A- Mục tiêu
1, Kiến thức:
Giúp HS hiểu: - Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trong lẽ phải
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống
3, Kỹ năng:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biêt tôn trọng lẽ phải
- Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải
2, Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc
B. Chuẩn bị.
- SGK- SGV Công dân 8
- Truyện thơ, ca dao, tục ngữ, danh ngôn
C. Các hoạt động dạy- học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới.
Giới thiệu bài
62 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉnh chấp hành PL?
Chúng ta đi tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của PL
I. Đặt vấn đề
1. Hiến pháp 1992
2. Bộ luật hình sự năm 1999
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV cho HS tìm hiểu khái niệm của PL:
Pháp luật là gì?
Em hãy cho biết đặc điểm của PL?
GV cho HS ôn lại những kiến thức về quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD.
Về chính trị CD có quyền gì?
Về kinh tế CD có những quyền gì?
Về văn hoá, xã hội CD có các quyền cơ bản nào?
GV cho HS tìm hiểu vai trò của PL đối với XH.
GV trở lại phân tích giả thiết về 1 XH không có PL để đi đến KL:
HS tìm hiểu VD trong các bài đã học để chứng minh.
GV tổ chức cho HS kể về những tấm gương bảo vệ PL
1. Kể chuyện gương người tốt và chưa tốt.
2. Đọc thơ, tục ngữ ca dao về PL.
3. HS xây dựng tiểu phẩm ngắn
II. Nội dung bài học.
1.Pháp luật là gì?
2. Đặc điểm của pháp luật
a. Tính quy phạm phổ biến
b. Tính chính xác chặt chẽ
c. Tính bắt buộc (cưỡng chế)
3. Bản chất của PL.
- Về chính trị
- Về kinh tế
- Về văn hoá
- Về xã hội
- Công dân còn có các quyền tự do dân chủ, cá nhân.
4. Vai trò của PL.
- PL là phương tiện để quản lí nhà nước, QLXH.
- Phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CD.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK T60, 61
HS làm bài tập 1 SGK Tr60.
Bài tập 3 Tr61.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 3
Bài tập 4:So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và PL
III. Bài tập
Bài tập 1.
- BGH nhà trường xử lí trên cơ sở nội quy trường học
- Hành vi đánh nhau là hành vi vi phạm PL
Bài tập 3.
- Ca dao tục ngữ về quan hệ anh em: Khôn ngoan đối đáp.
Gà cùng một mẹ.
- Dựa trên cơ sở đạo đức XH
- Nếu vi phạm Đ48 bị xử phạt vì đây là quy định của PL.
Bài tập 4.
Đạo đức
PL
Cơ sở hình thành
Hình thức thể hiện
BP bảo đảm thực hiện
IV. Củng cố.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- GVKL: HS phải biết nâng cao ý thức tôn trọng, bảo vệ PL và xây dựng nếp sống, làm việc theo HP và PL. Đấu tranh với những hành vi vi phạm PL, để góp phần xây dựng XH bình yên, hạnh phúc.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc phần nội dung bài học SGK Tr60
- Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương.
- Rút kinh nghiệm...................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 7/4/2013
Ngày giảng: 9/4/2013
Tiết: 32+33
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
A. MỤC TIÊU
- HS nắm được nội dung kiến thức đã học, áp dụng tốt cho liên hệ thực tế làm bài tập và mở rộng kiến thức.
- HS tham gia tốt môi trường nếp sống nội trú, có ý thức trách nhiệm cao trong mọi công việc được giao.
B. CHUẨN BỊ
- Một tấm gương tốt về thực hiện pháp luật được đăng báo.
- Nội dung chuyện Bà luật sư Đức.
- Tình huống sắm vai
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam?
III. Bài mới
Cần để HS nắm thêm nội dung liên quan đến bài học
HĐ CỦA GV - HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu các vấn đề địa phương
Tìm hiểu các vấn đề địa phương.
Em hãy kể những tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở?
Em có tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em không?
HS liên hệ thực tế ở địa phương: Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Em hãy nhận xét tình hình an toàn giao thông ở địa phương?
Ở địa phương em đã có biện pháp gì để phòng chống cháy nổ và các chất độc hại?
HS chúng ta cần phải làm gì để thực hịên tốt các quy định về phòng chống cháy nổ và các chất độc hại?
I/ Các vấn đề địa phương
1. Các tệ nạn xã hội
- Ma tuý, mại dâm, cờ bạc, nghiện hút
- Biện pháp phòng tránh
+ Tuyên truyền cho mọi người dân.
+ Có cuộc sống lành mạnh, vui chơi .
2. Bảo vệ môi trường và TNTN
3. An toàn giao thông
4. Phòng chống cháy nổ
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung đã học và trò chơi tiếp sức.
GV cho HS thảo luận
HS nhắc lại những nội dung đã học.
GV: Nêu thể lệ chơi - Thời gian 45’.
