TUẦN 1 TIẾT 1 BÀI 1
NS:18.08.12 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I . MỤC TIấU BÀI GIẢNG :
- Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là lẽ phải và tụn trọng lẽ phải.Những biểu hiện của tụn trọng lẽ phải. Phõn biệt được tụn trọng lẽ phải với khụng tụn trọng lẽ phải, hiểu ý nghĩa của tụn trọng lẽ phải.
- Kỹ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải .
-Thái độ: Cú ý thức tụn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải . Khụng đồng tỡnh với hành vi làm trỏi lẽ phải, làm trỏi đạo lý của dõn tộc.
II . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Giỏo viờn : SGK, SGV, sưu tầm văn, thơ, ca dao, tục ngữ núi về tụn trọng lẽ phải.
- Học sinh: Chuẩn bị đồ dụng học tập, chuẩn bị bài.
III . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Nờu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, giảng giải, kớch thớch tư duy.
79 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chế.
- Đặc điểm:
+ Tính quy phạm phổ biến.
+ Tính xác định chặt chẽ.
+ tính bắt buộc, cưỡng chế.
- Bản chất: Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
- Vai trò: Là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhândân.
4. Củng cố bài:
- Giáo viên hệ thống nội dung cần ôn tập.
- nhận xét giờ ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo hệ thống câu hỏi ôn tập.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ II.
Tuần 33 Tiết 33
S:31.03.13 Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ II.
- Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, trình bày bài kiểm tra khoa học.
- Thái độ: Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
II. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: Giáo án, hệ thống câu hỏi, đáp án.
- Trò: Học bài, giấy kiểm tra.
III. Cách thức tiến hành:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: Kiểm tra viết.
A. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào có thể bị lây nhiễm HIV- AIDS (Khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn).
Dùng chung nhà vệ sinh.
Dùng chung cốc, bát, đũa.
Dùng chung bơm kim tiêm.
Bắt tay người nhiễm HIV.
Câu 2: Theo em những hành vi, việc làm nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?( Đánh dấu + vào trước hành vi, việc làm mà em chọn).
Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
Tắt đèn, tắt quạt ở lớp học trước khi ra về.
Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.
Câu 3: Tình huống.
Lan nhặt được một túi sách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Hà Thị Thảo và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Lan đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền.
Lan hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Lan, em sẽ hành động như thế nào?
II. Phần tự luận:
Câu 1: Tệ nạn xã hội là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng chống TNXH? Trách nhiệm của công dân, học sinh trong vấn đề này?
Câu 2: Pháp luật là gì? Nêu đặc điểm, vai trò, bản chất của pháp luật Việt Nam?
B. Đáp án và hướng dẫn chấm:
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: 1 điểm.
- Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm.
- Đáp án đúng: C.
Câu 2: 1, điểm.
- Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm.
- Đáp án đúng: D.
Câu 3: 1 điểm.
- Lan hành động như vậy là sai. Vì: Pháp luật quy định nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất. Nếu em là Lan em sẽ đem nộp những vật nhặt được đó cho công an nhờ họ trả giúp cho người mất và về nói thật với bố mẹ chuyện em đánh mất tiền đóng học phí.
II. Phần tự luận:
Câu 1: 3,5 điểm.
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Pháp luật quy định:
+ Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức.
+ Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng
+ Cấm hàmh vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá
- Trách nhiệm của công dân:
Sống giản dị, lành mạnh, giữ mình, giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.
Câu 2: 3,5 điểm.
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Đặc điểm: + Tính quy phạm phổ biến.
+ Tính xác định chặt chẽ.
+ Tính bắt buộc, cưỡng chế.
- Bản chất của pháp luật: Là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
- Vai trò của pháp luật: Là công cụ để quản lý nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Củng cố :
- Giáo viên thu bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
Tuần 34 tiết 34 ngoại khoá
S:07.04.13 tìm hiểu luật an toàn giao thông
G:
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc, sâu về luật an toàn giao thông.
- Kỹ năng: Có ý thức bảo vệ các công trình đường giao thông và thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động theo Hiến pháp và Pháp luật.
II. Phương tiện thực hiện:
- Giáo án, tài liệu về ATGT, một số biển báo GT.
- Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
III. Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò, bản chất của pháp luật Việt Nam?
3. Giảng bài mới:
- Kể tên các loại đường giao thông Việt Nam?
- Quy tắc chung dành cho những người tham gia giao thông là gì?
