I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- HS hiểu thế nào là chữ tín.
- Biểu hiện của việc giữ chữ tín như thế nào?
- Vì sao phải giữ chữ tín?
2. Về thái độ
HS có mong muốn rèn luyện theo gương người giữ chữ tín.
3. Kĩ năng
- Biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Thế nào là tôn trọng người khác? Vì sao mọi người cần phải?
Câu 2: Nêu 5 hành vi tôn trọng người khác trong cuộc sống?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 4 - Bài 4 : Giữ Chữ Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4
Bài 4 : giữ chữ tín
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- HS hiểu thế nào là chữ tín.
- Biểu hiện của việc giữ chữ tín như thế nào?
- Vì sao phải giữ chữ tín?
2. Về thái độ
HS có mong muốn rèn luyện theo gương người giữ chữ tín.
3. Kĩ năng
- Biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Thế nào là tôn trọng người khác? Vì sao mọi người cần phải?
Câu 2: Nêu 5 hành vi tôn trọng người khác trong cuộc sống?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: Trong cuộc sống xã hội, một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, đó là lòng tin. Nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người?Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc làm và cách xử sự của mỗi người. Chúng ta cùng theo dõi một số trường hợp sau:
GV: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu phần đặt vấn đề qua
(1) Tại sao vua Tề chỉ nhận đỉnh khi có Nhạc Chính Tử mang đến mà không phải người khác?
(2) Nhạc Chính Tử có phụ lòng tin của vua Tề?
(3) Từ việc làm của Nhạc Chính Tử, em rút ra bài học gì cho bản thân ?
(4) Bác Hồ đã hứa gì với em bé? Và Bác có thực hiện được lời hứa của mình không?
(5) Từ việc làm và lời dạy bảo của Bác ở cuối câu chuyện. Chữ tín theo quan niệm của Bác bắt đầu việc gì ?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận trường hợp 3, 4 trong phần đặt vấn đề.
Trường hợp 3:
+ Trên thị trường các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để giữ vững lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với họ ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trong quan hệ hợp tác kinh doanh mà một trong hai bên không thực hiện những quy định được kí kết trong bản hợp đồng?
Trường hợp 4:
Nếu 1 người việc gì cũng chỉ làm qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm của mình với công việc được giao, thì người đó có nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác không? Vì sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong SGK.
Bài tập 2: Hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) mà em biết.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học qua các câu hỏi:
Thế nào là giữ chữ tín?
Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được tình cảm gì từ mọi người?
Muốn giữ chữ tín thì chúng ta phải làm gì?
Hoạt động 4: Luyện tập và củng cố.
Bài tập bổ trợ:
1) Em nhận xét gì về tình huống sau đây và cho hướng giải quyết thích hợp:
+ Long hứa với các bạn sẽ tham gia buổi tập văn nghệ nhưng trời mưa to quá Long không đến được.
+ Mai hẹn với Oanh cùng đi xem phim nên dù chưa học bài xong Mai vẫn cứ đi. Mai nghĩ: “ Mình phải giữ chữ tín với bạn bè “
+ Để tên tội phạm yên tâm ra đầu thú, anh công an hứa sẽ trả tự do cho hắn. Anh nghĩ thầm: “Mình không cần giữ lời hứa với kẻ có tội “
+ Cứ mỗi lần phạm lỗi là Vân lại nhanh nhảu nhận khuyết điểm, nhưng rồi em vẫn tái phạm. Em nghĩ: Ai chẳng có lỗi chứ.
2) Giải thích ngắn gọn câu ca dao và thành ngữ sau:
+ Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
+ Quân tử nhất ngôn
+ Hứa hươu hứa vượn
+ Trăm voi không được bát nước xáo
+ Thuyền dời nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
Hoạt động 5: Dặn dò
+ Hoàn thành các bài tập trong SGK
+ Học và nắm vững nội dung bài học.
+ Chuẩn bị bài sau “ Pháp luật và kỉ luật “
HS: Độc lập suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân của mình.
HS: Thảo luận theo bàn để tìm ra ý kiến đúng.
HS: độc lập suy nghĩ và nêu ra ý kiến.
I. Đặt vấn đề.
àVua Tề chỉ tin Nhạc Chính Tử chứ không tin bất cứ ai.
à Nhạc Chính Tử đã không phụ lòng tin của vua Tề dành cho mình chỉ sang nước Tề với cái đỉnh thật.
à Phải tạo được lòng tin với mọi người và phải biết tôn trọng lòng tin của mọi người dành cho mình.
à Bác đã hứa mua vòng cho em bé người dân tộc và không quên thực hiện nó sau 2 năm trở lại Pác Bó.
à Chữ tín theo quan niệm của Bác Hồ là phải biết giữ lời hứa, đã hứa thì phải thực hiện cho kì được nếu không làm được thì đừng có hứa.
àĐể giữ được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng người sản xuất kinh doanh phải đảm bảo chất lượng hàng hoá.
Nếu không làm như vậy thì sẽ không tạo được lòng tin của khách hàng và hàng hoá sẽ không bán được
à Nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gian, uy tínđặc biệt là lòng tin giữa hai bên.
àLàm qua loa, đại khái, gian dối, sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín.
Không phải cứ giữ lời hứa là giữ chữ tín:
- Nếu việc thực hiện lời hứa đó có hại cho người khác thì cũng không tạo được lòng tin đối với con người. Như vậy cũng có thể coi là chưa biết giữ chữ tín. Như các trường hợp a.
* Ngoài ra trong 1 số trường hợp do hoàn cảnh khách quan mang lại không thể thực hiện lời hứa của mình thì cũng không thể coi là không giữ chữ tín. (b)
II. Nội dung bài học.
Khái niệm
ý nghĩ
Rèn luyện như thế nào?
III. Bài tập
File đính kèm:
- Tiet 4- Giuchutin.doc