I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- HS hiểu được thế nào là tự lập
- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân gia đình xã hội.
2. Kỹ năng.
- Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động và trong sinh họat cá nhân.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN xác định giá trị; KN thể hiện tự tin; KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ.
- Thích sống tự lập, không dựa dẫm ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn và những người xung quanh biết sống tự lập.
*Tích hợp GTS: giá trị của tự lập trong cuộc sống
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Thảo luận nhóm, trò chơi.
- Một số tấm gương vượt khó tự vươn lên chiến thắng bệnh tật, nghèo khó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7406 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tự lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/2013
Tuần 11 Tiết 11: TỰ LẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- HS hiểu được thế nào là tự lập
- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân gia đình xã hội.
2. Kỹ năng.
- Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động và trong sinh họat cá nhân.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN xác định giá trị; KN thể hiện tự tin; KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ.
- Thích sống tự lập, không dựa dẫm ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn và những người xung quanh biết sống tự lập.
*Tích hợp GTS: giá trị của tự lập trong cuộc sống
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Thảo luận nhóm, trò chơi.
- Một số tấm gương vượt khó tự vươn lên chiến thắng bệnh tật, nghèo khó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
CÂU HỎI:
Câu 1. Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
Câu 2. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
Câu 3. Theo em những biểu hiện nào sau đây góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
B. Tụ tập đánh bạc, hút chích ma túy.
C. Bỏ học sớm đi làm khu công nghiệp.
D. Làm vệ sinh sạch sẽ nơi mình sinh sống.
E. Trẻ em tụ tập quán game, la cà ngoài đường.
G. Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Là làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh phong phú:
+ Giữ gìn trật tự an ninh
+ Vệ sinh nơi ở
+ Bảo vệ cảnh quan môi trường
+ Xây dựng đoàn kết xóm giềng
+ Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu
+ Phòng chống tệ nạn xã hội
Câu 2. Ý nghĩa.
- Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Phát huy truyền thống dân tộc.
Câu 3. Đáp án: A, D, G.
3. Bài mới: (34p)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. (1p)
GV cho HS quan sát hình ảnh về câu chuyện cổ tích Quả Dưa Hấu.
- Trong câu chuyện cổ tích này, em thích nhất là nhân vật nào?
- Thích nhất là nhân vật Mai An Tiêm, vì thể hiện tính tự lập.
Nhờ ý chí và nghị lực phi thường của bản thân, Mai An Tiêm đã chứng minh cho vua cha và mọi người biết mình là người có khả năng tự lập, tự nuôi sống bản thân Vậy tự lập là gì? Làm thế nào để trở thành người tự lập? Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em đi tìm câu trả lời.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc. ( 8p)
Yêu cầu HS đọc truyện: (phần đặt vấn đề)
? Truyện kể về ai? Về vấn đề gì?
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước .
? Hành trang của Bác đi tìm đường cứu nước là gì? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
- Hai bàn tay trắng.
“ Đây tiền đây,- Anh Ba vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay – chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.”
? Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng thể hiện điều gì?
- Bác là người yêu nước, có bản lĩnh không ngại khó khăn, gian khổ.
Bác là người có ý chí tự lập cao.
? Em có suy nghĩ gì về anh Lê?
- Anh Lê là người yêu nước.
- Nhưng không tự tin vào bản thân, chùn bước trước khó khăn, không đủ can đảm đi.
Thuyết trình về con đường cứu nước của Bác (Chiếu) Bác Hồ là người tự lập. Sinh thời dù ở bất kỳ vị trí nào, Người cũng luôn tự làm những việc mà khả năng làm được,Nhờ tự lập Bác đã vượt qua được mọi khó khăn và tìm ra con đường giải phóng dân tộc VN.
Hoạt động 2: ( 9p )Tìm hiểu thế nào là tự lập và biểu hiện cụ thể của tự lập.
GV:Tổ chức trò chơi “ Em tập làm phóng viên”
+ Chon một em HS vào vai một phóng viên để đi phỏng vấn các bạn trong lớp để tìm biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.
GV ghi nhanh ý trả lời của HS theo từng cột trên bảng. * Trong học tập: Tự mình đi học, tự làm bài tập, tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sưu tầm tranh ảnh và tư liệu học tập theo yêu cầu của GV,..
