Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 14 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1/ Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình

- Ý nghĩa của những quy định đó

 2/ Thái độ:

- HS có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình

- Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc

- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em

 3/ Kĩ năng:

- Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.

- HS biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật

B/ PHƯƠNG PHÁP:

- Thảo luận

- Phương pháp phân tích, xử lí tình huống

- Đàm thoại

- Có thể chơi trò chơi đóng vai, phiếu học tập

C/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP:

- SGK, SGV lớp 8

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

- Giấy A0, bút dạ

- Phiếu học tập

- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn, chuyện kể về tình cảm gia đình

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 14 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/12/2006 Tiết 14: Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: - Giúp HS hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình - Ý nghĩa của những quy định đó 2/ Thái độ: - HS có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình - Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em 3/ Kĩ năng: - Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. - HS biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật B/ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận Phương pháp phân tích, xử lí tình huống Đàm thoại Có thể chơi trò chơi đóng vai, phiếu học tập C/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP: SGK, SGV lớp 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Giấy A0, bút dạ Phiếu học tập Tục ngữ, ca dao, danh ngôn, chuyện kể về tình cảm gia đình D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ Ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu 1: Liên hệ thực tiễn về những hậu quả của việc thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập. Câu 2: Em đồng ý những quan điểm nào sau đây - Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức - Sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài:(3 phút) GV: Đọc cho HS câu ca dao: “ Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” (GV ghi câu ca dao này lên bảng phụ) GV: Cho HS đọc lại câu ca dao trên GV: Đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào câu ca dao trên? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào? HS: Câu ca dao nói về tình cảm gia đình. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái, bổn phận của con cái phải kính trọng có hiếu với cha mẹ. Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng cao quý đối với em GV: Cho HS chia sẻ với nhau những việc mà mọi thành viên trong gia đình đã làm cho nhau, hình thành biểu tượng về bổn phận, nghĩa vụ đối với gia đình và giáo dục tình cảm gia đình GV: Hướng dẫn HS đàm thoại theo những câu hỏi sau Câu hỏi 1: Em hãy kể những việc ông bà, cha mẹ, anh chị em đã làm cho em Câu hỏi 2: Em hãy kể những việc em đã làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em Câu hỏi 3: Em sẽ cảm thấy thế nào khi không có tình thương chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ. Câu 4: Điều gì xảy ra nếu em không có bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, anh chị em HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến cá nhân HS: Cả lớp nhận xét, tranh luận GV: Tóm tắt ý kiến của HS ghi nhanh lên bảng phụ GV: Yêu cầu HS trả lời chân thực. Tuỳ điều kiện hoàn cảnh của mỗi HS. Tuy nhiên nếu em nào có hoàn cảnh đặc biệt GV tế nhị gặp gỡ riêng vì đây là vấn đề nhạy cảm của HS tuổi còn nhỏ GV: Kết luận Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng đối với mỗi con người. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, mỗi người phải thực hiện tốt bẩn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình và đó cũng là nội dung bài học hôm nay. b/ Bài mới T/g Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Thảo luận nội dung mục đặt vấn đề: GV: Cho HS thảo luận cách ứng xử của 2 nhân vật trong 2 mẫu chuyện ở mục đặt vấn đề trong SGK GV: Mời 2 HS đọc 2 mẫu chuyện Câu hỏi: 1/ Những việc làm của Tuấn đối với ông bà? 2/ Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao? 3/ Những việc làm của con trai cụ Lam? 4/ Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao? GV: Giải đáp, tóm tắt ý kiến của HS Hoạt động 2: Thảo luận phân tích tình huống SGK GV: Giúp HS triển khai nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình GV: Giao bài tập cho các nhám thảo luận Nhóm 1 ( Bìa tập 3 trang 33) Nhóm 2: (Bài tập 4 trang 33) Nhóm 3 (Bài tập 5 trang 33) GV: giải đáp, nhận xét những đánh giá, giải pháp của các nhóm GV: Thống nhất đáp án đúng GV kết luận: Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau. Những điều chúng ta vừa tìm ra phù hợp với quy định của pháp luật GV: Cho HS làm bài tập sau. Những hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm với cha mẹ, ông bà (Đánh dấu X vào ý kiến đúng) - Kính trọng lễ phép - Biết vâng lời - Chăm sóc cha mẹ khi ốm đau - Nói dối với ông bà để đi chơi - Phát huy truyền thống gia đình GV: Kết luận và kết thúc tiết 1 HS: Thảo luận Câu hỏi 1: - Tuấn xin mẹ về với ông bà nội - Thương ông bà, Tuấn chấp nhận đi học xa nhà, xa mẹ, xa em - Hằng ngày Tuấn dậy sớm nấu cơm - Cho lợn, gà ăn - Tuấn đun nước cho ông bà tắm - Tuấn dắt ông bà đi dạo chơi, đến thăm bà con họ hàng - Ban đêm Tuấn bê chõng nằm cạnh gường ông bà để tiện chăm sóc Câu 2: Em đồng tình và rất khâm phục cách ứng xử với ông bà của Tuấn Câu 3: - Anh con trai cụ Lam sử dụng số tiền bán nhà, bán vườn để xây nhà - Xây nhà xong gia đình con cái đều ở tầng trên - Tầng 1 cho thuê - Cụ Lam ở nhà bếp - Hằng ngày mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn - Buồn tủi quá, cụ trở về quê sống với con thứ Câu 4: Việc làm của con trai cụ Lam là không thể được. Anh ta là đứa con bất hiếu Bài học: Chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ Bài tập 3: - Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con, vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý trông nôm con - Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ - Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo, nhà trường quản lí và giải thích lí do cho bạn bè hiểu Bài tập 4: - Cả Sơn và cha Sơn đều có lỗi - Sơn đua đòi ăn chơi - Vì cha mẹ nuông chiều, buông lỏng quàn lí em, không biết kết hợp giữa nhà trường với gia đình để có biện pháp giáo dục Sơn Bài tập 5: - Bố mẹ lâm cư xử không đúng vì cha mẹ thì phải chịu trách nhiệm hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác - Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ 4/ Dặn dò ( 3 phút) Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình Bài tập 1 và 2 SGK trang 33 5/ Rút kinh nghiệm CÂU HỎI THẢO LUẬN (Nhóm 2) Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao? CÂU HỎI THẢO LUẬN (Nhóm 3) Những việc làm của con trai cụ Lam CÂU HỎI THẢO LUẬN (Nhóm 4) Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao?

File đính kèm:

  • docTiet 14.doc