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?
- Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa gì?
- Em hiểu gì về hệ thống đèn tín hiệu?
- Hệ thống biển báo giao thông gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào?
- GV giới thiệu cho HS nhận biết từng nhóm biển về hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của chúng
1. Hệ thống giao thông Việt Nam:
- Đường bộ
- Đường thuỷ
- Đường không
- Đường sắt
- Đường ống (hầm ngầm)
2. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
a. Quy tắc chung:
- Đi bên phải mình
- Đi đúng phần đường quy định
- Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu giao thông.
- Chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh điều khiển, xuất trình ngay giấy tờ khi được kiểm tra.
b. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
Gồm: Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn.
- Hiệu lệnh của cảnh sát: Điều khiển giao thông trong những giờ cao điểm đảm bảo giao thông thông suốt.
VD: Khi người cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng ( mọi người phải dừng lại ).
- Đèn tín hiệu:
+ Đèn xanh: được đi
+ Đèn đỏ: Cấm đi
+ Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, mọi người dừng trước vạch.
+ Đèn vàng nhấp nháy: Được đi nhưng cần chú ý.
- Hệ thống biển báo giao thông
Gồm 5 nhóm:
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển hiệu lệnh
+ Biển chỉ dẫn
+ Biển phụ
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét, xếp loại giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu thêm về luật ATGT đường bộ.
- Sưu tầm những khẩu hiệu về an toàn giao thông đường bộ.
- Thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
tuần 35 tiết 35 ngoại khoá
S:14.04.13 tìm hiểu luật an toàn giao thông
G:
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số quy định của luật ATGT đường bộ.
- Kỹ năng: Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt ATGTĐB.
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động theo pháp luật.
II. Phơng tiện thực hiện:
- Thầy: Giáo án, tài liệu về an toàn giao thông.
- Trò: Học bài, tìm hiểu luật an toàn giao thông.
III. Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, vấn đáp, giải thích.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giảng bài mới: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( bài 2 ).
- Học sinh đọc tình huống 1.1
? Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông.
? Em của Hùng có vi phạm gì không? vì sao.
- Học sinh đọc tình huống 1.2.
? Tuấn nói có đúng không? Vì sao.
? Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào.
? Nêu nội dung các bức ảnh 1, 2, 3, 4.
? Hãy nhận xét những hành vi đó.
? Quy tắc chung về đi đường.
? Những quy định dành cho người đi xe mô tô, gắn máy.
? Những quy định đối với người đi xe đạp.
? Những quy định đối với người điêù khiển xe thô sơ.
? Pháp luật quy định như thế nào về an toàn đường sắt.
- Hớng dẫn học sinh giải bài tập 2, 3.
I. Tình huống, tư liệu
1. Tình huống:
- Sử dụng ô khi đi xe gắn máy.
- Có: Người ngồi trên xe mô tô không được sử dụng ô vì sẽ gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông- có thể gây tai nạn giao thông.
- Không đúng: Vì đó là hành vi phá hoại công trình giao thông đường sắt.
- Đá ở đường tàu là để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn- Đảm bảo cho tàu chạy an toàn. hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn.
2. Quan sát ảnh:
- Đi xe bằng một bánh.
- Dùng chân đẩy xe đằng trước.
- Vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại.
- Vác sắt qua đường tàu.
+ Đó là những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông có thể gây tai nạn GT.
II. Nội dung bài học:
1. Quy tắc chung về giao thông ĐB:
- Đi bên phải mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Một số quy định cụ thể:
- Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo, đẩy phương tiện khác không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy.
- người đi xe mô tô, gắn máy chỉ được trở tối đa một người lớn và một trẻ em dới 7 tuổi không sử dụng ô, ĐTDĐ, không đi trên hè phố vườn hoa, công viên.
- Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn không gây cản trở giao thông.
3. Một số quy định cụ thể về ATĐS :
- Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát ở hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
- Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt, trồng cây, đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá cát, sỏi trên ĐS .
III. Bài tập:
- Bài tập 2: Chấp hành theo sự điều khiển của người điều khiển GT. Vì người điều khiển trực tiếp sẽ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó.
- Bài tập 3:
+ Đồng ý: b, đ, h.
+ Không đồng ý: a, c, d, e, g, i, k, l.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà : Tìm hiểu tiếp luật GTĐB.
File đính kèm:
- giao an dia li 8.doc