I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Hiểu thế nào là lao động sáng tạo.
- Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.
- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.
2. Về kĩ năng.
Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
3. Về thái độ
- Tích cực, tự giác sáng tạo trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong lao động; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Tranh, ảnh sưu tầm của học sinh về các hoạt động chính trị- xã hội.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là tự lập?
+ Nêu những hành vi biểu hiện tính tự lập trong học tập, lao động của bản thân? ý nghĩa của những biểu hiện đó?
+ Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
- Công việc nhà ỷ lại cho người giúp việc.
- Bài tập đã có gia sư làm giúp.
- Xe đạp hỏng đã có xe ôm đưa đến trường.
- Vệ sinh lớp đã có các cô lao công
- Lau bảng đã có tổ trưởng, lớp trưởng.
- Bố mẹ giàu có không cần lo lắng học tập.
2. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 12 - Bài 11 : Lao Động Tự Giác Và Sáng Tạo ( Tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12
Bài 11 : lao động tự giác và sáng tạo
( Tiết 1 )
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Hiểu thế nào là lao động sáng tạo.
- Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.
- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.
2. Về kĩ năng.
Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
3. Về thái độ
- Tích cực, tự giác sáng tạo trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong lao động; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Tranh, ảnh sưu tầm của học sinh về các hoạt động chính trị- xã hội.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là tự lập?
+ Nêu những hành vi biểu hiện tính tự lập trong học tập, lao động của bản thân? ý nghĩa của những biểu hiện đó?
+ Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
- Công việc nhà ỷ lại cho người giúp việc.
- Bài tập đã có gia sư làm giúp.
- Xe đạp hỏng đã có xe ôm đưa đến trường.
- Vệ sinh lớp đã có các cô lao công
- Lau bảng đã có tổ trưởng, lớp trưởng.
- Bố mẹ giàu có không cần lo lắng học tập.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm. Thảo luận theo các câu hỏi sau:
1) Thái độ và kết quả lao động của người thợ mộc trước khi làm ngôi nhà cuối cùng?
2) Thái độ và kết quả lao động của người thợ mộc trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng?
GV: Giải đáp, bổ sung ý kiến, chốt lại ý chính.
Lưu ý: Sự bất ngờ là ông chủ đã tặng lại cho ông thợ mộc ngôi nhà chính do suy nghĩ và bàn tay sai lầm của ông thợ mộc làm ra.
3) Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó?
GV: Kết luận ý đúng.
GV: Đưa bài tập bổ trợ.
Em tán thành và không tán thành những ý kiến nào sau? Vì sao?
a) Trong lao động chỉ cần tự giác không cần sáng tạo.
b) Nhiệm vụ của HS là học tập nên không cần rèn luyện ý thức tự giác lao động.
c) HS cũng cần rèn luyện ý thức tự giác và óc sáng tạo.
HS: Thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện để lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
HS: Hoạt động cá nhân
I. Đặt vấn đề.
Nhóm 1:
- Thái độ: Tận tuỵ, tự giác, nghiêm túc.
- Thành quả lao động hoàn hảo, thái độ đó làm mọi người kính trọng.
Nhóm 2:
- Thái độ: Không dành hết tâm trí cho công việc, tâm trạng mệt mỏi không khéoléo tinh xảo, cẩu thả, không đảm bảo qui trình kĩ thuật.
- Hậu quả: đó là một ngôi nhà không hoàn hảo, ông phải hổ thẹn.
Nhóm 3: Nguyên nhân
- Thiếu tự giác.
- Không thường xuyên rèn luyện
- Không có kỉ luật lao động.
- Không chú ý đến kĩ thuật.
Bài học
1. Trong lao động cần tính tự giác nhưng chưa đủ. Vì cần phải sáng tạo thì kết quả lao động mới đem lại chất lượng, năng suất cao.
2. Học tập cũng là một loại hình lao động (lđ trí óc). Rèn luyện tự giác trong học tập để kết quả học tập ngày càng cao là điều kiện để HS trở thành con ngoan, trò giỏi.
3. HS cần rèn luyện tự giác, sáng tạo trong lao động cũng như trong học tập. Bên cạnh việc học tập HS có thể tham gia lao động giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế. Lao động có kết quả thì có điều kiện để học tập tốt hơn.
Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận về nội dung và hình thức lao động của con người.
GV: Diễn giải.
Lao động là một hoạt động có mục đích của con người. Đó là việc sử dụng dụng cụ tác động vào thiên nhiên làm ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của con người.
GV: Đặt câu hỏi
? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
? Có mấy hình thức lao động và đó là những hình thức nào?
GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng
GV: Kết luận tiết 1
Qua phần học tiết 1 chúng ta rút ra nội dung của lao động. Lao động là điều kiện và phương tiện của sự phát triển của con người và xã hội. Tồn tại 2 hình thức lao động trong xã hội. Chúng ta phải có quan điểm, thái độ đúng đắn với các hình thức lao động.
HS: nghe
HS: Hoạt động cá nhân
* Vai trò của lao động trong cuộc sống của con người:
- Làm ra của cải vật chất cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người (ăn, mặc, ở, vui chơi)
- Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tâm lí, tình cảm.
* Có 2 hình thức lao động: Lao động trí óc và lao động chân tay.
Tiết 13
Bài 11 : lao động tự giác và sáng tạo
( Tiết 2 )
Kiểm tra bài cũ.
+ Có mấy hình thức lao động? Cho ví dụ minh hoạ.
+ Em đồng ý với ý kiến nào sau:
Lao động chân tay không vinh quang.
Muốn sang trọng phải là giới trí thức.
Bài tiếp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Nhắc lại nội dung tiết 1 và chuyển ý vào nội dung bài mới.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học theo các câu hỏi sau:
Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo trong lao động cũng như trong học tập ?
Nêu những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo?
Mối quan hệ giữa lao động tự giác và sáng tạo?
GV: Nhấn mạnh: Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có phẩm chất ấy, đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, phải có ý thức vượt khó khiêm tốn học hỏi.
4)Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo?
5) HS phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, sáng tạo?
HS: Làm việc cá nhân
HS: Làm việc cá nhân
HS: Làm việc cá nhân
HS: Làm việc cá nhân
HS: Làm việc cá nhân
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm
- Lao động tự giác là tự làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi những cái mới, tìm ra các giải quyết hiệu quả nhất.
2. Biểu hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ được giao một cách chủ động.
- Nhiệt tình tham gia mọi công việc.
- Suy nghĩ, cải tiến đổi mới các phương pháp trao đổi kinh nghiệm.
- Tiếp cận cái mới cái hiện đại của thời đại ngày nay.
3. Mối quan hệ.
- Tự giác là điều kiện của sáng tạo.
- ý thức tự giác, óc sáng tạo là động cơ bên trong của các hoạt động tạo ra sự say mê, tinh thần vượt khó trong học tập và lao động.
4. ý nghĩa
- Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kĩ năng ngày càng thuần thục
- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân.
- Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao.
5. Để rèn luyện tự giác, sáng tạo:
Xây dựng kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động hằng ngày.
Hoạt động 4: Luyện tập và củng cố
Bài tập 1:
Biểu hiện tự giác, sáng tạo
Biểu hiện trái với tự giác, sáng tạo.
- Tự giác học tập và làm bài.
- Thực hiện nội quy của trường.
- Có kế hoạch rèn luyện
- Có suy nghĩ cải tiến phương pháp.
- Nghiêm khắc sửa chữa sai trái.
- Lối sống tự do cá nhân
- Cẩu thả ngại khó.
- Buông thả, lười nhác suy nghĩ.
- Thiếu trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Bài tập 2: Em nghĩ gì về các câu sau đây:
a) Lao động là điều kiện và phương tiện cho con người và xã hội phát triển.
b) Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ.
c) Tự giác và sáng tạo tác động đến hiệu quả, chất lượng học tập và lao động
d) Tự giác và sáng tạo là do ý thức và khả năng của mỗi người không cần rèn luyện.
HS: Làm việc cá nhân
III. Luyện tập
Hoạt động 5: Dặn dò.
Học và nắm vững phần nội dung bài học
Hoàn thành bài tập trong sgk
Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Tiet 12+13- Lao dong tu giac va sang tao.doc