I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Kiểm tra khả năng nhận thức một số phạm trù đạo đức kỉ luật của học sinh như: sống giản dị, trung thực, đạo đức và kỉ luật, tôn sư trọng đạo.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng vận dụng nội dung đã học để nhận xét, đánh giá những hành vi đúng, sai.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tự giác, độc lập trong học tập.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Chuẩn bị ôn tập kỹ kiến thức cơ bản.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
37 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 9 đến tiết 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Lớp 9A: Lớp 9B: Lớp 9C:
2. Bài kiểm tra:
Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Quyền và nghiã vụ lao động của công dân
1
0,25
1
2
1
3
3
5,25
Quyền tự do kinh doanh nghĩa vụ đóng thuế
1
0,5
1
1
1
2
4
3,5
Quyền nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
1
0,25
1
1
2
1,25
Tổng
3
1
3
4
2
5
9
10
3. Đề bài
Họ và tên:
Lớp: 9
Kiểm tra 1 tiết
Môn: GDCD
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu ý trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm luật hôn nhân và gia đình năm 2000?
A. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.
B. Kết hôn khi nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên.
C. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, quyết định trên cơ sở tình yêu chân chính.
D. Kết hôn tiến bộ một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Câu 2: (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm PL về luật kinh doanh ?
A. Kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép.
B. Kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép.
C. Buôn bán mặt hàng chưa đúng nhãn mác.
D. Đăng ký đủ mặt hàng kinh doanh.
Câu 3: (0,25 điểm). Kinh doanh bao gồm những hoạt động nào ?
A. Hoạt động sản xuất. B. Hoạt động dịch vụ.
C. Hoạt động trao đổi hàng hóa. D. Tất cả các hoạt động trên.
Câu 4: (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
A. Chỉ người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động.
B. Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa phải lao động.
C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động.
D. Những người khuyết tật không cần lao động.
Câu 5: (1 điểm). Hãy điền những cụm từ thích hợp vào ô trống (.) sao cho phù hợp.
a) Thuế có tác dụng (1) .., điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo (2) theo quy định của Nhà nước.
b) Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt một nam và một nữ trên nguyên tắc (3) .., được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình (4) .
Câu 6: (1 điểm). Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
Kết quả
1
Từ đời thứ 3 trở đi được kết hôn
2
Nên kiểm tra sức khoẻ khi kết hôn
3
Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời
4
Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì ?
Câu 2: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội ngay từ bây giờ em phải làm gì ?
Câu 3: Xử lý tình huống sau:
Cửa hàng nhà bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện tử, nhưng vì hàng bán được ít nên gần đây bà đã tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng, có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh.
Bà trả lời:
Lắm chuyện quá ! Đầy người không có giấy phép vẫn bán hàng ăn sáng đấy thôi, tôi còn hơn họ là có giấy phép kinh doanh chẳng lẽ tôi lại đi xin lại giấy phép kinh doanh à.
Theo em việc làm của bà Ba đúng hay sai ? Vì sao ?
đáp án – biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm khách quan. (từ câu 1 đến câu 6) – 3 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
a
c
d
C
Câu 5: (1 điểm). Điền vào ().
a) (1) ổn định thị trường
(2) phát triển kinh tế
b) (3) tự nguyện, bình đẳng
(4) hoà thuận, hạnh phúc.
Câu 6: (1 điểm)
Ghi đúng (Đ) và sai (S). Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Sai (S): 1 ; 4
Đúng (Đ): 2 ; 3
II. Phần tự luận. (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Quyền và nghĩa vụ của công dân:
- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.
Câu 2: (2 điểm).
Đảm bảo được các ý:
+ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Tích cực học tập, đọc tài liệu khoa học kỹ thuật, vận dụng sáng tạo vào lao động ở trường, địa phương, gia đình.
+ Cùng gia đình tăng gia sản xuất , tự giác tham gia các buổi lao động do trường tổ chức.
+ Tham gia tốt hoạt động hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Câu 3: (2 điểm)
Giải quyết tình huống:
Học sinh xác định được:
+ Việc là của bà Ba là sai.
+ Vì kinh doanh ngành nghề, mặt hàng nào cũng phảI có giấy phép kinh doanh.
4. Củng cố:
GV: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà đọc trước bài tiếp theo.
Ngày kiểm tra: 8A: .
8B: .
8C: .
8D: .
