấn đề
Câu 1: Những biểu hiện về sống có đạo đức:
- Biết tự trọng, tự tin, tự lập, có tâm, trung thực.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người ( ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hóa, văn nghệ)
- Trách nhiệm, năng động, sáng tạo (bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ kiến thức, mở rộng sản xuất).
- Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty.
Câu 2: Những biểu hiện sống, làm việc theo pháp luật.
- Làm theo pháp luật
- Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỷ luật lao động.
- M rộng sản xuất theo quy định pháp luật.
- Thực hiẹn quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội.
- Luôn luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng, trốn thuế, đánh cắp, đánh tráo...
Câu 3:
- Đông cơ thúc đẩy anh là" Xâu dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước"
- Động cơ đó thể hiện đức tính của anh là " Sống có đạo đức và làm theo Hiến pháp, pháp luật"
Câu 4: Viẹc làm của anh đã có lợi.
- Bản thân đạt danh hiệu " Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới"
- Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng
- Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Họat động 3
liên hệ thực tế hành vi sống và làm việc theo đạo đức và pháp luật
- GV: Cho HS liên hệ, tìm những ví dụ minh họa, những gương tốt, sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật và việc làm đó có lợi như thế nào.
- HS: Liên hệ: bác sỹ Lê Thế Trung, học sinh giỏi Lê Thái Hoàng, người nông dân Nguyễn Cẩm Lũy, tổng giám đốc Nguyễn Hải Thoại.
- GV: Ghi ý HS, lấy ví dụ minh họa những người có hành vi trái đạo đức, pháp luật. Và những hành vi đó làm hại bản thân, gia đình, đất nước như thế nào?
- HS: Liên hệ
+ Tội buôn bán ma túy ( Vũ Xuân Trường)
+ Giết người, cướp của, cờ bạc (Trương Văn Cam)
+ Tham ô tài sản nhà nước ( Nguyễn Đức Chi) 165 tỷ đồng
+ Lã Thị Kim Oanh tham ô tài sản nhà nước.
+ Học sinh đi thi quay cóp, thi hộ
+ Đua xe, gây rối trật tự
- GV: Gợi ý giúp HS trao đổi xây dựng kế hoạch, biện pháp rèn luyện đạo đức và thói quen thực hiện pháp luật.
1. Hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật.
* Tác dụng tích cực
- 2. Hành vi sống không có đạo đức làm việc trái pháp luật.
* Hậu quả
3. Kế hoạhc rèn luyện bản thân
Hoạt động 4
tìm hiểu nội dung bài học
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- HS: Chia lớp thành 4 nhóm ( hoặc thảo luận theo đơn vị tổ)
- GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau
Nhóm 1: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- Nhóm 2: Quan hệ giữa sống có đạo đứ và làm theo pháp luật
- Nhóm 3: ý nghĩa của việc sống có đạo đức và làm theo pháp luật.
Nhóm 4: Liên hệ trách nhiệm bản thân
- HS: Các nhóm thảo luận
- HS: Cả lớp tham gia góp ý kiến
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận
- HS: Ghi nội dung bài học
( GV có thể chiếu nội dung lên máy)
- HS: Đọc lại phần bài ghi vào vở một lần.
- GV: Gợi ý những chuẩn mực đạo đức: Hiếu - trung - Tín - Lễ - Nghĩa.
- GV: Nhấn mạnh: Người sống có đạo đức là người thể hiện được những giá trị đạo đức.
+ Mọi người: Chăm lo lợi ích chung
+ Công việc: Có trách nhiệm cao.
+ Môi trường sống: Lành mạnh, bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
+ Có lý tưởng sống đẹp
+ Bản thân: Tự tin, tự lập.
- GV: Dùng bảng so sánh để hướng dẫn HS
- HS: Ghi các nội dung vào bảng
- GV: Nhận xét, bổ sung, ghi nội dung vào bảng
-GV: Lấy ví dụ minh họa hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật
- HS: Anh em tranh chấp tài sản thừa kế:
+ Anh em bát hòa ( Đạo đức)
+ Tòa án giải quyết ( Pháp luật)
- GV: Động viên HS có nhiều ý kiến xây dựng và biện phán tốt.
