i. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội.
- Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
II/Phương tiện dạy học
21 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Tam Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bạn bè mình và luôn thẳng thắn góp ý những điều bạn cho là chưa tốt.
Bạn rất kén chọn bạn bè, nhưng đừng quên: Hãy là một người bạn tốt trước đã thì bạn mới có thật nhiều bạn bè tốt chứ!.
- Tương tự với các phần : Giao tiếp ứng xử với nhân viên trong trường; Giao tiếp ứng xử với khách đến trường; ứng xử văn minh với môi trường sư phạm, GV cũng đưa ra những tình huống có vấn đề để HS rút ra những hành vi đúng, văn minh, lịch sự như tài liệu đã hướng dẫn.
Học tập, rèn luyện, thể hiện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong nhà trường là một phần trong việc rèn luyện đạo đức, phong cách của con người. Đây phải là một quá trình thường xuyên, liên tục suốt trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Một môi trường trong sạch, lành mạnh, văn minh sẽ là cái nôi nuôi dưỡng những con người vừa có hiểu biết, vừa có văn hóa để xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp.
I. Các yếu tố trong một nhà trường
Trường học là một môi trường đặc thù bởi những đặc trưng riêng về cơ sở vật chất, cảnh quan và con người.
Về cơ sở vật chất, trường học bao gồm: khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức năng, thư viện, sân chơi... Trường học được trang bị bàn ghế, các công cụ hỗ trợ, tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, giáo cụ trực quan, các đồ dùng dạy học...giúp thầy truyền đạt và trò tiếp thu kiến thức.
Trong mỗi nhà trường có đội ngũ thầy cô giáo, các lớp học sinh và nhân viên phục vụ. Trong đó, mối quan hệ thầy – trò, bạn bè, và những người làm việc trong trường học phải có qui tắc chuẩn mực riêng. Cũng vì vậy, đòi hỏi cách giao tiếp, ứng xử của mỗi người phải phù hợp với các mối quan hệ cụ thể.
II. Giao tiếp, ứng xử thanh lịch văn minh trong nhà trường
1. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy - trò
a. Truyền thống tôn sư trọng đạo
Trong lịch sử truyền thống của dân tộc ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng đạo. Kính trọng người thầy truyền dạy tri thức cho mình được coi là một nghĩa vụ và đạo lý làm người. Những người thầy chân chính lấy việc dạy học làm nghề cao quí, nên được xã hội tôn vinh, phụ huynh quí trọng, học trò kính trọng, ghi ơn sâu sắc. Bởi vậy, đối với học trò, cách giao tiếp ứng xử với thầy cô luôn được coi trọng, vừa thể hiện đạo đức vừa là nét văn hóa của con người.
b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô giáo
Trong giờ học:
Khi thầy cô vào lớp, hãy đứng nghiêm chỉnh, vẻ mặt tươi tắn để chào thầy cô. Khi thầy cô điểm danh hoặc gọi trả lời câu hỏi, hãy trả lời một cách đầy đủ, lễ phép, có đầu có cuối.
Trên lớp phải chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện với các bạn xung quanh, không nghịch dưới gầm bàn, càng không được ngủ trong giờ học. Cố gắng phát huy óc sáng tạo, chủ động trong khi học để cùng thầy cô giải đáp những vấn đề khó.
Khi đứng tại chỗ hoặc lên bảng làm bài, không nên uốn éo, gãi đầu gãi tai, hoặc đút tay vào túi quần... Hãy đứng nghiêm chỉnh, mắt nhìn thẳng vào thầy cô.
Khi hết giờ học, đứng nghiêm trang chờ thầy cô ra khỏi lớp trước; không nên chen lấn, xô đẩy, chạy vội ra khỏi lớp học khi chưa được sự cho phép của thầy cô.
Hoàn thành bài tập thầy cô giao đúng hẹn, không bỏ bê hay làm qua quýt cho xong. Có chỗ nào chưa hiểu, hãy mạnh dạn nhờ thầy cô giảng lại.
Khi bị thầy cô phê bình, hãy tiếp thu và sửa đổi những điều mình chưa đúng và cảm ơn thầy cô đã góp ý cho mình. Kể cả khi thầy cô lỡ trách nhầm lẫn thì vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh, lễ phép nói lại cho rõ ràng để thầy cô hiểu.
2. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ bạn bè
a. Đối với bạn bè cùng lớp, cùng trường
Bạn bè là nghĩa tương thân, vì thế, cần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, học hỏi nhau cùng tiến bộ. Quanh ta, các bạn mỗi người mỗi tính, mỗi nết, mỗi hoàn cảnh riêng, do đó, cần có cách ứng xử, sự quan tâm cụ thể đúng lúc và đúng chỗ, khéo léo và tế nhị.
- Hãy cư xử đúng mực, hoà nhã với các bạn cùng học. Các anh chị lớp trên không nên bắt nạt lớp dưới, hãy giúp đỡ các em nhỏ hơn mình. Khi có bạn mới chuyển đến, hãy giúp bạn làm quen với môi trường, thầy cô và bạn bè mới. Không nên trêu chọc, doạ nạt làm bạn hoảng sợ.
- Khoan dung với bạn bè, khi họ mắc lỗi với mình cần bình tĩnh và cho họ cơ hội sửa sai, đừng thù dai nhớ lâu, hoặc kéo bè phái gây gổ, đánh nhau.
- Với những bạn gặp khó khăn về vật chất, có thể giúp bạn về sách vở, dụng cụ học tập, quần áo... nhưng phải tế nhị để bạn khỏi tủi thân. Có thái độ vui vẻ khi góp quỹ Vì bạn nghèo. Đừng nên tỏ thái độ làm một cách miễn cưỡng, gượng ép.
- Những bạn có khuyết điểm hoặc có tính xấu, không nên chê cười, xa lánh mà phải gần gũi để giúp bạn sửa chữa. Không che giấu hoặc bắt chước khuyết điểm của bạn là hại bạn và hại cả mình. Càng không bao giờ được nói xấu bạn.
- Trong cách xưng hô với bạn, phải tìm những lời lẽ thân mật. Tốt nhất là xưng bạn, tôi hoặc xưng tên, không nên “mày tao” mà mất đi vẻ trong sáng của tuổi học trò.
- Bạn nam đối với bạn nữ cần cư xử tế nhị, vui vẻ. Phải tỏ ra biết cách quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ. Không nên rụt rè hoặc quá trớn, vô duyên. Các bạn nữ đối với nhau cũng cần thể hiện sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau; coi nhau là chỗ tâm sự chuyện gia đình, bạn bè, những điều khó nói... khuyên bảo nhau để cùng tiến bộ.
- Cùng nhau học tập, vui chơi, những chuyến tham quan, dã ngoại, những nhóm học giúp đỡ lẫn nhau sẽ tăng khả năng làm việc theo nhóm.
b. Đối với bạn bè khác trường
- Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi giao tiếp, ứng xử với bạn bè khác trường. Không đua đòi, học đòi bạn bè xấu, tránh tình trạng kéo bè phái gây gổ, đánh nhau gây ảnh hưởng đến kỉ luật và học tập.
- Nhiệt tình, mạnh dạn, vui vẻ làm quen, kết bạn, học tập khi có cơ hội, đặc biệt là trong các cuộc giao lưu tập thể giữa các trường.
3. Giao tiếp, ứng xử với nhân viên trong trường
4. Giao tiếp, ứng xử với khách đến trường
5. ứng xử văn minh với môi trường sư phạm
- Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn tài sản bàn ghế, các đồ dùng học tập... Không dẫm chân, ngồi hoặc nhảy lên bàn ghế, không viết bậy lên tường, mặt bàn, bảng, không làm hư hại, mất mát đối với các đồ trong phòng thí nghiệm, phòng chức năng, phòng thực hành, sách báo trong thư viện...
- Có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường sư phạm xanh – sạch - đẹp, giữ vệ sinh chung trong lớp học, nhà ăn, khu vệ sinh. Vứt rác đúng nơi qui định, không xả rác bừa bãi ra lớp, sân trường, cổng trường. Không bẻ cành, hái hoa, giẫm chân lên cỏ. Tham gia trồng cây, chăm sóc cho sân trường thêm sạch, đẹp.
- Có ý thức xây dựng nhà trường văn hoá, phát huy truyền thống xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nội qui, qui chế của nhà trường. Tích cực đấu tranh với các biểu hiện không lành mạnh và phòng chống các tệ nạn xã hội.
Hoạt động 3: Phần củng cố
- GV sơ kết lại bài học, nhấn mạnh những ý chính.
- HS làm bài tập trắc nghiệm nhanh
Bài tập trắc nghiệm cuối bài học
Bạn thử làm bài trắc nghiệm sau đây để biết mình là người thế nào ?
