Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 2 – Bài 2: Liêm Khiết

I / MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Về kiến thức : giúp HS

- Hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết, không liêm khiết trong hành vi cuộc sống .

- Vì sao cần phải sống liêm khiết ?

- Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì ?

2/ Về kỹ năng :

- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

3/ Về thái độ.

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gươngcủa những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống

II / NỘI DUNG

- Cho HS hiểu rõ nội dung cốt lỗi của liêm khiết là sống trong sạch, không tham lam, không tham ô lãng phí, không ham danh, hám lợi .

- Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của lối sống liêm khiết đối với bản thân và XH, từ đó chỉ ra sự cần thiết của phẩm chất nầy đối với tất cả mọi người .

II / PHƯƠNG PHÁP.

- Sử dụng kết hợp các phương pháp : thiết giảng, đàm thoại, nêu gương Nêu vấn đề, thảo luận nhóm .

IV/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN .

- SGK, SGV, GDCD 8

- Tìm dẫn chứng biểu hiện của lối sống liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày gần gũi các em.

- Sưu tầm thêm một vài câu chuyện, đoạn thơ, ca dao , tục ngữ nói về phẩm chất nầy

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 2 – Bài 2: Liêm Khiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 – Bài 2 LIÊM KHIẾT I / MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Về kiến thức : giúp HS Hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết, không liêm khiết trong hành vi cuộc sống . Vì sao cần phải sống liêm khiết ? Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì ? 2/ Về kỹ năng : HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. 3/ Về thái độ. Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gươngcủa những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống II / NỘI DUNG Cho HS hiểu rõ nội dung cốt lỗi của liêm khiết là sống trong sạch, không tham lam, không tham ô lãng phí, không ham danh, hám lợi . Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của lối sống liêm khiết đối với bản thân và XH, từ đó chỉ ra sự cần thiết của phẩm chất nầy đối với tất cả mọi người . II / PHƯƠNG PHÁP. Sử dụng kết hợp các phương pháp : thiết giảng, đàm thoại, nêu gương Nêu vấn đề, thảo luận nhóm . IV/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN . SGK, SGV, GDCD 8 Tìm dẫn chứng biểu hiện của lối sống liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày gần gũi các em. Sưu tầm thêm một vài câu chuyện, đoạn thơ, ca dao , tục ngữ nói về phẩm chất nầy V/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1/ Kiểm bài cũ: ? Em hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải ? Tìm những hành vi của HS biết tôn trọng lẽ phải ? Hãy nêu ý nghĩa của việc tôn rọng lẽ phải . 2/ Giới thiệu bài mới 3/ Dạy bài mới . Phương pháp HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục Đặt vấn đề. GV gọi lần lượt 3 HS đọc mục 1, 2, 3 SGK/6,7 GV chia 3 nhóm cho HS thảo luận các câu chuyện trong SGK. Nhóm 1 ? Nêu hành vi thể hiện việc làm của bà Ma-ri Quy-ri và em có suy nghĩ gì về cách suy nghĩ đó . Nhóm 2: ? Khi Vương Mật đêm vàng đến lễ Dương chấn đã hành động như thế nào? hành động nầy cho thấy ông là người như thế nào ? Nhóm 3: Nhà báo người Mĩ đã nhận xét Hồ Chủ Tịch như thế nào? Từ nhận xét đó cho thấy cụ là người như thế nào? GV yêu cầu từng nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác theo dỗi, bổ sung, nhận xét GV chốt lại: cách sử xự của Ma-ri Quy-ri, Dương chấn và Bác Hồ là những tầm gương sáng đáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục . ? Theo em những cách xử sự có điểm gì chung ? Vì sao?( sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đồi hỏi bất cứ điều kiện vật chất nào) ? Trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp không ? Vì sao? ( cần thiết vì nó sẽ giúp chúng ta : + Phân biệt hành vi liêm khiết or không liêm khiết trong cuộc sống . + Đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết phê phán hành vi thiếu liêm khiết như tham ô, tham nhũng, hám danh , hám lợi + Biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.) HĐ2: Tìm hiểu khắc sâu kiến thức bài học ? Từ những câu chuyện trên em hiểu thế nào là liêm khiết (HS trả lời theo SGK mục 1 nội dung bài học ) ? Hãy nêu những VD về lối sống liêm khiết mà em thấy trongcuộc sống(gđ, nhà trường, xã hội.) (Bố mẹ làm giàu bằng sức lao động và tài năng của mình . Cô A là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố ) ? Tìm những hành vi biểu hiện không liêm khiết. (Lợi dụng chức quyền nhận quà hối lộ , lâm tặc , móc nối với công an, cán bộ ăn cắp gỗ quý hiếm) ? Nêu ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống . HĐ 4: Tổ chúc cho học sinh làm bài tập BT 1,2 GV ghi bài tập lên bảng phụ, Gọi HS lên bảng làm- GV nhận xét. BT 3 : GV gọi 1 HS tự nguyện kể chuyện nếu còn thời gian BT 4, 5 : HS về nhà làm vào vở bài tập, tiết sau trả bài sẽ kiểm tra. Nội dung I / Đặt vấn đề. * Thảo luận nội dung câu chuyện + Nhóm 1: - Bà ma-ri Quy- ri và chồng là Pie Quy-ri đã đống góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế - Không giữ bản quyền phát minh, vui lòng sống túng thiếu, sẵn sàng giữ qui trình chiết tách Ra-đi cho ai cần tới - Bà gửi biếu tài sản lớn 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệnh ung thư - Bà không nhận món quà của tổng thống Mỹ và bạn bè mà dành nó cho viện nguyên cứu khoa học . => Bà không vụ lợi , tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, không đồi hỏi vật chất . + Nhóm 2. - Vương chấn tiến cử vương Mật ( Người làm việc tốt) không cần vàng của Vương Mật. => Oâng sống thanh cao, vô tư và không hám lợi Nhóm 3 + Cụ sống như người Việt Nam bình thường + Khướt từ nhà cửa , quân phục ngôi sao sáng chối . + Cụ là người Việt Nam trong sạch, liêm khiết . II / Bài học Thế nào là liêm khiết ? (mục 1sgk/8) - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. Ý nhgiã - Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người , góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn. III / Luyện tập Bài 1 - Hành vi liêm khiết: 2, 3 , 5, 7 - Hành vi không liêm khiết :2, 4, 6. Bài 2 : Không đồng ý tất cảcác ý kiến. Vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết. Củng cố : Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm cử đại diện lên bản ghi những câu ca dao, tục ngữ nói về tính liêm khiết tất cả các bạn trong nhóm có thể bổ sung. Nhóm nào ghi nhiều chính xác trong một phút sẽ thắng . Dặn dò : Học thuộc nội dung bài học SGK. Làm tiếp bài tập 4, 5 Chuẩn bị bài 3: Tôn trọng người khác + Đọc mục Đặt vấn đề và trả lời các câu hỏi gợi ý SGK/9 + Xem trước bài học, bài tập SGK. DUYỆT GIÁO ÁN Tổ trưởng chuyên mơn Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docCopy of T 2-B 2.doc