Tiết 27
Kiểm tra 1 tiết
Môn: GDCD lớp 8
(Thời gian 45 phút)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá học sinh về mức độ nhận thức của học sinh về vấn đề phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác, nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh ý thức phòng ngừa các tệ nạn xã hội, tôn trọng pháp luật.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, trung thực.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị bài
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Lớp 8A: Lớp 8B: Lớp 8C: Lớp 8D:
2. Bài kiểm tra:
Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
1
0,25
1
2
2
2,5
Quyền sở hữu tài sản người khác và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
1
0,25
1
0,75
1
3
3
4
Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
1
0,25
1
2
1
1,25
3
3,5
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
1
0,25
1
0,25
Tổng
5
3
3
4
2
6
9
10
3. Đề bài
Họ và tên:
Lớp: 8
Kiểm tra 1 tiết
Môn: GDCD 8
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn chữ cái đầu ý trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: HIV/AIDS lây truyền qua con đường nào sau đây:
A. Sinh hoạt, ăn ở với người nhiễm HIV/AIDS.
B. Bắt tay, ôm hôn với người nhiễm HIV/AIDS.
C. Bị muỗi đốt.
D. Tiêm chích ma tuý chung bơm, kim tiêm.
Câu 2: Trong các tài sản dưới đây tài sản nào nhà nước “không” bắt đăng ký quyền sử dụng:
A. Ô tô. B. Xe máy.
C. Nhà ở. D. Tủ lạnh, quạt, ti vi.
Câu 3: Có người nói rằng:
Mọi công dân phải tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước (của lớp, trường và lợi ích công cộng). Theo em đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện quyền khiếu nại:
A. Phát hiện người đánh cắp xe máy.
B. Chủ tịch UBND xã B quyết định thu hồi đất thổ cư của bà H gia đình liệt sỹ.
C. Phát hiện tụ điểm tiêm chích ma tuý.
D. Cảnh sát giao thông ăn hối lộ của người đi đường.
Câu 5: Hãy nối các loại tài sản và các hình thức sở hữu với nhau sao cho phù hợp.
Các loại tài sản
Hình thức sở hữu
1. Tài sản của hợp tác xã
1 + ..
A. Sở hữu toàn dân (N2)
2. Tài sản của các doanh nghiệp nhà nước
2 + ..
B. Sở hữu tập thể
3. Tài sản của các công ty tư nhân
3 + ..
C. Sở hữu công dân
D. Sở hữu gia đình
Câu 6: Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp.
Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền (1) . (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc (2) .. . Quyền sở hữu tài sản bao gồm:
- Quyền (3) .. là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.
- Quyền (4) .. là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại kế thừa, phá huỷ, vứt bỏ
- Quyền (5) ... là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Tài sản của Nhà nước bao gồm những loại gì ? Tài sản của nhà nước thì thuộc quyền sở hữu của ai ?
Câu 2: Theo em vì sao phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS ? Để phòng chống nhiễm HIV pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào ?
Câu 3: Xử lý tính huống:
Ngôi nhà số 10 phố B, thành phố H thuộc quyền sở hữu của bà Đỗ Thị Dư. Năm 1951, bà Dư cho bà Phạm Thị Tú thuê để ở. Trong quá trình ở thuê bà Tú đã thay đổi và làm mới một vài công trình trên diện tích thuê dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ nhà và người thuê. Do sống độc thần, không chồng, không con, bà Dư phải nương tựa vào người cháu họ là anh Đỗ Văn Hà. Ngày 18-1-1983, bà Dư viết giấy cho anh Hà ngôi nhà hiện đang cho bà Tú thuê và đã được UBND phường thị thực. Năm 1986, bà Dư đứng tên trong đơn kiện đòi lại nhà bà Tú đang thuê.
1. Bà Dư có quyền cho anh Hà ngôi nhà bà Tú đang thuê không ?
2. Việc bà Dư đứng tên trong đơn kiện đòi lại nhà cho thuê có đúng không ? Vì sao ?
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Đáp án + Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn phương án đúng (từ câu 1 đến 4) mỗi ý đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
D
A
B
Câu 5: (0,75 điểm)
Nối: 1 + B 2 + A 3 + C
Câu 6: (1,25 điểm). Điền vào chỗ trống.
(1) của công dân
(2) sở hữu của mình
(3) chiếm hữu
(4) định đoạt
(5) sử dụng
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Tài sản của nhà nước bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên biển, thềm lục địa
- Tài sản của nhà nước thuộc quyền sở hữu của toàn dân.
Câu 2: (2 điểm)
- HIV/AIDS là một đại dịch của thế giới và Việt Nam. Đó là căn bệnh cô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai, nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội đất nước.
- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS.
Câu 3: (3 điểm). Xử lý tình huống:
- Bà Dư là chủ sở hữu ngôi nhà bà Tú thuê, nên có quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó, trong trường hợp này là cho anh Hà.
- Việc bà Dư đứng tên trong đơn kiện đòi lại nhà cho thuê là đúng vì: việc bà Dư đã viết giấy cho anh Hà nhà mặc dầu đã được UBND phường thị thực nhưng chưa qua Sở nhà đất để làm thủ tục chuyển dịch quyền sở hữu (sang tên trước bạ) thì đương nhiên ngôi nhà phố B vẫn thuộc quyền sở hữu của bà Dư.
File đính kèm:
- bo de gdcd 7(1).doc