I. Mục tiêu :
1 . Kiến thức :
- Hiểu được thân thể ,sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người ,cần phải tự chăm sóc rèn luyện để phát triển tốt .
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc ,rèn luyện thân thể .Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân .
2 . Kĩ năng :
- Biết tự nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác .
-Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể .
3 . Thái độ :
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao
II. Nội dung tích hợp :
- Kĩ năng sống ; Kĩ năng xác định mục tiêu , lập kế hoạch , tư duy phê phán .
III . Tài liệu – Phương tiện :
- Tài liệu : Báo sức khỏe và đời sống , thông tin ,một số câu ca dao tục ngữ .
- Phương tiện : Tranh ,ảnh ,phiếu học tập .
IV. Hoạt động dạy học.
1 .ổn định : - Kiểm tra dụng cụ học tập .
2. Bài mới :
72 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THCS EaHnin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết 34 : Ngày dạy 10/05/2010
Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài ôn tập giúp HS:
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản đã học trong học kì II: Công ước LHQ về quyền trẻ em; công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện trật tự an toàn giao thông; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Vận dụng những kiến thức đã học để ứng xử trong một số tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bị:
- SGK, xem lại tất cả kiến thức từ bài 12-> 18
III. Hoạt động dạy học.
vào bài on tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn học sinh ôn tập lại những kiến thức từ bài 12-> 18.
? Những kiến thức đã được tìm hiểu trong học kỳ II?
? Công ước LHQ ra đời khi nào? Việt Nam kí công ước ...từ bao giờ?
? Công ước có mấy nhóm quyền?
? Công dân là gì? Căn cứ nào để xác định công dân của mỗi nước?
? Để đảm bảo an toàn khi đi đường, người tham gia giao thông phải lưu ý điều gì?
? Gồm có các loại biển báo nào?
? Mô tả các loại biển báo?
? Nêu một số quy định đối với người đi bộ?
? Em biết những quy định nào đối với người đi xe đạp?
? Tại sao pháp luật quy định học tập là quyền lợi và là nghĩa vụ?
? Quyền và nghĩa vụ học tập được PL quy định như thế nào?
? Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ. Danh dự và nhân phẩm là gì?
? Tại sao PL bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Quyền này được quy định như thế nào?
? Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập a (tr. 37)
- Yêu cầu HS làm bài tập d (tr. 47)
- Yêu cầu HS làm bài tập b (tr. 50)
- GV tổ chức nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
I. Hệ thống hoá những kiến thức đã học trong học kỳ II.
- Công ước LHQ về quyền trẻ em; công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện trật tự an toàn giao thông; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Công ước LHQ: 1989
- Năm 1991, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Có 4 nhóm quyền:
+ Quyền sống còn
+ Quyền được bảo vệ
+ Quyền tham gia
+ Quyền phát triển.
- Công dân là dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của mỗi nước.
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống biển báo giao thông.
- Có 5 loại biển báo: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển phụ.
- HS mô tả.
- HS bộc lộ.
- Không được đi dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác....
- Vì việc học tập đối với mỗi người là quan trọng, có học tập mới có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- HS bộc lộ.
- Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải do PL quy định...
- Là quyền cơ bản của CD.
- HS tự bộc lộ.
- HS tự bộc lộ.
II. Bài tâp.
- HS lên bảng làm bài tập.
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- ôn tập tất cả các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.
Tuần 36 : Ngày soạn / 05/2010
Tiết 35 : Ngày dạy /05/2010
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài kiểm tra nhằm:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về các chuẩn mực đạo đức đã học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống đạo đức cụ thể.
- Kiểm tra, đánh giá được học lực của các em trong học kì II.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên ra đề ,đáp án và biểu điểm để khi chấm bài được khách quan .
III. Nội dung tiến hành.
Đề ra:
Câu 1 : Để quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thực hiện tốt thì gia đình cần phải có trách nhiệm gì ?
Câu 2 : Là một công dân nhỏ tuổi của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ,em phải có bổn phận gì đối với nhân dân và đất nước ?
Câu 3 : Để đảm bảo an toàn khi đi đường ,pháp luật nước ta quy định người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
Đáp án và biểu điểm :
Câu 1 ( 3 điểm ) Để quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thực hiện tốt thì gia đình cần phải có trách nhiệm :
Tạo điều kiện cho con ,em đi học đúng độ tuổi và hoàn thành bậc giáo dục tiểu học .
Làm gương cho con noi theo ,kết hợp thường xuyên với nhà trường .
Xây dựng gia đình văn hoá ,tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển ( đức ,trí ,thể ,mĩ ) .
Câu 2 (3 điểm ) Là công dân nhỏ tuổi của nước CHXHCN Việt Nam em phải có bổn phận .
Cố gắng học tập tốt ,nâng cao kiến thức ,rèn luyện phẩm chất để trở thành con ngoan ,trò giỏi .........và người công dân có ích cho đất nước .
Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của công dân như : An toàn giao thông , học tập tốt ..........
Tự hào mình là công dân của nước CHXHCN Việt Nam .
Câu 3 ( 4 điểm )
Không đi xe dàn hàng ngang ,lạng lách ,đánh võng .
