Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 9: Kiểm tra viết

I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1. Về kiến thức:

- Phân biệt được các việc làm, hành vi thể hiện là người sống giản dị và không giản dị.

- Hiểu được thế nào là trung thực và biểu hiện của trung thực; biết thể hiện tính trung thực đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.

- Biết được biểu hiện yêu thương con người; hiểu được một số biểu hiện của yêu thương con người qua một số câu tục ngữ, ca dao.

- Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo; biết được biểu hiện của tôn sư trọng đạo.

- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của sự đoàn kết, tương trợ.

2. Về kỹ năng:

- HS biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

- Rèn tính trung thực trong học tập và trong những việc hàng ngày.

- Biết thể hiện lòng yêu thương con người xung quanh và thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể.

- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người.

3. Về thái độ:

- HS quý trọng lối sống giản dị.

- Ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực.

- Quan tâm đến mọi người xung quanh.

- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 9: Kiểm tra viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: NS: 13 /10/ 2012 Tiết 9: ND: /10/2012 KIỂM TRA VIẾT I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: - Phân biệt được các việc làm, hành vi thể hiện là người sống giản dị và không giản dị. - Hiểu được thế nào là trung thực và biểu hiện của trung thực; biết thể hiện tính trung thực đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể. - Biết được biểu hiện yêu thương con người; hiểu được một số biểu hiện của yêu thương con người qua một số câu tục ngữ, ca dao. - Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo; biết được biểu hiện của tôn sư trọng đạo. - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của sự đoàn kết, tương trợ. 2. Về kỹ năng: - HS biết thực hiện giản dị trong cuộc sống. - Rèn tính trung thực trong học tập và trong những việc hàng ngày. - Biết thể hiện lòng yêu thương con người xung quanh và thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể. - Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người. 3. Về thái độ: - HS quý trọng lối sống giản dị. - Ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực. - Quan tâm đến mọi người xung quanh. - Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. - Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác. II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Kết hợp TNKQ và Tự luận ( 30% TNKQ, 70% TL) III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL 1. Sống giản dị. Phân biệt được các việc làm, hành vi thể hiện là người sống giản dị và không giản dị. Số câu Số điểm 0,5 câu 0,5 điểm Số câu: 0,5 Số điểm:0,5 2. Trung thực. Hiểu được thế nào là trung thực và biểu hiện của trung thực. Biết thể hiện tính trung thực đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể. Số câu Số điểm 0,5 câu 0,5 điểm 1 câu 2 điểm Số câu: 1,5 Số điểm: 2,5 3. Yêu thương con người. Biết được biểu hiện yêu thương con người. Hiểu được một số biểu hiện của yêu thương con người qua một số câu tục ngữ, ca dao. Số câu Số điểm 0,5 câu 0,5 điểm 1 câu 2,0 điểm Số câu: 1,5 Số điểm: 2,5 4. Tôn sư trọng đạo. Biết được biểu hiện tôn sư trọng đạo. Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo. Số câu: Số điểm: 0,5 câu 0,5 điểm 1 câu 1 điểm Số câu: 1,5 Số điểm: 1,5 5. Đoàn kết, tương trợ. Nêu được khái niệm và ý nghĩa của sự đoàn kết, tương trợ. Số câu: Số điểm: 1 câu 3,0 điểm Số câu: 1 Số điểm: 3 Tổng số Số câu: 2 Số điểm: 4 Số câu: 3 Số điểm: 4 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 6 Số điểm: 10 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: (Biên soạn câu hỏi theo ma trận) PHẦN I- TRẮC NGHIỆM: (3,0) Câu 1 (1,0 đ): Khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Hành vi nào dưới đây là không sống giản dị? A. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. C. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. B. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. D. Xịt keo, làm tóc trước khi đi học. 2. Thế nào là trung thực? A. Tôn trọng sự thật, chân lý. C. Tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải. B. Tôn trọng người khác. D. Tôn trọng lẽ phải. 3. Biểu hiện nào dưới đây là yêu thương con người? A. Giúp đỡ những người đã giúp mình, còn những người khác thì không quan tâm. B. Giúp đỡ người khác để được giúp lại. C. Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ và biết tha thứ. D. Luôn bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu. 4. Biểu hiện nào dưới đây là tôn sư, trọng đạo? A. Nói chuyện khi thầy giảng bài. C. Chào hỏi thầy cô. B. Không làm bài tập về nhà. D. Ra vào lớp không xin phép cô. Câu 2 (1,0 đ): Nối 1 ô ở cột (A) với 1 ô ở cột (B) sao cho đúng: (A) (B) Đáp án a. Nói thật với bố mẹ khi bị điểm kém. 1. Tôn sư, trọng đạo. ............... b. Viết thư hỏi thăm cô giáo cũ. 2. Trung thực. ............... c. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng. 3. Yêu thương con người. ............... d. Quan tâm, giúp đỡ người khác. 4. Sống giản dị. ............... 5. Tự trọng. Câu 3 (1,0đ): Điền những cụm từ cho sẵn dưới đây vào những chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học: Tôn sư trọng đạo là ........(1)........., kính yêu và........(2)...... đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi lúc, mọi nơi; ..........(3)............những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo ......(4).......mà thầy đã dạy cho mình. A. biết ơn C. đạo lý B. tôn trọng D. coi trọng PHẦN II- TỰ LUẬN: ( 7,0đ) Câu 1 (3,0đ) Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Nêu ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ? Câu 2 (2,0đ): Nêu 4 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người mà em biết? Câu 3 (2,0đ): Tình huống: Trong lúc dọn nhà, Tèo vô ý làm vỡ lọ hoa bằng sứ mà mẹ rất quý. Tèo vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào? Chợt Tèo nghĩ : “ Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ lị hoa của mẹ”. Em có đồng tình với suy nghĩ của Tèo không? Vì sao? Nếu là Tèo, em sẽ xử sự như thế nào? V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN) VÀ THANG ĐIỂM PHẦN I- TRẮC NGHIỆM: (3,0đ) Đáp án 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Tổng Câu 1 D C B C 1,0 đ Câu 2 a - 2 b - 1 c - 4 d - 3 1,0 đ Câu 3 B A D C 1,0 đ PHẦN II - TỰ LUẬN: (7,0đ) Câu 1 (3,0 đ): Đoàn kết, tương trợ: là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. (1,0 đ) Chúng ta phải đoàn kết, tương trợ là vì: - Đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. (0,5 đ) - Được mọi người yêu quý. (0,5 đ) - Giúp chúng ta tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. (0,5 đ) - Là truyền thống quý báu của dân tộc ta. (0,5 đ) Câu 2 (2,0 đ): VD: - Lá lành đùm lá rách. (0,5 đ) - Chị ngã, em nâng. (0,5 đ) - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (0,5 đ) - Thương người như thể thương thân. (0,5 đ) - ................. Câu 3 (2,0 đ): HS có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý sau đây: a. Không đồng ý với suy nghĩ của Tèo. (0,5 đ) Vì: Tèo không trung thực. (0,5 đ) b. Nếu là Tèo: sẽ nói sự thật cho mẹ biết và xin lỗi mẹ. (1,0 đ). -------------------------------------(Hết)--------------------------------------

File đính kèm:

  • docCD7 tuan 9 tiet 9.doc
Giáo án liên quan