A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Thái độ: HS biết ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác và phê phán những hành vi ngược lại.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT, Sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề bài học 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là sống liêm khiết?. Cho ví dụ.
2. Sống liêm khiết sẽ mang lại những lợi ích gì?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv có thể kể lại chuyện 2 anh em sau 20 năm lưu lạc để vào bài.
2 Triển khai bài:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Trần Thị Thu Hằng - Tiết 3 - Bài 3: tôn trọng người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3: BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
Ngày soạn:
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Thái độ: HS biết ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác và phê phán những hành vi ngược lại.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT, Sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề bài học 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là sống liêm khiết?. Cho ví dụ.
2. Sống liêm khiết sẽ mang lại những lợi ích gì?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv có thể kể lại chuyện 2 anh em sau 20 năm lưu lạc để vào bài.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1:( 10 phút) HD học tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Gv: Gọi Hs đọc phần ĐVĐ ở SGK.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo những nội dung sau:
1.Nhận xét cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai.
2. Hành vi của Mai được mọi người đối xử ntn?.
3. Nhận xét cách cư xử của một số bạn đối với Hải. Suy nghĩ của Hải ntn?.
4 Nhận xét việc làm của Quân và Hùng. Việc làm đó thể hiện đức tính gì?.
HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
HĐ2: ( 10 phút) Hình thành khái niệm và hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của việc biết tôn trọng người khác.
Gv: Thế nào là tôn trọng người khác?.
Gv: Tìm dẫn chứng về tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác ở một số nơi như: ở nhà, trường, nơi công cộng....và chỉ ra lợi ích hay tác hại của nó?.
Gv: Vì sao phải tôn trọng người khác?.
Gv: Khi nào thì cần tôn trọng người khác?.
Gv: Tôn trọng người khác có phải lúc nào cũng đồng tình, ủng hộ và lắng nghe ý kiến của họ không? Vì sao?.
* HĐ3:(12 phút) Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 ở SGK/10.
* Bài tập:
- Trong giờ học Văn, Thắng có ý kiến sai nhưng không nhận cứ tranh cãi với cô giáo và luôn cho là mình đúng. Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đỗi nữa để giờ ra chơi giải quyết tiếp.
Hãy nhận xét về việc làm của Thắng và cách xử sự của cô giáo?.
Gv: HD học sinh làm bài tập 2,3 sbt/11
Gv: Theo em cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng người khác?
Gv: HD học sinh làm BT 4 SGK/10
( Khó mà biết lẽ biết lời,
biết ăn biết ở hơn người giàu sang.
- Lời nói.......
- Cười người chớ vội cười lâu,
cười người hôm trước hôm sau người cười )
1. Thế nào là tôn trọng người khác?
Tôn trọng người khác là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá, lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
2. Ý nghĩa:
- Tôn trọng người khác sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi ngưồi đối với mình.
- Là cơ sở để xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
3. Cách rèn luyện:
- Tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc cả trong cử chỉ, hành động và lời nói
4. Luyện tập:
IV. Củng cố: ( 2 phút) Cho HS xử lí tình huống sau:
- An là HS lớp 8, là người hàng xóm với chú Hoàng, nhưng An lại không tôn trọng chú Hoàng vì chú rất lười lao động lại ăn chơi, nghiện hút...
Theo em việc An không tôn trọng chú Hoàng là đúng hay sai?.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập 2,3 SGK.
- Xem trước bài 4.
File đính kèm:
- TIET 3-L8.doc