* Trong lao động: Tự chăm sóc em cho mẹ đi làm, trực nhật lớp một mình, hoàn thành công việc ở trường giao, tự tăng gia sản xuất, nổ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo
* Công việc hằng ngày: Tự giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, tự chuẩn bị bữa ăn sáng tự mình hoàn thành công việc được giao ở cơ quan
GV chốt ý đúng và khẳng định đó là những biểu hiện của tự lập.
? Vậy theo em hiểu thế nào là tự lập? Biểu hiện của tự lập.
GV kết luận theo điểm 1 mục nội dung bài học SGK.
? Tìm những hành vi trái với tự lập?
- Nhút nhát, lo sợ, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác -> Há miệng chờ sung
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN thể hiện sự tự tin
Hoạt động 3( 15p) HS liên hệ thực tế, hiểu được bản chất và ý nghĩa của tính tự lập.
Cho HS quan sát những tấm gương trong cuộc sống đã tự vươn lên chiến thắng bệnh tật, đói nghèo.
? Em có nhận xét gì về các nhân vật trong các bài báo trên?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV Kết luận và giáo dục các em thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa của tự lập.
? Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự lập?
HS: Thảo luận trình bày:
1/ Rèn luyện từ nhỏ, trong học tập, trong công việc, trong sinh họat hằng ngày.
2/ Học tập chăm chỉ, học đều các môn, lắng nghe giảng bài. Làm bài tập và chuẩn bị bài đầy đủ với tinh thần tự giác.
- Không ỷ lại vào cha mẹ, không đùn đẩy việc cho anh chi em, không để cha mẹ nhắc nhở về công việc được giao rồi mới làm.
- Giúp cha mẹ nghề phụ trong gia đình.
- Ngay từ bây giờ cố gắng học tập tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống tự lập sau này.
GV: HS: Thông cảm chia sẻ, khâm phục ý chí tự lập. cần tạo điều kiện cho họ.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN xác định giá trị về ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống
Hoạt động 4: Luyện tập:
GV:Tổ chức cho HS làm bài tập:
- Bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành với nhung việc làm nào say đây:
1/Chỉ có con nhà nghèo mới cần tựu lập.
2/Không chỉ thành công nếu chỉ dựa trên sự nổ lực phấn đấu của bản thân
3/ Sự thành công chỉ dựa trên sự nổ lực của bản thân thì không thể bền vững.
4/ Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng
5/ Những người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trảI qua nhiều khó khăn, gian khổ.
6/ Tự lập không có nghĩa không được tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của những người thân khi gặp khó khăn.
Bài tập 2: Tìm những câu ca dao, tục ngữ về tự lập:
Tổ chức trò chơi tiếp sức (5’).
Chia lớp làm 2 nhóm:
Ca dao: Làm người ăn tối lo mai
Việc mình hồ dễ để ai lo cùng.
Con mèo nằm bếp co ro
It ăn nên mới ít lo ít làm
Tục ngữ Có thân phải lập
Tự lực cánh sinh
Muốn ăn phải lăn vào bếp
(*Tích hợp GTS)
- Giáo viên nhận xét : -Về thời gian.
- Về chữ viết
* Trò chơi thi kể chuyện :
Kề một câu chuyện kể về người có tinh thần tự lập.
I. Đặt vấn đề.
1. Thế nào là tự lập:
- Là tự làm, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tao dựng cuộc sống của mình không trông chờ, dựa dẫm , phụ thuộc vào người khác.
2. Biểu hiện:
-Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với khó khăn thử thách
- ý chí vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.
3. Ý nghĩa :
Người tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng được nhận sự kính trọng của mọi người.
4.Trách nhiệm của HS:
- Là học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.
4.Củng cố :Tổ chức trò chơi Ô chữ: Tìm từ chìa khóa
T
Ư
D
O
N
Ư
Ơ
C
P
H
A
P
H
O
C
T
Â
P
A
N
H
L
Ê
N
G
U
Y
Ê
N
T
Â
T
T
H
A
N
H
Từ chìa khóa: TỰ LẬP
5.HDVN:
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập:
STT
Các lĩnh vực
Nội dung công việc
Biện pháp thực hiện.
Thời gian tiến hành.
Dự kiến kết quả.
1.
2.
3.
4.
Học tập.
Lao động.
Sinh hoạt tập thể.
Sinh hoạt cá nhân.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập
Làm các bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo.
Đọc phần đặt vấn đề, trả lời các câu hỏi gợi ý.
Tìm những tấm gương lao động tự giác và sáng tạo.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
File đính kèm:
- bai 10.doc