Không đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác
Không sử dụng xe để đẩy ,kéo xe khác ,không mang vác và chở vật cồng kềnh .
- Không buông thả hai tay hoặc đi xe một bánh ...............
Câu I: Khoanh chữ cái đứng đầu đáp án em cho là đúng.
1. Thế nào là nhóm quyền phát triển của trẻ em?
A. Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
B. Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ...
C. Là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
D. Là quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
2. Biển báo giao thông có mấy loại?
A. Một. C. Ba.
B. Hai. D. Năm.
3. Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
A. Đúng. B. Sai.
Câu II: Hãy nêu 4 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?
Câu III: Mô tả biển báo cấm và biến báo nguy hiểm.
Câu IV: Kể một tấm gương vượt khó vươn lên học tập.
II. Đáp án:
Câu I (1,5 điểm) Câu 1: B; Câu 2: D; Câu 3: A.
Câu II (2 điểm)
- Nêu các biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:
+ Đánh đập trẻ em.
+ Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
+ Bắt trẻ em làm những công việc nặng nhọc, không cho đi học.
+ Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý.
- Giải pháp:
+ Tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em.
+ Thực hiện nghiêm túc quyền trẻ em.
+ Phê phán, lên án, tố cáo những hành vi sai trái vi phạm quyền trẻ em.
Câu III (2 điểm) Mô tả biển báo:
- Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen thể hiện các điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu điều nguy hiểm.
Câu IV (4 điểm) Kể lại một tấm gương vượt khó vươn lên học tập.
* Hình thức: trình bày đẹp, cẩn thận, diễn đạt trôi chảy...(0,5 điểm)
Tuần 34 : Ngày soạn 02/05/2010
Tiết 34 : Ngày dạy 04/05/2010
Ôn tập cuối năm
I Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản nhất trong quá trình học tập.Nắm vững các quy định chung của pháp luật nước ta .
2.kỹ năng
- Rèn cho học sinh những kỹ năng hiểu biết về pháp luật .Thực hiện đúng các chuẩn mực đó. Biết so sánh, phân loại về đạo đức và pháp luật.
3. Thái độ
- Hình thành ở học sinh thái độ tôn trọng, chủ động tích cực chủ động trong vấn đề học tập. Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày .
II. Tài liệu –Phương tiện .
Sách gd công dân lớp 8và bài tập tình huống .
III . Hoạt động dạy học :
ổn định :
Bài mới : Giới thiệu bài . Chúng ta cùng tìm hiểu và ôn lại các kiến thức đã học
Hoạt động của G/v và H/s
Nội dung bài
Hoạt động 1: Phân loại chủ đề bài học
G/v nêu vấn đề : Bài học nào thuộc chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội và nhiễm HIV/AIDS .
H/s dựa vào sgk để trả lời .
Bài học nào thuộc quyền sở hữu tài sản .......nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng .
Bài học nào thuộc chủ đề quyền khiếu nại ,tố cáo ,quyền tự do ngôn luận của công dân
Bài học nào thuộc chủ đề Hiến pháp và Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
H/s dựa vào sgk để trả lời
G/v nhận xét
Qua phân loại chủ đề bài học chúng ta đã tìm hiểu ,mục đích ý nghĩa của từng bài đã học .
Hoạt động 2 Tìm hiểu một số nội dung ở các bài đã học .
Gv:Các bài ta đã học có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
Hs tự tìm hiểu và liên hệ.
H: Bản thân emđã thực hiẹn những vấn đề gì ?Vấn đề nào theo em là quan trọng.
H: Trong gia đình em, ai là người để em tham khảo và thực hiện những hành vi đó?
H:ở trương lớp ,ngoài xã hội em đã thực hiện các nội dung chuẩn mực đó chưa?
H: Những bài đã học đã thực sự đi vào cuọoc sống hàng ngày chưa?
Gv cho hs tự liên hệ .
Chủ đề bài học
Phòng chống tệ nạn xã hội ..........
Phòng chống nhiễm HIV/AIDS .Phòng chống cháy nổ ....................
Chủ đề Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam
Học sinh tự liên hệ thực tế
Học sinh tự tìm hiểu và liên hệ ở các bài đã học .
Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung trong từng phần đã học .
Gv: Qua phần tìm hiểu các nội dung đã học xử lí câu hỏi trong bài .Gv cho hs rút ra khái niệm chung đẻ trả lời các câu hỏi trong bài
Vd:?:Tệ nạn xã hội là gì ?Làm thế nào để phòng chống HIV/AIDS ?
?:Tại sao ta phải phòng ngừa chất độc hại, chất cháy nổ?
?:Theo em, ta phải tôn trọng tài sản và quyền sở hữu tài sản của người khác để làm gì?
?: Em hiểu thế nào về quyền khiếu nại, tố cáo và quyền tự do ngôn luận của công dân ?
Xử lí câuhỏi trong phần kiến thức đã học
Liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình.
*Kết luận :
Như vậy chúng ta đã năm rõ nội dung của bài học qua các phần bài .
Củng cố –dặn dò :
- về nhà xem kĩ các bài đã học trả lời các câu hỏi để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra họckỳ II
N
File đính kèm:
- giao an gdcd lop 6.doc