I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
- Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
- Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
3. Về thái độ
Thận trọng khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
* Nêu nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công công?
* Nhà nước quản lí tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng phương thức nào?
2. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 25 - Bài 18: Quyền Khiếu Nại ,tố Cáo Của Công Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 25
Bài 18: quyền khiếu nại ,tố cáo của công dân
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
- Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
- Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
3. Về thái độ
Thận trọng khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
* Nêu nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công công?
* Nhà nước quản lí tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng phương thức nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống mục đặt vấn đề
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo nội dung các câu hỏi sau:
1) Nếu nghi ngờ có người buôn bán và sử dụng ma tuý, em sẽ xử lý như thế nào?
2) Nếu phát hiện người lấy cắp xe đạp của bạn em sẽ xử lý như thế nào?
3) Theo em, anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng.
GV: Đặt câu hỏi. Qua 3 tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì?
HS: Chia nhóm thảo luận theo câu hỏi tình huống trong sgk.
HS: Thảo luận cử đại diện nhóm lên trình bày.
HS: Cả lớp trao đổi nhận xét.
I. Đặt vấn đề.
1. Nếu nghi ngờ có người buôn bán và sử dụng ma tuý thì có thể báo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lí theo pháp luật.
2. Nếu phát hiện người lấy cắp xe đạp của bạn em sẽ báo cho cô giáo, nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe của bạn, để nhà trường hoặc cơ quan công an sẽ xử lí theo pháp luật.
3. Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyến để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc giải thích lí do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Bài học: Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của minh và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo, khiếu nại để bảo vệ lợi ích cho mình và tránh thiệt hại cho xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp, tìm hiểu nội dung quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
GV: Phân biệt quyền khiếu nại/ tố cáo.
Điểm giống nhau?
Điểm khác nhau?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
Cả lớp thảo luận, nhận xét.
II. Nội dung bài học.
1. Phân biệt quyền khiếu nại/ tố cáo.
* Giống nhau:
- Đều là những quyền cơ bản của công dân qui định trong hiến pháp năm 1992.
- Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
* Khác nhau:
Khiếu nại
Tố cáo
Người thực hiện (ai?)
Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm
Bất cứ công dân nào.
Đối tượng
(vấn đề gì?)
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước.
Cơ sở
(Vì sao?)
Quyền và lợi ích bản thân người khiếu nại
Gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Mục đích
(Để làm gì?)
Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại
Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Hình thức
Trực tiếp.
Đơn, thư
Báo, đài.
Trực tiếp.
Đơn, thư
Báo, đài.
GV: Cho HS tìm hiểu ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
GV: Đặt câu hỏi:
Vì sao Hiến pháp qui định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo?
GV: Nhận xét, tổng kết ý kiến của học sinh.
Chúng ta thấy được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo:
- Là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Là hình thức để công dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
GV: Giới thiệu điều 74 Hiến pháp 1992.
Nghiên cứu điều 74:
+ Trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nao?
+ Trách nhiệm của người khiếu nại tố cáo?
+ Hiến pháp 92, Quốc hội còn ban hành luật gì? Có nội dung gì?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
3. ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo.
- Là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định trong Hiến pháp.
- Là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Là hình thức để công dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
- Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực khách quan, thận trọng.
4. Trách nhiệm nhà nước, công dân.
- Mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân, tập thể, nhà nước đều được xử lí kịp thời, nghiêm minh.
- Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
- Nghiêm cấm hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
- Nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố
GV: Cho HS làm bài tập củng cố
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về trách nhiệm của công dân và HS:
Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật.
Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.
Lợi dụng để vu khống, trả thù.
Cùng với người lớn phòng chống tệ nạn xã hội.
GV: yêu cầu HS làm BT 3
HS: Làm BT vào phiếu.
III. Luyện tập
+ Trách nhiệm của công dân HS trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Bài tập 3: Đáp án.
câu a: Bsung: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu b: bsung: Là tham gia quản lí nhà nước.
Hoạt động 4: Dặn dò.
Học và nắm vững nội dung bài học.
Hoàn thành phần bài tập sgk và sách bt tình huống.
Chuẩn bị KT 1 tiết.
File đính kèm:
- Tiet 25- Quyen khieu nai, to cao cua cong dan.doc