Chủ đề gương người tốt được đăng báo.
II/ Các nội dung đã học
1. Phần chuẩn mực đạo đức
2. Phần chuẩn mực pháp luật
HS: Bắt đầu chơi.
HS: Các tổ trình bày.
(GV thu bài. Đọc cho cả lớp nghe)
GV: Nhận xét, cho điểm.
IV. Củng cố
- GV nhắc lại những vấn đề đã nêu trong nội dung bài học
- GV củng cố và nhắc nhở thêm.
V. Dặn dò
- Xem lại nội dung đã học.
- Chuẩn bị ôn tập kiểm tra học kì II
Ngày soạn: 20/4/2013
Ngày dạy: 23/4/2013
Tiết 34 : ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU.
- Hệ thống lại các nội dungkiến thức đã học trong học kì II để nâng cao khả năng vận dụng. Có thái độ đúng, tình cảm đúg trong cách ứng xử các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống.
- Có niềm tin vào tri thức để vận dụng vào cuộc sống thực tế một cách tích cực. Thực hiện tốt các quyền nghĩa vụ của công dân.
B. CHUẨN BỊ.
- SGK-SGV Công dân 8
- GV-HS chuẩn bị các nội dung đã chuẩn bị
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sư chuẩn bị nội dung của học sinh
3.Bài mới.
GV Giới thiệu nội dung ôn tập
Câu 1:Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người? Để phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định những vấn đề gì?
Câu 2: Em hãy nêu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDH? Mọi người có thể phòng tránh HIV/AIDH được không? Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết?
Câu 3: Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? Những quy định đó đặt ra để làm gì?
Câu 4: Em hiểu thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Công dân có những quyền sở hữu gì? Công dân có nghĩa vụ gì đối với tài sản của nhà nước?
Câu 5: HS chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào? Nêu biện pháp bảo vệ của nhà nước?
Câu 6: Hãy cho biết quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là gì? So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo?
Câu 7: Công dân có quyền tự do ngôn luận có nghĩa là gì?
Câu 8: Hiến pháp là gì?Nội dung của hiến pháp quy định những vấn đề gì?
Câu 9: Nêu đặc điểm vai trò của pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?
- GV cho HS thảo luận, các nội dung nêu trên
4. Củng cố.
GV củng cố lại kiến thức của phần ôn tập.
5. Dặn dò.
- Nhắc HS về nhà ôn tập và làm đề cương, đáp án
- Giờ sau kiểm tra học kì II.
************************
Giáo án: CÔNG DÂN 8
Ngày soạn: 27 / 4 / 2012 Ngày dạy: 30 / 4 / 2012
Tiết 35 : KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU.
- Qua giờ kiểm tra giúp HS hệ thống lại một số nội dung kiến thức đã học ở kì II để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
- Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập môn giáo dục công dân
B. CHUẨN BỊ.
- GV chuẩn bị các nội dung kỉêm tra
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra : GV phát đề cho học sinh
CÂU HỎI
Câu 1: (3 điểm)
Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền gì? Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào?
Câu 2: (3 điểm)
Hiến pháp là gì? Nội dung của hiến pháp quy định những vấn đề gì? Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng nên?
Câu 3 (4điểm)
Em hãy nêu bản chất, vai trò của pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện?
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3 điểm)
* Quyền sở hữu TS của CD bao gồm.
- Quyền chiếm hữu.
- Quyền sử dụng.
- Quyền định đoạt.
* CD có nghĩa vụ tôn trọng TS của người khác.
- Nhặt được của rơi...
- Khi vay, nợ phải trả
- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận
- Nếu thiệt hại phải bồi thường.
Câu 2: (3 điểm) :* Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.
* Nội dung của Hiến pháp 1992.
- Bản chất của nhà nước ta
- Chế độ chính trị.
- Về chế độ kinh tế.
- Về chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ.
- Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
* HP do Quốc hội xây dựng và sửa đổi.
Câu 3: (4 điểm): * Bản chất của Pháp luật.
Thể hiện ý chí giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
* Vai trò của PL.
- PL là phương tiện để quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
* Sự giống nhau và khác nhau
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ
Do nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao tục ngữ, các câu châm ngôn
Các văn bản PL, trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân
Biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác thông qua tác động của dư luận xã hội lên án
Tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền GD, thuyết phục
3. Hết giờ giáo viên thu bài.
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1 (1 điểm)
Câu nào trong nhữg câu sau đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh.
A. Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo.
B. Học sinh có học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo
C. Chỉ học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.
D. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo.
Câu 2 (1điểm)
Giữ chữ tín là:
A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện
B. Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng
C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
D. Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn
Câu 3 (1điểm)
Em không tán thành với ý kiến nào sau đây về tình bạn
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
C. Biết phê bình nhau mới là tình bạn đẹp.
D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
File đính kèm:
- CD 8 Hong cong.doc