I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Hiểu thế nào là cộng đồng dân cư và nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng.
2. Về kĩ năng.
- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
3. Về thái độ
Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và các hoạt động ở cộng đồng dân cư đó.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Tranh, ảnh về nét đẹp trong văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 10 - bài 9 : góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
Bài 9 : Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Hiểu thế nào là cộng đồng dân cư và nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng.
2. Về kĩ năng.
- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
3. Về thái độ
Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và các hoạt động ở cộng đồng dân cư đó.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- SGK, SGV lớp 8
- Tranh, ảnh về nét đẹp trong văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Gọi HS giới thiệu về nơi cư trú của mình.
Em đang cư trú ở đâu? Hãy giới thiệu 1 số sinh hoạt tập thể của người dân nơi mình sống (những người hàng xóm, những người cùng khu tập thể)?
GV: Chốt: ở mọi nơi đó đều có những nếp sống chung mà ai cũng phải chú ý thực hiện cho tốt, đồng thời cũng có những nếp sống văn hoá mang nét đặc trưng riêng mà từng địa phương phải lưu ý giữ gìn cho tốt. Vậy nếp sống văn hoá là gì? Làm thế nào để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay?
HS: Nêu một số những sinh hoạt tập thể của cộng đồng dân cư nơi mình sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: Giải thích cụm từ “ Cộng đồng dân cư “
Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính.
- ở nông thôn: Thôn, xóm, làng.
- ở thành phố: Thị trấn, khu tập thể, ngõ, phố.
GV: Dẫn: Vừa rồi cô trò chúng ta đã giới thiệu về nơi mình sống chủ yếu là ở trong thành phố Hà Nội. Nhưng còn rất nhiều nếp sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong cả nước chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần đặt vấn đề.
GV: Đưa phần đặt vấn đề lên máy chiếu và nêu yêu cầu thảo luận
Mục 1:
Nhóm 1 và 2 thảo luận theo câu hỏi sau:
Câu 1: Những hiện tượng tiêu cực đã nêu ở mục 1 là gì?
Câu 2: Những hiện tượng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân?
Mục 2:
Nhóm 3 và 4 thảo luận theo câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?
Câu 2: Những thay đổi của làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân và cả cộng đồng?
GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng.
GV: Chuyển ý.
HS: Nghe
HS: Thảo luận theo sự phân công của GV.
Về vị trí thảo luận.
Cử thư kí ghi kết quả thảo luận và trình bày trước lớp.
I. Đặt vấn đề.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế phân biệt những biểu hiện tiến bộ, có văn hoá và những biểu hiện tiêu cực thiếu văn hoá ở khu dân cư.
GV: Hướng dẫn HS phân biệt những biểu hiện tiến bộ, có văn hoá và những biểu hiện tiêu cực thiếu văn hoá ở khu dân cư.
Bài tập 1 trong phiếu bài tập.
Những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
GV: Nhận xét bổ sung và đưa lên máy chiếu.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Dẫn : Từ những nội dung tìm hiểu ở trên em hãy cho biết:
? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
? Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
? Vậy học sinh phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
GV: Đưa phần bài của 1 số HS lên máy chiếu. Nhận xét và bổ sung.
HS: Độc lập suy nghĩ và trả lời.
HS: Thảo luận và làm bài tập 2 trong phiếu bài tập.
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là cộng đồng dân cư?
- Là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính (phường, xã, thôn xóm)
- Gắn bó với nhau, có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
2. Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào?
Làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh, phong phú.
Cụ thể:
- Giữ gìn trật tự an ninh.
- Bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
- Bài trừ phong tục tập quán, lạc hậu, chống các tệ nạn xã hội.
3. ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá.
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
4. HS phải làm gì?
Tham gia những hoạt động vừa sức mình góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Hoạt động 5: Luyện tập và củng cố.
GV: Đưa thông tin “ Văn hoá ứng xử của người Việt “ lên máy chiếu.
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo chủ đề nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt. Ưng với Bài tập 3 trong phiếu bài tập.
GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng.
GV: Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
GV: Hệ thống hoá trên máy chiếu
HS: Tham gia chơi và làm bài tập 3 trong phiếu.
III. Luyện tập.
Hoạt động 6: Dặn dò
Học và nắm vững nội dung bài học
Hoàn thành phần bài tập trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị cho bài sau.
File đính kèm:
- Tiet 10.doc