Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 6 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.

 - Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.

 - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.

2. Về kỹ năng: Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ: Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 - Suy ngẫm, hồi tưởng, xác định giá trị về vai trò của nhà giáo và tình cảm thầy trò.

 - Tư duy phê phán đối với những biểu hiện tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo.

 - Giải quyết vấn đề thể hiện sự tôn sư trọng đạo trong các tình huống của cuộc sống.

 - Tự nhận thức giá trị bản thân về những suy nghĩ, việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm bài kiểm tra 15 phút:

Câu 1 (8đ): Thế nào là yêu thương con người? Vì sao phải yêu thương con người?

Câu 2 (2đ): Nêu 4 câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người mà em biết?

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 6 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 NS: 24/09/2012 Tiết 6 NG: 03/10/2012 Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo. - Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. 2. Về kỹ năng: Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày. 3. Về thái độ: Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Suy ngẫm, hồi tưởng, xác định giá trị về vai trò của nhà giáo và tình cảm thầy trò. - Tư duy phê phán đối với những biểu hiện tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo. - Giải quyết vấn đề thể hiện sự tôn sư trọng đạo trong các tình huống của cuộc sống. - Tự nhận thức giá trị bản thân về những suy nghĩ, việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm bài kiểm tra 15 phút: Câu 1 (8đ): Thế nào là yêu thương con người? Vì sao phải yêu thương con người? Câu 2 (2đ): Nêu 4 câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người mà em biết? 3. Dạy - học bài mới: a. GV giới thiệu: Chúng ta được khôn lớn như ngày hôm nay ngoài sự chăm sóc của cha mẹ thì phần lớn nhờ vào sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Thầy cô không chỉ giúp các em mở mang kiến thức mà phải biết sống sao cho đúng với đạo làm con – làm trò và làm người. Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với công ơn dạy đỗ của cha mẹ và thầy cô? Đó là nội dung chính của bài học hôm nay. b. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc SGK. *GV cho HS phân vai đọc truyện (2 vai: ông Nam và dẫn truyện), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi sau: H: Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian? HS: Cuộc gặp gỡ sau 40 năm. H: Những chi tiết nào chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ với thầy Bình? HS: Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí buổi gặp mặt thật cảm động, thầy trò tay bắt mặt mừng. H: Học sinh kể những kỉ niệm về thầy nói lên điều gì? HS: Bồi hồi xúc động, thầy trò lưu luyến mãi =>GV chốt chuyển ý: Những biểu hiện trong câu chuyện tỏ rõ lòng biết ơn của học trò cũ với thầy giáo đã dạy dỗ mình và đó chính là thể hiện sự tôn sư trọng đạo. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. *GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/19: H: Em hiểu thế nào là tôn sư? H: Em hiểu thế nào là trọng đạo? =>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và giải thích: + “Sư” ý nói những người làm thầy. + “Đạo” nói đến đạo lí (làm con, làm trò). H: Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? H: Theo em, tôn sư trọng đạo có ý nghĩa gì? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và giáo dục HS: Chúng ta cần thể hiện sự tôn sư trọng đạo ở mọi lúc mọi nơi. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế. *GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu hS thảo luận (3’): N1: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô? (Lễ phép với thầy cô, thăm hỏi khi thầy cô ốm đau, cố gắng học thật giỏi, xin phép trước khi ra vào lớp, khi mắc lỗi biết nhận và sửa chữa). N2: Trái với tôn sư trọng đạo là gì? Cho ví dụ hoặc các câu ca dao tục ngữ nói về biểu hiện đó? (Vong ân bội nghĩa như “Ăn cháo đá bát”, “Qua cầu rút ván”.). N3: Giải thích câu tục ngữ và châm ngôn SGK /19? (Một chữ cũng là thầy - nửa chữ cũng là thầy). N4: Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo? (“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều - muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”). =>Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm nhận xét và bổ sung lẫn nhau, GV nhận xét và chốt lại: Trong thời đại ngày nay các câu ca dao tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị và đúng ở mọi lúc mọi nơi. Hoạt động 4: Luyện tập GV hướng dẫn HS giải quyết một số bài tập tại lớp: * Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/19, cả lớp làm ra nháp. => GV cùng HS sửa và chọn ra đáp án đúng, cả lớp làm vào vở. * Cho HS trả lời trực tiếp các câu hỏi của bài tập c/20. I. Truyện đọc: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu” II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Tôn sư: là tôn trọng, kính yêu và biết ơn những người làm thầy cô ở mọi lúc mọi nơi. - Trọng đạo: là coi trọng lời thầy dạy và trọng đạo lí làm người. 2. Biểu hiện: - Cư xử lễ độ, vâng lời thầy cô. - Thực hiện tốt nhiệm vụ người học sinh. - Nhớ ơn và quan tâm thăm hỏi thầy cô... 3. Ý nghĩa: - Là truyền thống quý báu của dân tộc cần phát huy. - Giúp ta tiến bộ, trở thành người có ích. - Xã hội văn minh, phát triển. III. Bài tập. *Bài a/19: - Tôn sư trọng đạo là 1, 3. - Hành vi phê phán là 2, 4. *Bài c/20: Câu đúng là 2, 4, 5. 4. Củng cố: *GV chia lớp thành hai nhóm (theo 2 dãy) cho HS thi hát về thầy cô, GV mời 2 HS đại diện 2 dãy làm trọng tài và giám khảo thi trong 5’ (đội nào hát nhiều bài về thầy cô sẽ thắng). =>GV kết luận: Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người và đó là đạo lí của dân tộc Việt Nam cần phát huy. 5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết: - Hiện nay có một số em quan niệm rằng “Chỉ vâng lời thầy cô đang dạy mình, còn những thầy cô khác và các cô chú nhân viên nhà trường thì không cần phải kính trọng và nghe lời.” Ý kiến của em về quan niệm trên? 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo nội dung bài học. - Hoàn thiện các bài tập vào vở. - Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về đoàn kết, tương trợ. - Chuẩn bị giờ sau học bài 7. 7. Rút kinh nghiệm: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT Lớp Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5

File đính kèm:

  • docCD7 tiet 6.doc