I / MỤC TIÊU BÀI HỌC
1) Về kiến thức :
- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập
- Giải thích được bản chất của tính tự lập
- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội .
2) Về kỹ năng
- Biết tự lập trong học tập , lao động và trong sinh hoạt cá nhân
3) Về thái độ
Thích sống tự lập ko đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
II / NỘI DUNG
- Tự lập là luôn tự ý làm lấy , tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, ko trong chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, thể hiện ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người
III / PHƯƠNG PHÁP :
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Làm việc cá nhân
- Nêu và giải quyết vấn đề
IV/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1) On định
2) Kiểm bài cũ
? Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào ?
? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa
? HS phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hóa
3) Bài mới: Giới thiệu bài
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 11: Tự Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11
TỰ LẬP
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC
1) Về kiến thức :
- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập
- Giải thích được bản chất của tính tự lập
- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội .
2) Về kỹ năng
- Biết tự lập trong học tập , lao động và trong sinh hoạt cá nhân
3) Về thái độ
Thích sống tự lập ko đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
II / NỘI DUNG
- Tự lập là luôn tự ý làm lấy , tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, ko trong chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, thể hiện ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người
III / PHƯƠNG PHÁP :
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Làm việc cá nhân
- Nêu và giải quyết vấn đề
IV/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Oån định
Kiểm bài cũ
? Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào ?
? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa
? HS phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hóa
Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Thảo luận chuyện đọc
GV: cho HS đọc chuyện đọc bằng cách phân vai .
+ 1 HS đọc lời dẫn chuyện
+ 1 HS vai Bác Hồ
+ 1 HS vai anh Lê
à Cả lớp lắng nghe.
GV: chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận những câu hỏi sau:
Nhóm 1 :
? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng .
Nhóm 2:
? Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của anh Lê.
Nhóm 3:
? Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên
è Các nhóm thảo luận , cử đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét èGV kết luận .
? Qua câu chuyện trên em rút ra được gì cho bản thân , cũng nhưng trong học tập .
( Phải biết quyết tâm ko ngại khó khăn có ý chí tự lập trong học tập và rèn luyện )
HĐ 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học :
GV : cùng đàm thoại với học sinh để tìm hiểu nội dung bài học :
? GV yêu cầu mỗi học sinh tìm 1 hành vi của tự lập trong học tập , lao động và sinh hoạt hằng ngày .
GV : Chia (bảng ) cột trên bảng phụ
HS : Lên bảng điền nhanh vào cột è cả lớp nhận xét .
Học tập
Lao động
Công việc hằng ngày
- Tự làm bài tập
- Học thuộc bài trước khi đến lớp
- Tự chẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp
- Tự mình đi xe đạp đến lớp
- Một mình chăm sóc em cho mẹ đi làm
- Trực nhật lớp một mình
- Hoàn thành công việc lao động trường giao
- Tự tăng gia sản xuầt
- Tự giặc quần áo
- Tự chuẩn bị bữa ăn sáng
- Tự mình hoàn thành nhiệm vụ được giao ở cơ quan
è GV nhận xét bổ sung tóm ý
HS : Ghi vào vỡ.
HĐ 3 : Biểu hiện của tự lập.
GV: yêu cầu nêu những biểu hiện của tính tự lập.
HS: Suy nghĩ phát biểu cá nhân, lớp nhận xét bổ sung è
GV : nhận xét tóm ý chính .
GV: cho HS tìm hành vi trái ngược với tự lập.
HS: (Nhút nhát, lo sợ, ngại khó ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc người khác)
GV :HS tìm câu tục ngữ nói về hành vi trrên
HS(há miệng chờ sung )
HĐ 4 : Tìm hiểu ý nghĩa của tự lập
GV: Hiện nay có rất nhiều tấm gương HS, SV và người lao động vượt qua nghèo khó bệnh tật vươn lên thành đạt
Em có suy nghĩ gì về việc làm của họ
HS: ( Thông cảm chia sẽ và khâm phục ý chí tự lập của họ è họ là người đáng ca ngợi è cần có tổ chức tạo đk cho họ )
? Ý nghĩa của tự lập
HS: phát biểu
GV nhận xét bổ sung
? Chúng ta phải rèn luyện tính tự lập như thế nào ? VD
(HS rèn luyện tính tự lập ngay từ còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường trong sinh hoạt hằng ngày và trong công việc )
HĐ 5 : Rèn luyện kỹ năng
è HS làm BT SGK
GV: cho HS cả lớp thảo luận bài tập 2 (SGK) èGọi HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ
GV: Tự lập là một đức tính quý báo cần học tập và rèn luyện tự lập giúp con người vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuợc sống
I/ Đặt vấn đề
1) BH có thể ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng vì :
- Bác có sẵn lòng yêu nước
- Bác có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ , tin vào chính sức kực của mình
- Tự nuôi sống mình bằng 2 bàn tay lao động để tìm đường cứu nước .
2) Suy nghĩ và hành động của anh Lê thể hiện :
- Anh là người yêu nước nhưng ko đủ can đảm đi cùng BH.
3) Qua câu chuyện em thấy Bác đã thể hiện phẩm chất ko sợ khó khăn , gian khổ ý chí tự lập cao
II) Bài học
1/ Thế nào là tự lập ?
(Mục 1 SGK )
* Biểu hiện của tự lập
- Tự tin
- Bản lĩnh
- Vượt khó khăn, gian khổ
- Có ý chí nổ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ.
2/ Ýùnghĩa của tự lập
- Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
- Họ xứng đáng được mọi người kính trọng .
3/ Trách nhiệm của học sinh (Mục 3)
III) Bài tập
2) + Ý kiến sai: a, b
+ ý kiến đúng : c, d, đ, e..
+ Hướng dẫn học tập .
Học thuộc nôi dung bài học
Làm bài tập còn lại
Chuẩn bị bài 12 : Lao động tự giác vàsáng tạo
File đính kèm:
- Copy of t 11-b 10.doc