Giáo án Giáo dục công dân 8 - Nguyễn Văn Thu

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải;

- Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải.

- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

2. Kỹ năng:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.

- Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3. Thái độ:

- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội.

- Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải.

B. Chuẩn bị:

 1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải.

 2. HS: Nghiên cứu bài học.

C. Tiến trình bài dạy:

I. Ổn định tổ chức :

II. Kiểm tra

 - Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh.

 - GV: Nhận xét.

III. Bài mới:

 

doc98 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Nguyễn Văn Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? 24. Bản chất và vai trò của PL. 25. Hiến pháp và PL giống, khác nhau ntn? 26. Do hoàn cảnh khó khăn, chị H được địa phương cấp vốn để sản xuất, chăn nuôi. Nhưng vì lợi ích trước mắt, chị H dùng tiền cho vay lấy lãi và cuối cùng chị H bị lừa cả vốn lẫn lãi. Theo em: Hành vi của chị H đúng hay sai? - Chị H cần làm gì để lấy lại được số tiền đó? 27. Em hãy cho biết ý kiến của mình: - Nhà trường cần thiết phải đề ra nội quy. - Thực hiện nội quy là biện pháp tốt để quản lí nhà trường. - XH sẽ không ổn định nếu không đề ra PL. 28. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được bao nhiêu đại biểu tán thành? a. 2/3 số đại biểu. b. 1/2 số đại biểu. c. 100% số đại biểu. 29. Những hành vi nào sau đây lợi dụng quyền tự do ngôn luận? a. xuyên tạc sự thật. b. Nói xấu. c. Vu cáo. d. Nghe theo bọn xấu, phản động. đ. Lộ bí mật quốc gia. e. Gián tiếp gặp cơ quan có thẩm quyền. 30. Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng tại sao phải tuân theo quy định của pháp luật? GV: NX, đánh giá, ghi điểm. Hoạt động 3 (12’): HS chơi trò chơi “ Luật sư trả lời công dân” HS các nhóm đưa ra những thắc mắc, nhờ “Luật sư” (nhóm khác) giải đáp. Cả lớp nhận xét những thắc mắc và cách giải đáp. GV: NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt. IV. Củng cố (5’): GV: Khái quát lại nội dung cơ bản. V. Hướng dẫn học ở nhà (1’). - Ôn lại các kiến thức đã học. - Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II --------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 33 Kiểm tra học kỳ ii A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Nắm được các kiến thức ở học kỳ II 2. Kỹ năng - Trình bày rõ ràng, có hệ thống. - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả. 3. Thái độ - Trung thực, tự giác làm bài. B. Phương pháp: - Trắc nghiệm, tự luận C. Chuẩn bị: 1. GV: Đề kiểm tra. 2. HS: Học kỹ bài. D. Tiến trình lên lớp I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra GV: Nhắc nhở HS trước lúc làm bài. Phát đề. HS: Làm bài. GV: Theo dõi. III. GV thu bài kiểm tra, NX giờ kiểm tra. V. Hướng dẫn học ở nhà - Chuẩn bị thực hành ngoại khoá các vấn đề ở địa phương và các nội dung đã học: Tệ nạn xã hội. Đề số 1 Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào các chữ Đ hoặc chữ S nếu các ý sau đúng hoặc sai: a. Hiến pháp do Chính phủ xây dựng Đ S b. Mọi văn bản PL đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp Đ S c. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng Đ S d. Một số văn bản pháp luật có thể trái với Hiến pháp Đ S Câu 2 (1 điểm): Lựa chọn (nối) các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B: A. Loại văn bản B. Cơ quan có thẩm quyền ban hành a. Hiến pháp 1. TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh b. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2. Quốc hội c. Luật thuế giá trị gia tăng 3. Bộ giáo dục và Đào tạo d. Luật giáo dục 4. Bộ Tài chính Câu 3 (1 điểm): Trường hợp nào sau đây có thể sử dụng quyền khiếu nại? Đánh dấu X vào ô trống tương ứng: a. Hùng phát hiện một quan chức là tụ điểm tiêm chích ma tuý b. Chị Vân bị Giám đốc công ty cho nghỉ việc mà không rõ lí do. c. Tùng đi xe đạp vào đường ngược chiều và bị CSGT phạt quá mức quy định d. Lan biết người hàng xóm lấy cắp chiếc ti vi của nhà hàng xóm. Câu 4 (1điểm): Điền từ thích hợp vào ô trống: Điều Lĩnh vực Điều 52: Mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật Điều 57: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Điều 2: Nhà nước CH XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân... Điều 101: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CH XHCN Việt Nam để đối nội, đối ngoại... Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì? Câu 2 (2 điểm): Em hãy cho biết nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện ntn? Nêu VD. Câu 3 (1 điểm): Giải thích câu ca dao sau: Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Câu 4 (1 điểm): Em M học giỏi, ngoan, được các thầy cô và bạn bè quý mến. H là bạn học cùng tổ đã ghen ghét và viết những tờ giấy nói xấu M dán lên chỗ ngồi của M, bàn giáo viên và lên tường. Em nhận xét gì về hành vi của H? Đề số 2 Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào chữ Đ hoặc chữ S nếu các ý sau đúng hay sai. a. Tự do ngôn luận là ai muốn nói gì thì nói. b. Tự do ngôn luận thể hiện quyền làm chủ Nhà nước, XH của công dân. c. Trẻ em không có quyền tự do ngôn luận. d. Tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Câu 2 (1 điểm): Lựa chọn (nối) các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B. A. Loại văn bản B. Cơ quan có thẩm quyền ban hành a. Luật Hôn nhân gia đình b. Quy chế tuyển sinh Đại học - Cao c. Luật bảo vệ, chăm sóc, Giáo dục trẻ em. d. Luật Doanh nghiệp 1. Bộ tài chính 2. Uỷ ban dân số, KHH gia đình 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Quốc hội Câu 3 (1 điểm): Trường hợp nào sau đây có thể sử dụng quyền tố cáo? Đánh dấu X vào ô trống tương ứng: a. Hùng tình cờ phát hiện một quán nước là tụ điểm tiêm chích ma tuý b. Chị Vân bị Giám đốc cho nghỉ việc mà không giải thích rõ lí do c. Lan biết người lấy cắp xe đạp của bạn An cùng lớp d. Tùng đi xe đạp vào đường ngược chiều và bị CSGT phạt quá mức quy định Câu 4 (1 điểm): Điền từ thích hợp vào ô trống. Điều Lĩnh vực Điều 3: Nhà nứơc bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân...Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm đến Tổ quốc và nhân dân. Điều 79: Côgn dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và PL, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Điều 15: Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện CNH, HĐH đất nước. Điều 83: Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm cơ bản nào? Câu 2 (1 điểm): Vì sao nói “Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân”? Câu 3 (2 điểm): Em hãy cho biết nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện ntn? Nêu VD. Câu 4 (1 điểm): Ông T chủ tịch UBND xã Q đã kí quyết định li hôn cho anh H và chị K. Theo em: Việc làm của ông T là đúng hay sai? - Anh H và chị K phải làm gì để việc li hôn của mình đúng PL? Đáp án Phần 1: Câu 1: a-S, b-Đ, c-Đ, d-S Câu 2: a-2, b-1, c-2, d-2. Câu 3: b, d. Câu 4: Điều 52, 57 – Quyền công dân. Điều 2: Chế độ chính trị Điều 101: Nguyên tắc hoạt động của bộ máy Nhà nước Phần 2: Câu 1: HP là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống PL Việt Nam. - Nội dung Hiến pháp quy định các vấn đề: Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá Xh; bảo vệ tổ quốc, quyền, nghĩa vụ của cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước. Câu 2: Đá ( Vật vô tri) sẽ mòn theo thời gian. Lời nói (1 số) tồn tại mãi mãi. a Khi sử dung quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Câu 3: Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách: - Trao đổi, góp ý, bàn bạc trong các cuộc họp. - Gửi đơn thư trên các phương tiên thông tin đại chúng. - Kiến nghị với đại biểu Quốc hội. Câu 4: H đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm của M, gây mất đoàn kết. Đề 2 Phần 1: Câu 1: a- S, b-Đ, c-S, d-Đ. Câu 2: a-4, b-3, c-4, d-4. Câu 3: a, c. Câu 4: Điều 3: Chế độ Ctrị. Điều 75: Quyền, nghĩa vụ công dân. Điều 15: Chế độ kinh tế. Điều 83: Nguyên tắc hoạt động của tổ chức bộ máy Nhà nước (Quốc hội) Phần 2. Câu 1: Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưởng chế. - Đặc điểm của pháp luật: Tính quy phạm phổ biến. Tính xác định chặt chẽ. Tính bắt buộc. Câu 2: Nhà nước ta là thành của Cách mạng của nhân dân, do nhân dân sáng lập ra, hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Câu 3: Không được xâm phạm tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. - Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. Câu 4: Ông Toai: Anh H và chị K cần viết đơn gửi TAND huyện. --------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 35 Thực hành, ngoại khoá các vấn đề ở địa phương và các nội dung đã học. A. Mục tiêu 1. Kiến thức HS nắm được các kiến thức, thông tin về các tệ nạn xã hội hiện nay. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng nói lưu loát, rõ ràng, súc tích. - Giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. 3. Thái độ - Sôi nổi, hứng thú trong giờ học. - Mạnh dạn nói đến các tệ nạn xã hội hiện nay, đặc biệt là ở địa phương. - Biết tự giác phòng, chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện đồng thời tố cáo những hành vi vi phạm. B. Phương pháp: -Trò chơi. C. Chuẩn bị: 1. GV: Thông tin về các tệ nạn xã hội hiện nay 2. HS: Thông tin về các tệ nạn xã hội. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức (1’) II. Kiểm tra GV: Tệ nạn xã hội là gì? HS: Trả lời GV: Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta học bài hôm nay. GV: Ghi đề. Hoạt động 2 (32’): GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm. Phần 1: Thi hùng biện. Phần 2: Kể một câu chuyện xảy ra ở địa phương em về việc thực hiện tốt (chưa tốt) phòng chống tệ nạn xã hội. Phần 3: Giải quyết tình huống. Thời gian: Chuẩn bị: 10’/đội. Thi: Phần 1: 2’/đội. Phần 2: 2’/đội. Phần 3: 1’/đội. Điểm: Phần 1: 10đ. Phần 2: 10đ. Phần 3: 10đ. HS: Các nhóm chuẩn bị. Bốc thăm thứ tự thi. Hoạt động 3 (5’): Liên hệ. GV:? Tệ nạn xã hội ở địa phương em hiện nay ntn? ? Em đã tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội ntn? HS: Trả lời. GV: Cung cấp một số thông tin về các tệ nạn xã hội. V. Hướng dẫn học ở nhà (1’). - Thường xuyên phòng, chống tệ nạn xã hội. - Ôn các kiến thức đã học. - Sinh hoạt hè ở địa phương tốt. ---------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docCD8theo chuan kien thuc.doc
Giáo án liên quan