1. Một bạn gái từng khá thân gần đây tự nhiên thay đổi. bạn cảm thấy hai người không còn gì để chia sẻ và thất vọng về cô ấy. bạn sẽ:
a. Bỏ đi. chẳng có ý nghĩa gì khi phí phạm thời gian cho một người không chia sẻ với bạn
b. Nói cho cô ấy biết bạn đã và sẽ quý trọng tình bạn của hai người thế nào, hy vọng cô ấy hiểu ra.
c. Tránh xa cô ấy một thời gian xem sao
2. Bạn có lo lắng rằng cuối cùng chẳng có ai là bạn bè của mình?
a. Thường xuyên và điều đó làm bạn sợ hãi
b. Chẳng bao giờ, bạn chẳng cần ai hết
c. Thỉnh thoảng nhưng bạn biết điều đó sẽ không xảy ra
3. Mất đi một người bạn thân cảm giác sẽ giống như:
a. Mất đi một thứ gì đó
b. Mất một người thân trong gia đình
c. Mất đi một phần chính mình
4. Khi bạn bè nổi giận, bạn lo lắng nhất là:
a. Người ấy sẽ không chơi với bạn nữa
b. Một trong hai đứa hoặc cả hai sẽ nói gì đó mà về sau phải ân hận
c. Người ấy sẽ làm bạn đau lòng
5. Khi bạn giận một người bạn, nghĩa là:
a. Bạn cảm thấy bị xúc phạm
b. Bạn có lý do chính đáng để nối giận
c. Người đó chỉ trích hay ngăn không cho bạn làm gì đó bạn muốn
6. Khi gặp khó khăn, bạn có chia sẻ với bạn bè?
a. Luôn luôn như thế. tôi kể mọi thứ cho bạn nghe
b. Không đúng lắm, bạn không thích người khác biết nhiều về bạn
c. Đa số, bạn cũng có giữ vài điều riêng tư
7. Nếu ai đó muốn kết thân với bạn, bạn sẽ:
a. Thận trọng chút. bạn cần có thời gian để tin tưởng họ
b. Tìm hiểu một thời gian trước khi xem họ là bạn
c. Nhiệt liệt hoan nghênh
8. Sau một trận cãi nhau kịch liệt với người bạn thân nhất, bạn có cảm giác là nên:
a. Từ giờ xem như không còn quen biết
b. Để mình bình tĩnh lại một lúc rồi trò chuyện lại sau với người ấy
c. Cố làm lành càng nhanh càng tốt
9. Cãi nhau với người khác khiến bạn cảm thấy:
a. Cô độc
b. Giận dữ
c. Mạnh mẽ
10. Nếu bạn cảm thấy một người bạn không muốn chơi cùng bạn nữa, phản ứng của bạn là:
a. Nói cho họ biết tình bạn nên được trân trọng thế nào và lần sau “lơ” luôn, xem như không quen biết
b. Đối xử đặc biệt tốt với người ấy để họ lại thích bạn như trước
c. Tránh xa người ấy một thời gian để họ tự suy nghĩ
Kết quả
0- 35 điểm: chỉ cần mình ta
Bạn không thích ai đó mong đợi bất cứ điều gì ở mình. phải dựa vào người khác cũng làm bạn căng thẳng, vì thế bạn thích tự mình làm mọi việc hơn. mặc dù điều đó giúp cho bản thân bạn khỏi thất vọng nhưng nó cũng có nghĩa là bạn hiếm khi để cho ai đó đủ gần và đủ thân để học cách tin tưởng họ.
40 - 55 điểm: cô gái độc lập
Bạn dễ dàng kết bạn và chẳng e ngại có mối quan hệ bền chặt với những người mình quan tâm. nhưng bạn đủ nhạy bén để nhận ra khi nào ai đó đang lợi dụng mình và đủ mạnh mẽ để bỏ đi, chấm dứt mối liên hệ đó. trong những lúc khó khăn, bạn có xu hướng lại gần hơn với những người bạn thân thiết.
Trên 55 điểm: dính bạn như sam
Bạn thường làm người khác ngạc nhiên trước sự quan tâm chu đáo mà bạn dành cho bạn bè mình. chỉ có điều ít người nhận ra bạn cũng mong được đối xử lại như vậy. Bạn không cần phải quên bản thân mình quá nhiều chỉ để giữ chân bạn bè. Hãy là chính bạn và để họ nhận ra rằng bạn mạnh mẽ, đáng yêu và nhiệt tình thế nào.
File đính kèm:
- Giao an van minh lop 7.doc