- GV: Kết luận chuyển ý
II. Nội dung bài học
1. Sống có đạo đức là:
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức.
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người
- Giải quyết hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ.
- Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống.
- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích.
2. Tuân theo pháp luật alf:
- Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật
3. Quan hệ sống có đạo đứ với thực hiện pháp luật
Sống có đạo đức
Thực hiện pháp luật
- Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đứ do xã hội quy định
- Bắt buộc thực hiện những quy định của pháp luật do nhà nướ đề ra.
- Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật.
4. Trách nhiệm của bản thân
- Học tập, lao động tốt.
- Rèn luyện đạo đức, tư cách.
- Quan hệ tốt với bạn bè gia đình và xã hội.
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật Giao thông đường bộ.
Hoạt động 5
luyện tập và giải bài tập sgk
- GV: Tổ chức cho HS giải bài tập SGK
Bài 2 SGK trang 68, 69
- GV: Có thể cho HS làm vào phiếu học tập, hoặc ghi bài tập lên bảng phụ
- GV: Cử 1 -2 HS trả lời
- HS: Cả lớp nhận xét
- GV: Đưa ra đáp án đúng, đánh giá cho điểm HS có ý kiến tốt
Bài 6: Sách tình huống GDCD: Những hành vi nào sau đây không có đạo đức và không tuân theo pháp luật?
a. Đi xe đạp hàng 3, 4
b. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn
c. Vô lễ với thầy cô giáo
d. Làm hàng giả
đ. Quay cóp bài
e. Buôn bán ma túy
Bài 2 SGK trang 68, 69
Đáp án đúng: Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức: an, b, c, d, đ, e. Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật:g, h,i, k,l
Đáp án:
- Không có đạo đức:c, đ.
- Vi phạm pháp luạt: a,b,d, e
Hoạt động 6
Rèn luyện củng cố kiến thức
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai ( nếu có thời gian)
- GV: Đưa ra tình huống
Tình huống 1
Gặp một cụ già qua đường bị ngã
Tình huống 2
Có người bị công an truy đuổi, người đó dúi vào tay người khác một gói hàng nhờ giấu hộ
- HS: Cử 2 nhóm tham gia
- HS: Tự phân vai, viết lời thoại
- HS: Cả lớp nhận xét
- GV: Đánh giá, tổng kết
- GV: Cho HS làm bài tập để kiểm tra thái độ, liên hệ trách nhiệm bản thân
Bài tập:
Những hành vi nào sau đây mà HS chúng ta phải rèn luyện.
- Có hiếu với cha mẹ
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô
- Hòa thuận, thương yêu anh chị
em trong gia đình
- Thực hiện an tòan giao thông
- Ngăn ngừa tệ nạn xã hội.
GV kết luận toàn bài: Chương trình sách giáo khoa GDCD lớp 6,7,8,9 được cấu trúc thành 2 phần chính: NHững chuẩn mực dạo đức và những chuẩn mực pháp luật nhằm giải quyết trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhìn vào tổng thể cho thấy những bài học trong phần đạo đức là cơ sở tạo ra nội lực để HS học phần pháp luật. Chỉ có thể hình thành được tình cảm, niềm tin thẩm mỹ đạo đức mới tạo ra được động lực hình thành, ý chí, nghị lực để điều chỉnh hành vi, hoạt động trong cuộc sống, học tập và lao động.
Bài học hôm nay giúp chúng ta được nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thời đại, coi đó là những chuẩn mực cần thiết của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đồng thời phải tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. Từ đó các em phải biết đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân. Tự xây dựng kế hoạch và có ý chí rèn luyện, tránh xa những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình, xã hội.
5. Dặn dò:
- Bài tập 1,3, 4, 5, 6 trang 68, 69 SGK
- Sưu tầm thực tế những hành vi sống cso đạo đức, làm việc theo pháp luật và ngược lại.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức, pháp luật.
e. tài liệu tham khảo
- Hệ thống pháp luật Việt Nam
- Hiến pháp năm 1992
- Nghị quyết Đại hội Đảng làn thứ IX
- Gương người tốt, việc tốt
- Chuyện kể danh nhân
File đính kèm:
- bai soan giao duc cong dan 9 ca nam 0910.doc